I. Lịch sử hình thành và phát triển.
Bộ môn Tài chính ngân hàng được thành lập từ năm 2006, là một trong 6 bộ môn thuộc Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn đầu, đội ngũ giảng viên của Bộ môn chỉ có 6 giảng viên. Tính đến tháng 02/2020, bộ môn đã có 12 cán bộ, giảng viên cơ hữu, trong đó có 1 PGS.Tiến sỹ, 4 nghiên cứu sinh, và 7 thạc sỹ.
Nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2007 – 2011: Có 11 cán bộ, giảng viên; trưởng bộ môn: ThS. Bùi Thị Hiền; Phó trưởng bộ môn: ThS. Trương Ngọc Hằng.
Nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2012 – 2018: Có 12 cán bộ, giảng viên cơ hữu; Trưởng bộ môn: ThS. Trương Ngọc Hằng; Phó Trưởng bộ môn: ThS. Bùi Thị Thu Hằng.
Nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2018 – 2022: 12 cán bộ, giảng viên cơ hữu; Trưởng bộ môn: GVC.ThS. Trương Ngọc Hằng; Phó Trưởng bộ môn: GVC.ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo.
Cùng với sự phát triển của Khoa Kinh tế, trải qua hơn 14 năm hình thành và phát triển, Bộ môn Tài chính ngân hàng đã trưởng thành và phát triển cả về chất và lượng. Quá trình phát triển của Bộ môn được tóm tắt như sau:
Năm 2006: Bộ môn mở ngành đào tạo cử nhân Tài chính ngân hàng và bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên.
Năm 2009: Bên cạnh hệ đào tạo chính quy, Bộ môn bắt đầu tuyển sinh đào tạo hệ vừa làm vừa học chuyên ngành Tài chính ngân hàng.
Năm học 2012: Bộ môn bắt đầu tuyển sinh hệ cao đẳng Tài chính – Ngân hàng và đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 10 khóa sinh viên hệ chính quy và 5 khóa sinh viên hệ vừa làm vừa học chuyên ngành Tài chính ngân hàng ra trường với số lượng khoảng hơn 1.000 sinh viên đã tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ môn Tài chính Ngân hàng đang trực tiếp quản lý 4 khóa sinh viên hệ chính quy đang theo học với số khoảng hơn 150 sinh viên.
Lãnh đạo bộ môn
|
|
GVC.ThS. Trương Ngọc Hằng Trưởng bộ môn |
GVC.ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo Phó bộ môn |
II. Chức năng và nhiệm vụ
Đào tạo
Nhiệm vụ của Bộ môn Tài chính Ngân hàng là đào tạo nguồn nhân lực ở bậc Đại học có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Bộ môn hiện đang phụ trách đào tạo chuyên ngành Tài chính Ngân hàng bậc đại học.
Bên cạnh đó, bộ môn còn tham gia đào tạo các chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Quản trị Kinh doanh Thương mại, Kế toán, Kế toán – Kiểm toán,
Hiện tại, bộ môn đang đảm nhận giảng dạy các học phần bậc đại học sau:
* Học phần cơ sở: Tài chính-Tiền tệ; Thuế; Tài chính doanh nghiệp; Phương pháp nghiên cứu khoa học; Bảo hiểm; Thị trường chứng khoán; Tài chính công;
* Học phần chuyên ngành: Tín dụng ngân hàng; Quản trị tài chính; Đầu tư tài chính; Tài chính DN 1; Tài chính DN 2; Tài chính DN nâng cao;Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương; Phân tích tài chính; Tài chính quốc tế; Nghiệp vụ NH TW; Tiền tệ-Ngân hàng; Thị trường tài chính; Thanh toán và tín dụng quốc tế; Nghiệp vụ NH TM 1; Nghiệp vụ NH TM 2; Quản trị Ngân hàng thương mại; Tài trợ thương mại quốc tế; Bảo hiểm doanh nghiệp; Quản trị rủi ro tín dụng; Hệ thống thông tin TCNH; Thẩm định tín dụng; Định giá tài sản; Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng; Tiếng anh chuyên ngành ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối.
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, bộ môn luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học. bộ môn tổ chức và tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp thuộc các lĩnh vực: Tài chính – Ngân hàng, tài chính phát triển nông nghiệp nông thôn.
Các đề tài nghiên cứu điển hình do giảng viên Bộ môn chủ nhiệm như:
* Đề tài cấp nhà nước/ Dự án
- Cạnh tranh về chất lượng và chủng loại sản phẩm trong thị trường hỗn hợp- Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam
- Thương mại quốc tế dựa trên sự khác biệt về chất lượng hàng hóa- Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế.
- Đánh giá vai trò, tác động, tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp đối với sự phát triển của Tây Nguyên
- Nâng cao năng lực pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk nhằm giảm thiểu các nguy cơ phát sinh trong các quan hệ tín dụng chính thức
- Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên
- An analysis of accessibility to credit by coffee growing smallholders: a case study in Cưmgar district, Daklak province, Vietnam
* Đề tài cấp cơ sở
- Đánh giá hiệu quả vốn vay trong công tác xóa đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Eahleo tỉnh Đắk Lắk
- Phát triển doanh nghiệp ở Tây Nguyên.
- Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
- Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông
- Những thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Thực trạng hoạt động quản lí rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
- Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Thực trạng và giải pháp đối với phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại NHTMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk
- Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín chi nhánh Đắk Lắk (sacombank đắk lắk)
- Nâng cao chất lượng cộng tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk
- Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh TP.BMT.
- Giải pháp thúc đẩy tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
Số bài báo khoa học đã xuất bản ở các tạp chí quốc tế/trong nước
Số bài thuộc danh mục ISI/Scopus: 14
Số bài đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế: 4
Số bài đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc gia: 12
Số bài báo đăng trên các tạp chí trong nước: 45
III. Đội ngũ cán bộ viên chức
9
STT
|
HỌ VÀ TÊN |
HỌC VỊ - CHỨC VỤ |
HỌC PHẦN GIẢNG DẠY |
|
|
Cán bộ hiện tại của bộ môn |
|||||
1 |
Trương Ngọc |
Hằng |
GVC. Thạc sĩ Trường bộ môn |
1. Tài chính-Tiền tệ; 2. Thuế; 3. Tín dụng ngân hàng |
|
2. |
Võ Xuân |
Hội |
GVC. Thạc sĩ - NCS
|
1. Quản trị tài chính; 2. Tài chính DN; 3. Tài chính DN NC; 4. Tài chính DN 2. |
|
3 |
Lê Đức |
Niêm |
GVCC.Tiến sĩ. Phó HT |
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học; 2. Đầu tư tài chính; |
|
4 |
Nguyễn Thị Phương |
Thảo |
GVC. Thạc sĩ Phó Bộ môn |
1. Thuế 2. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 1 3. Thanh toán và tín dụng thương mại 4. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương 5. Tài trợ thương mại quốc tế |
|
5 |
Trương Hồng |
Hà |
Thạc sĩ - NCS Trưởng phòng Chuyển giao CNSH&MT, Viện CNSH&MT |
1. T.trường c.khoán; 2. Thanh toán QT và tài trợ ngoại thương 3. Phân tích t.chính; 4. Đầu tư tài chính; |
|
6 |
Bùi Thị Thu |
Hằng |
GVC. Tiến sĩ |
1. Tài chính quốc tế; 2. Nghiệp vụ ngân hàng trung ương 3. Bảo hiểm |
|
7 |
Huỳnh Thị Mỹ |
Duyên |
Thạc sĩ
|
1. Tài chính doanh nghiệp 1 2. Quản trị tài chính 3. Tài chính DN 4. Định giá tài sản |
|
8 |
Trần Thị Ngọc |
Hạnh |
Thạc sĩ |
1. Nghiệp vụ NHTM 2 2. Thanh toán và tín dụng quốc tế 3. Tiếng anh chuyên ngành ngân hàng 4. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng 5. Kinh doanh ngoại hối |
|
9 |
Nguyễn Thị Hải Yến |
Tiến Sĩ |
1. Nguyên lý kế toán 2. PP NCKH kinh tế 3. Khởi nghiệp |
nthyen@ttn.edu.vn | |
10 |
Nguyễn Thị Bích |
Ngọc |
Thạc sĩ |
1. Tiền tệ ngân hàng 2. Thị Trường chứng khoán 3. Tài chính-Tiền tệ 4. Hệ thống thông tin TCNH; 5. Thẩm định tín dụng. |
|
11 |
Phạm Thanh |
Hùng |
Thạc sĩ |
1. Thẩm định tín dụng 2. Quản trị NHTM 3. Tài chính công 4. Tài chính quốc tế. 5. Quản trị rủi ro tín dụng |
|
12 |
Trần Thị |
Lan |
Tiến sĩ |
1. Bảo hiểm 2. Tài chính - tiền tệ 3. Nghiệp vụ ngân hàng trung ương |
|
Cán bộ từng công tác – Cán bộ đã nghĩ hưu |
|||||
|
Bùi Thị |
Hiền |
GVC.Thạc sĩ |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Một số hình ảnh về các hoạt động của bộ môn
4 |
|
Nguyễn Thị Hải Yến |
Tiến sĩ |
1. Nguyên lý kế toán 2. PP NCKH kinh tế 3. Khởi nghiệp |
Phòng Ban Tab
- Đại học
- Sau Đại học
- VLVH