I. Quá trình hình thành và phát triển
Bộ môn Lâm sinh được thành lập năm 1992, đến năm 1996 gộp với bộ môn Điều tra quy hoạch rừng thành bộ môn Lâm sinh và Điều tra quy hoạch rừng. Đến năm 2002 tách bộ môn trở lại thành bộ môn Lâm sinh. Năm 2022 có tên mới là bộ môn Lâm nghiệp.
Cho đến nay, một số cán bộ của bộ môn đã chuyển công tác và nghỉ hưu, một số cán bộ trẻ đã được bổ sung. Đội ngũ cán bộ và hoạt động của bộ môn không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
II. Chức năng, nhiệm vụ
Các cán bộ viên chức của bộ môn Lâm nghiệp có chức năng và nhiệm vụ chính là giảng dạy đào tạo sinh viên hệ chính quy, vừa làm vừa học các chuyên ngành sau:
- Bậc sau đại học: Cao học Lâm học; Tiến sĩ Lâm sinh
- Bậc đại học: Lâm sinh, Kinh tế Nông Lâm, Quản lý đất đai, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật; Công nghệ thực phẩm
- Liên thông cao đẳng, trung cấp lên đại học: Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng , Quản lý đất đai.
Sinh viên thực tập hiện trường | Sinh viên thực hành trong phòng |
III. Lãnh đạo bộ môn
TS. Võ Hùng |
ThS. Trần Đình Thế |
IV. Đội ngũ cán bộ của bộ môn
Đến năm 2024, bộ môn Lâm nghiệp có 07 cán bộ giảng dạy. Trong đó có 02 tiến sĩ, 05 thạc sĩ, (có 02 thạc sĩ đang là Nghiên cứu sinh).
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Học vị |
Chức vụ |
Điện thoại |
|
1 |
Võ Hùng |
1963 |
Tiến sỹ |
Trưởng bộ môn | 0914069919 |
vohung@ttn.edu.vn |
2 |
Trần Đình Thế |
1964 |
Thạc sỹ |
Phó trưởng bộ môn | 0913434357 |
tdthe@ttn.edu.vn |
3 |
Lê Đình Nam |
1965 |
Thạc sỹ |
Phó trưởng khoa phụ trách chung | 0914053097 |
ldnam@ttn.edu.vn |
4 |
Đặng Thành Nhân |
1965 |
Tiến sỹ |
Giảng viên | 0914142319 | dtnhan@ttn.edu.vn |
5 |
Phạm Đoàn Phú Quốc |
1984 |
Thạc sỹ |
Giảng viên chính, Trợ lý khoa | 0984166028 |
pdpquoc@ttn.edu.vn |
6 |
Trần Thị Xuân Phấn |
1988 |
Thạc sỹ |
Giảng viên chính | 0334939800 |
ttxphan@ttn.edu.vn |
7 |
Triệu Thị Lắng |
1986 |
Thạc sỹ |
Giảng viên chính | 0983009065 |
ttlangttn.edu.vn |
V. Hoạt động đào tạo
Cán bộ giảng dạy của bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy các học phần chính cho chuyên ngành Lâm sinh, bao gồm các học phần Giống cây rừng, Trồng rừng, Kỹ thuật lâm sinh, Nông Lâm kết hợp, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Điều tra rừng, thống kê toán học trong lâm nghiệp....
Các môn học bổ trợ, chuyên ngành cho các chuyên ngành khác: Pháp luật Việt Nam đại cương, Pháp luật trong quản lý đất đai.
- Có 2 giảng viên tham gia giảng dạy sau đại học. Với chương trình cao học lâm học, phụ trách các học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học; Nông lâm kết hợp và Kiến thức sinh thái địa phương (LEK) trong quản lý tài nguyên rừng. Giảng dạy các học phần Kỹ thuật lâm sinh cho rừng nhiệt đới; Dịch vụ sinh thái môi trường rừng; Nông lâm kết hợp…cho chương trình đào tạo tiến sĩ lâm sinh.
VI. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Các đề tài đã nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu, thực hiện:
1) Đánh Giá mức độ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng của người dân tộc M’Nông tại huyện Lăk;
2) Nghiên cứu một số kỹ thuật gieo ươm loài Sâm Ngọc Linh tại Kon Tum;
3) Nghiên cứu khả năng di truyền từ cây mẹ đến hậu thế loài Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz) ở vườn ươm và 2 năm đầu rừng trồng tại Đăk Lăk;
4) Sinh trưởng các dòng vô tính Keo lai trồng khảo nghiệm tại M’Đrăk;
5) Tìm hiểu hoạt động khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của đồng bào M’Nông tại Buôn Rếch A, xã Ea Huar thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Yok Đôn;
6) Kênh thị trường tiêu thụ hạt điều của đồng bào thiểu số huyện Đăk R’Lâp, tỉnh Đăk Nông;
7) Sinh trưởng của một số loài keo trên đất rừng khộp huyện Ea Suop tỉnh Đăk Lăk;
8) Nghiên cứu vấn đề thực thi quyền của người dân trong khoán quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Mố, tỉnh Gia Lai;
9) Dự án bảo tồn loài – sinh cảnh thủy tùng ở Đăk Lăk giai đoạn 5 năm 2011 – 2015;
10) Xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ, Web – GIS động vật rừng tỉnh Đăk Lăk...
11) Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên của loài cầm lai vú (Dabergia oliveri Gamble Ex Prain) tại vườn quốc gia Yok Đôn.
12) Phân tích các loài lâm sản ngoài gỗ chủ yếu và đinh hướng phát triển tại buôn Đăk Tour, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk
13) UN-REDD (Chương trình Giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng Việt Nam);
14) SNV- REDD (Dự án giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng của Hà Lan);
15) FLITCH (Phát triển lâm nghiệp để giảm nghèo vùng Tây Nguyên);
16) Chương trình khuyến nông khuyến lâm tỉnh Đăk Lăk;
17) Đề tài KHCN Bộ Giáo dục Đào tạo: Xác định lượng CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên là cơ sở tham gia chương trình giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ suy thoái và mất rừng;
18) Đề tài KNCN – Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đăk Lăk: Xác định lập địa, trạng thái thích hợp và kỹ thuật làm giàu rừng khộp bằng cây Tếch (Tectona grandis Linn.);
19) Tìm hiểu một số vấn đề sinh kế của người dân tộc M’Nông và dân tộc Lào sống gần rừng và đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống của người dân dựa vào rừng tại buôn Trí A xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk;
20) Hệ thống hoá kiến thức bản địa trong sản xuất nông lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc J’Rai tại xã Easol, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk.
21) Xây dựng mô hình (Allometric equations) ước tính sinh khối/carbon rừng lá rộng thường xanh khu vực miền Trung Việt Nam
22) Điều tra phân bố, sinh thái của một số loài thực vật thân gỗ quý hiếm phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen tại tỉnh Đăk Lăk
23) 3EM Đăk Nông (Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông)
24) Đề tài KHCN Bộ Giáo dục Đào tạo: Đánh giá thực trạng và hiệu quả quản lý rừng tự nhiên giao lâu dài cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng và giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý tại các tỉnh ở Tây Nguyên.
25) Xây dựng cơ sở dữ liệu và theo dõi quản lý rừng trồng bảo tồn và cảnh quan trường Đại học Tây Nguyên.
26) Thử nghiệm nhân giống một số loài cây rừng bản tại trường Đại học Tây Nguyên.
27) Xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại do voi gây ra ở khu vực có xung đột voi – người, trong vùng đệm vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk
28) Xác định khu vực cần phục hồi rừng huyện Ea Súp
29) Đánh giá các mô hình nông lâm kết hợp, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và đề xuất thực hành ở vùng lưu vực sông Srepok, Tây Nguyên.
30) Tư vấn kỹ thuật hỗ trợ xây dựng mô hình phục hồi rừng và nông lâm kết hợp thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng lưu vực sông Srepok, huyện Lắk và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
31) Xác định các khu vực cần thực hiện hoạt động phục hồi rừng phù hợp tại tỉnh Đắk Lắk.
32) Tập hợp và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp tại tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên.
Các đề tài đang nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu:
1) Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng/giống Mắc ca (Macadamia integrifolia), đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Kon Tum.