Chiều ngày 2/4, tại phòng 2.3 tòa nhà Điều hành, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc tại Trường Đại học Tây Nguyên về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 – 2024.
Đoàn giám sát do Ông Đinh Công Sỹ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội – Làm trưởng đoàn cùng với các thành viên; về phía Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk có bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt; về phía Trường Đại học Tây Nguyên, tham dự buổi làm việc có TS. Nguyễn Thị Tĩnh - Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng Trường; TS. Nguyễn Thanh Trúc - Phó Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng nhà trường; các Phó hiệu trưởng, đại diện Lãnh đạo các phòng ban, trung tâm, khoa, viện, cùng các tổ chức đoàn thể trong trường.
Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Đinh Công Sỹ nhấn mạnh mục tiêu của Đoàn giám sát là đánh giá toàn diện việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Tây Nguyên, đặc biệt trong giai đoạn 2021-2024. Ông cũng khẳng định vai trò quan trọng của Trường Đại học Tây Nguyên trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên và cả nước.
Ông Đinh Công Sỹ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội – Làm trưởng đoàn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Thanh Trúc - Phó Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên đã thông qua báo cáo tổng kết và giải trình những vấn đề mà thành viên của Đoàn giám sát và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk yêu cầu.
TS. Nguyễn Thanh Trúc - Phó Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên thông qua báo cáo tổng kết và giải trình những vấn đề mà thành viên của Đoàn giám sát và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk
Bà Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thành viên Đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc
Ông Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội phát biểu tại buổi làm việc
Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt - phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk hội phát biểu tại buổi làm việc
Trên cơ sở trao đổi thẳng thắn, TS. Nguyễn Thanh Trúc cùng với các đồng chí trong Ban giám hiệu, Lãnh đạo các đơn vị đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị quan trọng, trong đó nhấn mạnh chính sách hỗ trợ đặc biệt cho giảng viên làm việc tại vùng Tây Nguyên, như hỗ trợ nhà ở, chi phí sinh hoạt, và các khoản phụ cấp vùng; đồng bộ chính sách tuyển dụng giữa trường công và trường tư để cơ sở giáo dục công lập thuận lợi trong việc thu hút ứng viên chất lượng cao; biệt phái giảng viên có trình độ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin, y dược và khoa học ứng dụng ở các cơ sở giáo dục đại học đầu ngành về công tác có thời hạn tại các cơ sở giáo dục đại học ở vùng Tây Nguyên, nhằm trao đổi học giả, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo tại các trường; ban hành chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện cam kết đào tạo.
TS. Lê Thế Phiệt – TVĐU – Phó Hiệu trưởng đề xuất một số vấn đề liên quan đến tự chủ đại học
TS. Phạm Trọng Lượng – Chủ tịch Công đoàn Trường – Trưởng phòng CTSV kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chế độ chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên dân tộc Kinh có hoàn cảnh khó khăn vùng sâu vùng xa
PGS. TS Nguyễn Phương Đại Nguyên – Trưởng phòng Đào tạo kiến nghị một số vấn đề liên quan đến mua sắm vật tư phục vụ tại các phòng thí nghiệm
Kết thúc buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Đinh Công Sỹ đánh giá cao những kết quả mà Trường Đại học Tây Nguyên đã đạt được trong giai đoạn vừa qua và công tác chuẩn bị nội dung báo cáo hoàn chỉnh phục vụ cho buổi làm việc. Thông qua những kiến nghị đề xuất của Nhà trường, Đoàn giám sát ghi nhận nhiều thông tin có giá trị thực tiễn để tiếp tục có những kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực chất lượng cao và nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các kiến nghị của Nhà trường sẽ được Đoàn tổng hợp, nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, điều chỉnh, sửa đổi các quy định liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trình Chính phủ trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, ông cũng mong muốn Nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng, tư vấn tuyển sinh các ngành đào tạo của trường cho học sinh THPT, đặc biệt là những ngành đào tạo thu hút nguồn nhân lực hiện nay; phối hợp chặt chẽ với địa phương đào tạo theo nhu cầu. Đặc biệt, cần quan tâm tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số, từ đó phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số lâu dài cho Tây Nguyên.
Đoàn Giám sát và Lãnh đạo Trường chụp hình lưu niệm
Phòng truyền thông và TVTS
ONLINE
We have 6022 guests and no members online