GIỚI THIỆU BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Lược sử hình thành và phát triển
Cùng với sự phát triển chung của Trường Đại học Tây Nguyên, Bộ môn CNTT thuộc Khoa Sư phạm trước đây và thuộc Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ hiện nay. Lược sử hình thành và phát triển Bộ môn CNTT có thể chia làm 2 giai đoạn 1996-2004 và 2004 đến nay.
Giai đoạn 1996-2004: thời kỳ này Bộ môn CNTT được ghép chung với bộ môn Toán hình thành bộ môn Toán Tin. Ở giai đoạn khởi đầu này, mặc dù cơ sở vật chất và điều kiện để dạy và học còn nhiều khó khăn nhưng Bộ môn lại có đội ngũ gồm 10 cán bộ và giảng viên đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm.
Nhiệm vụ của bộ môn là giảng dạy Tin học đại cương cho tất cả các chuyên ngành trong trường và đào tạo Tin học chuyên ngành cho sinh viên ngành Sư phạm Toán Tin.
Giai đoạn 2004-nay: Để đáp ứng được nhu cầu Tin học hóa của toàn xã hội, nhiệm vụ của Đại học Tây Nguyên là đào tạo lực lượng lớn cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng Tây Nguyên. Bộ môn CNTT được tách ra khỏi bộ môn Toán Tin và hiện nay thuộc về khoa Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ.
Số giảng viên tham gia giảng dạy hiện nay là 16 cán bộ bao gồm 2 tiến sỹ, 9 thạc sỹ. Nhiều cán bộ trẻ đang tích cực học tập và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ.
Chương trình đào tạo của ngành được thường xuyên cập nhật, tham khảo từ các chương trình tiên tiến đào tạo CNTT trong nước và nước ngoài cho phù hợp với xu hướng phát triển chung; đồng thời bắt kịp và ứng dụng sự phát triển công nghệ mới của thế giới vào giảng dạy.
Địa chỉ liên lạc: Phòng 7.4.25, tầng 4 Nhà số 7, 567 Lê Duẩn – Tp Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk
2. Chức năng và nhiệm vụ
- Giảng dạy các học phần Tin học đại cương cho sinh viên toàn trường, Tin học ứng dụng trong chuyên ngành cho sinh viên các ngành Y- Dược, Nông Lâm Nghiệp, Sư phạm Sinh học, Cử nhân sinh học, Cử nhân công nghệ Điện tử, xử lý thống kê cho các lớp cao học…
- Đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin bao gồm các khóa từ K2017 đến nay.
Bộ môn gồm 8 cán bộ cơ hữu và 03 cán bộ kiêm nhiệm tại các vị trí khác nhau của các đơn vị trong nhà trường
Cơ cấu tổ chức của bộ môn gồm 01 Trưởng bộ môn và các giảng viên.
4. Đội ngũ cán bộ viên chức của Bộ môn
Bộ môn gồm các thành viên:
STT |
Họ và tên |
Ghi chú |
1 |
TS.Hồ Thị Phượng |
Giám đốc trung tâm Ngoại ngữ - Tin học |
2 |
ThS.Nguyễn Thị Như |
Trưởng Bộ môn |
3 |
ThS.Nguyễn Đức Thắng |
Giảng viên |
4 |
TS.Trương Thị Hương Giang |
Giảng viên |
5 |
NCS.Nguyễn Quốc Cường |
Giảng viên |
6 |
ThS. Phan Thị Đài Trang |
Giảng viên |
7 |
ThS.Trương Hải |
Giảng viên |
8 |
ThS. Phạm Văn Thuận |
Trưởng phòng TT&CTTS |
9 |
NCS. Trần Xuân Thắng |
Giảng viên |
10 |
ThS. Từ Ngọc Thảo |
Giảng viên |
11 |
CN. Hoàng Quang Du |
Kỹ thuật viên |
Qua khảo sát thực tế; lấy yêu cầu chung của xã hội hiện nay, bộ môn xây dựng chương trình đào tạo đại học gồm 2 chuyên ngành chính:
- Hệ thống và mạng
- Công nghệ phần mềm
Trường đã kí biên bản ghi nhớ với tập đoàn TMA Solution chi nhánh Bình Định về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Trường đã kí biên bản ghi nhớ với VNPT Đaklak về đào tạo và triển khai ứng dụng.
Liên kết với VNPT Đak Nông để gửi sinh viên ngành Công nghệ thông tin đi thực tập.
Liên kết với TMA Solution, TP. HCM trong xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT
Liên kết với công ty ICSC, công viên phần mềm Quang Trung, TP. HCM trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ, hội thảo chuyên đề, tư vấn việc làm,...
Liên kết với Công ty TNHH Giải Pháp Cloud Nine–Chi nhánh Đà Lạt trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Hợp tác với các trường Đại học trên cả nước về lĩnh vực đào tạo CNTT: ĐH Quy Nhơn, ĐH CNTT và TT Việt – Hàn Đà Nẵng, ĐH Nha Trang,…
7. Nghiên cứu khoa học
Với đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt huyết và dành nhiều thời gian cho nghiên cứu nên trong những năm gần đây, Bộ môn đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Thời gian tới, đội ngũ cán bộ cố gắng nghiên cứu theo hướng ứng dụng và chuyển giao, cụ thể là nghiên cứu các hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số, thương mại điện tử và quảng cáo số; phát triển nông nghiệp thông minh, smart home, thiết bị tự hành như: hệ thống thủy canh, hệ thống điều khiển các thiết bị điện trong các tòa nhà, xe tự hành…
8. Hình ảnh hoạt động của Bộ môn
STT |
HỌ VÀ TÊN |
ĐỀ TÀI
|
BÀI BÁO |
BÀI GIẢNG |
|||
TÊN ĐỀ TÀI |
NĂM |
TRONG NƯỚC |
NƠI ĐĂNG |
TÊN BÀI GIẢNG |
NĂM XUẤT BẢN |
||
1 |
Nguyễn Thị Như |
1. Chương trình tạo sách điện tử trên mạng 4. Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến đa nền tảng cho trường Đại học Tây Nguyên |
2008 2011 2015
2020 |
1. Công nghệ đa thích ứng trong thiết kế giao diện web 9. Phát triển hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp trên nền odoo 10. Ứng dụng AngularJS trong xây dựng website thương mại điện tử |
Khoa KHTN&CN Trường ĐHTN Khoa KHTN&CN
Trường ĐHTN
Trường ĐHTN Trường ĐH Khoa học Huế Trường ĐHTN Trường ĐHTN Trường ĐHTN
Trường ĐHTN |
Thiết kế và lập trình web cơ bản |
2014 |
2 |
Trần Quốc Hưng |
1. Thiết kế Kho dữ liệu hỗ trợ công tác đào tạo GV THPT tại trường ĐHTN. |
2011 |
||||
2 |
Trương Thị hương Giang |
Tìm hiểu hệ thống hướng dịch vụ ứng dụng xây dựng cổng thông tin điện tử Đại Học Tây Nguyên bằng phần mềm khung Liferay Xây dựng modun quản lí công văn trên cổng thông tin Liferay Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến đa nền tảng cho trường Đại học Tây Nguyên |
2012
2015 |
||||
4 |
Nguyễn Quốc Cường |
Xây dựng phòng máy thực hành bộ môn Tin học theo mô hình Server/Client |
2013 |
1. Giải pháp phần mềm cho việc dạy và học tại phòng máy tính 2. Xây dựng phần mềm quản lý phòng máy tính giúp nâng cao hiệu quả vận hành và quản lý phòng máy tính của Bộ môn Tin Học |
Khoa KHTN&CN
Trường ĐHTN
|
Tổ chức máy tính |
2014
|
5 |
Vũ Anh Tuấn |
1. Bảo mật thông tin bằng cách sử dụng một số phương pháp mã hóa đối xứng và bất đối xứng |
2012 |
Kỹ thuật song song phương pháp sàng trường số |
Hội thảo quốc gia một số vấn đề chọn lọc về CNTT và Truyền thông |
||
6 |
Nguyễn Đức Thắng |
|
|
Đánh giá hiệu năng mô hình mạng sử dụng giao thức tcp vegas |
Trường ĐHTN |
|
|
ONLINE
We have 7004 guests and no members online