Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

 


BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ  CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

 

     Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 Đắk Lắk, tháng 12 năm 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

 

(Kèm theo Quyết định số 813/QĐ-ĐHTN ngày 13 tháng 05 năm 2024

của Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên)

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

Ký tên

1

TS. Nguyễn Thanh Trúc

Hiệu trưởng

Chủ tịch HĐ

 

2

PGS.TS. Lê Đức Niêm

Phó Hiệu trưởng

Phó Chủ tịch HĐ

 

3

TS. Nguyễn Thị Hải Yến

Trưởng Khoa Kinh tế

Phó Chủ tịch HĐ

 

4

TS. Đỗ Thị Nga

Phó Trưởng Khoa Kinh tế

Thành viên trực

 

5

TS. Dương Thị Ái Nhi

TBM. Kinh tế

Thư ký

 

6

TS. Ngô Thị Hiếu

Đại diện Hội đồng Trường, Trưởng phòng TCCB

Thành viên

 

7

PGS.TS. Nguyễn Phương Đại Nguyên

Đại diện Hội đồng KH và ĐT, Trưởng phòng Đào tạo

Thành viên

 

8

ThS. Trần Thị Giang

Phó Trưởng Phòng QLCL

Thành viên

 

9

ThS. Phạm Văn Thành

Trưởng phòng CSVC

Thành viên

 

10

TS. Phạm Văn Trường

PTBM. Kinh tế

Thành viên

 

11

TS. Nguyễn Thanh Phương

Giảng viên

Thành viên

 

12

TS. Phan Thị Thúy

Giảng viên

Thành viên

 

13

TS. Trần Thị Lan

Giảng viên

Thành viên

 

14

TS. Dương Minh Ngọc

Giảng viên

Thành viên

 

15

TS. Bùi Thị Thu Hằng

Giảng viên

Thành viên

 

16

TS. Nguyễn Thị Tuyền

Giảng viên

Thành viên

 

17

HV. Phạm Thanh Nghĩa

Lớp QLKT2023

Thành viên

 

Danh sách có: 17 thành viên./.


MỤC LỤC

 DANH MỤC BẢNG BIỂU.. v

DANH MỤC HÌNH VẼ.. vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.. vii

PHẦN I. KHÁI QUÁT.. 1

1. Đặt vấn đề. 1

2. Tổng quan chung. 4

PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ. 11

1. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. 11

Mở đầu. 11

Tiêu chí 1.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học. 11

Tiêu chí 1.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo  15

Tiêu chí 1.3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai 22

Kết luận về Tiêu chuẩn 1. 23

2. Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo. 24

Mở đầu. 24

Tiêu chí 2.1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhập. 24

Tiêu chí 2.2. Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật 26

Tiêu chí 2.3. Bản mô tả CTĐT thạc sĩ QLKT và đề cương các học phần được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận. 29

Kết luận về Tiêu chuẩn 2. 30

3. Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học. 31

Mở đầu. 31

Tiêu chí 3.1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra. 31

Tiêu chí 3.2. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng. 32

Tiêu chí 3.3. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập nhật và có tính tích hợp  35

Kết luận về Tiêu chuẩn 3. 37

4. Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học. 38

Mở đầu. 38

Tiêu chí 4.1: Triết lý giáo dục hoặc mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng và được phổ biến tới các bên liên quan. 38

Tiêu chí 4.2: Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được CĐR.. 39

Tiêu chí 4.3: Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng. 40

Kết luận về tiêu chuẩn 4. 42

5. Tiêu chuẩn 5. Đánh giá kết quả học tập của người học. 43

Mở đầu. 43

Tiêu chí 5.1. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra. 43

Tiêu chí 5.2: Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm.. 45

Tiêu chí 5.3: Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, 46

Tiêu chí 5.4: Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học. 47

Tiêu chí 5.5: Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học. 49

Kết luận về Tiêu chuẩn 5. 50

6. Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. 51

Mở đầu. 51

Tiêu chí 6.1. Việc quy hoạch đội ngũ GV, NCV (bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng. 51

Tiêu chí 6.2. Tỉ lệ GV/NH và khối lượng công việc của đội ngũ GV, NCV được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng. 54

Tiêu chí 6.3. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn GV, NCV (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định và phổ biến công khai 56

Tiêu chí 6.4. Năng lực của đội ngũ GV, NCV được xác định và được đánh giá. 58

Tiêu chí 6.5: Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ GV, NCV được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó. 59

Tiêu chí 6.6. Việc quản trị theo kết quả công việc của GV, NCV (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực. 61

Tiêu chí 6.7. Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên và NCV được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng. 62

Kết luận về Tiêu chuẩn 6. 65

7. Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên. 67

Mở đầu. 67

Tiêu chí 7.1: Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng. 67

Tiêu chí 7.2: Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định và phổ biến công khai 69

Tiêu chí 7.3: Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và được đánh giá. 70

Tiêu chí 7.4: Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó. 72

Tiêu chí 7.5: Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (gồm cả khen. 74

Kết luận về Tiêu chuẩn 7. 75

8. Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học. 77

Mở đầu. 77

Tiêu chí 8.1: Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật 77

Tiêu chí 8.2: Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng và được đánh giá  78

Tiêu chí 8.3: Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của NH.. 79

Tiêu chí 8.4: Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc làm của NH.. 81

Tiêu chí 8.5: Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân NH.. 83

Kết luận về Tiêu chuẩn 8. 85

9. Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị 86

Mở đầu. 86

Tiêu chí 9.1: Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. 86

Tiêu chí 9.2: Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. 88

Tiêu chí 9.3: Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. 90

Tiêu chí 9.4: Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng cho học tập trực tuyến) phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. 91

Tiêu chí 9.5: Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật 92

Kết luận về Tiêu chuẩn 9. 94

10. Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng. 96

Mở đầu. 96

Tiêu chí 10.1: Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng. 96

Tiêu chí 10.2. Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được xác lập, được. 97

Tiêu chí 10.3: Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học. 97

Tiêu chí 10.4: Các kết quả NCKH được sử dụng để cải tiến việc dạy và học. 98

Tiêu chí 10.5: Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí 99

Tiêu chí 10.6: Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống, được đánh giá và cải tiến  100

Kết luận về Tiêu chuẩn 10. 101

11.Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra. 103

Mở đầu. 103

Tiêu chuẩn 11.1. Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng. 103

Tiêu chuẩn 11.2. Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng. 104

Tiêu chuẩn 11.3. Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối 105

Tiêu chuẩn 11.4. Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng. 106

Tiêu chuẩn 11.5. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng. 107

Kết luận về Tiêu chuẩn 11. 108

PHẦN III. KẾT LUẬN.. 109

1. Tóm tắt những điểm mạnh và điểm cần phát huy. 109

2. Tóm tắt những điểm tồn tại 115

3. Tóm tắt các kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT.. 118

4. Tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT.. 123

PHẦN IV. PHỤ LỤC.. 126

PHỤ LỤC 6A. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO   126

PHỤ LỤC 7. CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO   128

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

Bảng 1. Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động tự đánh giá. 3

Bảng 2. Các bậc đào tạo và loại hình đào tạo của Khoa Kinh tế. 10

Bảng 1.1. Đối sánh các mục tiêu cụ thể trong CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế. 11

Bảng 1.2. Sự tương thích giữa mục tiêu của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của Trường Đại học Tây Nguyên. 13

Bảng 1.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.. 15

Bảng 1.4. Ma trận thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành QLKT.. 19

Bảng 1.5. Bảng đối sánh CĐR của chương trình QLKT với Khung trình độ quốc gia Việt Nam   19

Bảng 3.1. Đối sánh khối lượng kiến thức trong CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế. 31

Bảng 3.2. Ma trận quan hệ giữa các học phần và chuẩn đầu ra của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT   33

Bảng 3.3. Đối sánh số tín chỉ bắt buộc và số tín chỉ tự chọn trong CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế  35

Bảng 3.4. Đối sánh số tín chỉ lý thuyết và số tín chỉ thực hành trong CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế. 36

Bảng  6.1. Thống kê khối lượng công việc thực hiện của từng cá nhân. 53

Bảng 6.2. Thống kê thanh toán tiền vượt giờ của giảng viên tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ QLKT.. 53

Bảng 6.3. Định mức giờ chuẩn đối với các chức danh giảng viên. 55

Bảng 6.4. Quy đổi các loại hình NCKH ra tiết chuẩn và số điểm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ NCKH của GV.. 63

Bảng 7.1. Thống kế số lượng đội ngũ nhân viên hỗ trợ hoat động đào tạo thạc sĩ ngành QLKT   68

Bảng 11.1. Tỷ lệ học viên tốt nghiệp và thôi học CTĐT thạc sĩ QLKT.. 103

Bảng 11.2. Thời gian tốt nghiệp trung bình của các khóa gần nhất 105

Bảng 11.3. Số lượng đề tài NCKH của học viên thạc sĩ QLKT đã công bố trong giai đoạn 2019-2023  107

 

 

 

 


 

DANH MỤC HÌNH VẼ

 

 

Hình 1. Cơ cấu tổ chức, quản lý củaTrường Đại học Tây Nguyên. 6

Hình 2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Trường. 7

 

 

 

 


 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

1

BB

Bắt buộc

2

BD

Bồi dưỡng

3

BGH

Ban giám hiệu

4

BM

Bộ môn

5

CB

Cán bộ

6

CBQL

Cán bộ quản lý

7

CBVC

Cán bộ viên chức

8

CĐR

Chuẩn đầu ra

9

CGCN

Chuyển giao công nghệ

10

CNSH&MT

Công nghệ sinh học và Môi trường

11

CNTT

Công nghệ thông tin

12

CSDL

Cơ sở dữ liệu

13

CSGD

Cơ sở giáo dục

14

CSVC

Cơ sở vật chất

15

CTDH

Chương trình dạy học

16

CTĐT

Chương trình đào tạo

17

CTSV

Công tác sinh viên

18

CV

Công việc

19

ĐCCT

Đề cương chi tiết

20

ĐTĐH

Đào tạo đại học

21

ĐVT

Đơn vị tính

22

GC

Giờ chuẩn

23

GD

Giảng dạy

24

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

25

GDĐH

Giáo dục đại học

26

GS

Giáo sư

27

GV

Giảng viên

28

GVC

Giảng viên chính

29

GVCC

Giảng viên cao cấp

30

HCTH

Hành chính tổng hợp

31

Hội đồng

32

HP

Học phần

33

HTQT

Hội thảo quốc tế

34

HTX

Hợp tác xã

35

HV

Học viên

36

KH

Khoa học

37

HK

Học kỳ

38

KPI

Chỉ số hiệu quả

39

KQHT

Kết quả học tập

40

KTĐV

Kiểm tra đầu vào

41

KT-XH

Kinh tế xã hội

42

LT

Lý thuyết

43

MSHV

Mã số học viên

44

NCKH

Nghiên cứu khoa học

45

NCS

Nghiên cứu sinh

46

NCV

Nghiên cứu viên

47

NLĐ

Người lao động

48

NV

Nhiệm vụ

49

NVK

Nhiệm vụ khác

50

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

51

PGS

Phó giáo sư

52

PPGD

Phương pháp giảng dạy

53

PVCĐ

Phục vụ cộng đồng

54

Quyết định

55

QHQT

Quan hệ quốc tế

56

QLCL

Quản lý chất lượng

57

QLKT

Quản lý kinh tế

58

QTKD

Quản trị kinh doanh

59

SĐH

Sau đại học

60

SL

Số lượng

61

SMEs

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

62

SV

Sinh viên

63

TC

Tự chọn

64

TCCB

Tổ chức cán bộ

65

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

66

TĐG

Tự đánh giá

67

TH

Thực hành

68

THPT

Trung học phổ thông

69

ThS

Thạc sĩ

70

TN

Tốt nghiệp

71

Tp

Thành phố

72

TS

Tiến sĩ

73

TSKH

Tiến sĩ khoa học

74

TT

Thứ tự

75

TT&TVTS

Truyền thông và tư vấn tuyển sinh

76

TVTS

Tư vấn tuyển sinh

77

VC

Viên chức

78

VHVL

Vừa học vừa làm

79

VNPT

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

 

 


PHẦN I. KHÁI QUÁT

1. Đặt vấn đề

a. Tóm tắt báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo

          Trường Đại học Tây Nguyên đã được Bộ GD&ĐT cho phép cho đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ từ năm 2017 theo Quyết định số … /QĐ-BGD&ĐT ngày …/…/2017. Tính đến năm 2024, Nhà trường đã tuyển sinh được 8 khóa (từ khóa 1 đến khóa 8); trong đó đã có 5 khóa tốt nghiệp (khóa 1 đến khóa 5). Thông qua chương trình đào tạo này, Nhà trường đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực quản lý kinh tế chất lượng cao cho vùng Tây Nguyên.

          Với tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Tây Nguyên xác định sẽ là trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, có uy tín, chất lượng; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông - lâm nghiệp, môi trường, kinh tế, tự nhiên và xã hội; đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Trong bối cảnh đó, cùng với xu thế hội nhập và trước những đòi hỏi về việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng trở nên bức thiết.

          Trường Đại học Tây Nguyên đã đăng ký tự đánh giá CTĐT trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, ngày 14/03/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo (Bộ GD&ĐT) và Hướng dẫn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/06/2016 của Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD. Trong quá trình triển khai công việc, Hội đồng tự đánh giá CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế đã căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT để tiến hành xem xét, tự đánh giá và báo cáo về thực trạng chất lượng CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế nhằm chỉ ra những mặt mạnh và mặt yếu cần khắc phục, từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo đã đề ra. Bên cạnh đó, việc tự đánh giá CTĐT còn là cơ sở cho công tác đánh giá ngoài của các cơ quan chức năng.

          Thực hiện công tác tự đánh giá CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế, Hội đồng TĐG CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế được thành lập theo Quyết định số 813/QĐ-ĐHTN ngày 13/5/2024. Hội đồng bao gồm các thành viên là đại diện của các phòng chức năng, đại diện giảng viên có uy tín tham gia các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học có liên quan đến CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế; đại diện học viên của CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế.

          Cấu trúc và nội dung báo cáo TĐG CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế:

          Báo cáo tự đánh giá CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế được viết dựa trên hướng dẫn của công văn số 2085/QLCL ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Cục Quản lý chất lượng về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo. Báo cáo gồm 4 phần:

          Phần 1 - Giới thiệu: Tóm tắt về báo cáo tự đánh giá, quá trình thực hiện tự đánh giá, giới thiệu về trường Đại học Tây Nguyên và Khoa Kinh tế

          Phần 2 - Tự đánh giá: Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí, phân tích điểm mạnh, điểm tồn tại, kế hoạch hành động, tự đánh giá.

Phần 3 - Kết luận: Tóm tắt những điểm mạnh và những điểm cần phát huy của CTĐT; Tóm tắt những điểm tồn tại và những vấn đề cần cải tiến chất lượng của CTĐT; Tổng hợp kết quả TĐG CTĐT.

          Phần 4 - Các phụ lục: Các quyết định thành lập Hội đồng TĐG, Ban Thư ký, Kế hoạch TĐG; các bảng biểu tổng hợp, thống kê,…; Danh mục minh chứng sử dụng trong quá trình TĐG và viết báo cáo TĐG.

          Cách mã hóa minh chứng:

          Minh chứng được mã hóa theo đúng hướng dẫn của công văn số 2085/QLCL ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Cục Quản lý chất lượng về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài CTĐT. Mã thông tin và minh chứng được ký hiệu bằng chuỗi có ít nhất 11 ký tự, bao gồm 1 chữ cái, ba dấu chấm và 7 chữ số; cứ 2 chữ số có 1 dấu chấm (.) để phân cách theo công thức sau: Hn.ab.cd.ef

          Trong đó:

          - H: viết tắt “Hộp minh chứng” (Minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được tập hợp trong 1 hộp hoặc một số hộp)

          - n: số thứ tự của hộp minh chứng được đánh số từ 1 đến hết.

          (trường hợp n ≥ 10 thì chuỗi ký hiệu có 12 ký tự trở lên).

          - ab: số thứ tự của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1 viết 01, tiêu chuẩn 10 viết 10).

          - cd: số thứ tự của tiêu chí (tiêu chí 1 viết 01, tiêu chí 10 viết 10).

          - ef: số thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (thông tin và minh chứng thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15...).

          Ví dụ:

H1.01.01.01: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1; H3.03.02.15: là MC thứ 15 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 3, được đặt ở hộp 3;

          H4.04.03.25: là MC thứ 25 của tiêu chí 03 thuộc tiêu chuẩn 4, được đặt ở hộp 4;

          H8.10.02.04: là MC thứ 4 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 10, được đặt ở hộp 8;

          H10.10.02.04: là MC thứ 4 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 10, được đặt ở hộp 10.

b. Mục đích, quy trình, phương pháp, công cụ tự đánh giá và sự tham gia của các bên có liên quan trong hoạt động tự đánh giá CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế

          Mục đích của tự đánh giá CTĐT:

          Mục đích của tự đánh giá CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT là một khâu quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng CTĐT của Trường Đại học Tây Nguyên. Quá trình tự đánh giá CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế giúp Nhà trường nói chung và ngành Quản lý kinh tế nói riêng tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của CTĐT, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác thuộc CTĐT; xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT; từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế của khu vực và các nước trên thế giới.

          Tự đánh giá là cơ sở để đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế. Hoạt động tự đánh giá cũng thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Khoa Kinh tế trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với triết lý giáo dục, tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của Nhà trường và của Khoa.

          Quy trình tự đánh giá CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế:

          Quy trình tự đánh giá CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế được thực hiện gồm các bước sau:

          Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế;

          Bước 2: Lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế;

          Bước 3: Thu thập, phân tích và xử lý thông tin và minh chứng;

          Bước 4: Viết báo cáo tự đánh giá.

          Bước 5: Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.

          Bước 6: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

          Công cụ tự đánh giá CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế:

          Công cụ tự đánh giá là Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học bao gồm 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí. Trong đó:

          - Các tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4 tập trung vào mục tiêu, chuẩn đầu ra, bản mô tả CTĐT, cấu trúc, nội dung chương trình dạy học và phương pháp tiếp cận trong dạy và học;

          - Tiêu chuẩn 5 đánh giá về kết quả học tập của người học;

          - Tiêu chuẩn 6, 7 đánh giá về đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên;

          - Tiêu chuẩn 8 đánh giá các yếu tố liên quan đến người học và hoạt động hỗ trợ người học;

          - Tiêu chuẩn 9 gắn với các vấn đề về cơ sở vật chất và trang thiết bị;

          - Tiêu chuẩn 10 tập trung khẳng định các nhận định về việc nâng cao chất lượng CTĐT và nghiên cứu khoa học;

          - Tiêu chuẩn 11 đánh giá về kết quả đầu ra của CTĐT.

          Phương pháp đánh giá:

          Dựa vào từng tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do Bộ GD&ĐT ban hành, đối với mỗi tiêu chí trong từng tiêu chuẩn bộ môn đã tiến hành xem xét các bước sau đây:

          - Mô tả để làm rõ thực trạng của bộ môn theo từng tiêu chí, chỉ rõ điểm mạnh, Điểm hạn chế để từ đó đi đến những nhận định, đánh giá cuối cùng.

          - Xây dựng kế hoạch hành động để khắc phục những tồn tại, phát huy điểm mạnh, hoạch định rõ thời gian, nguồn lực và phương pháp thực hiện.

          - Tự đánh giá mức độ đáp ứng của tiêu chí và tiêu chuẩn.

          Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động tự đánh giá:

Bảng 1. Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động tự đánh giá

TT

Đơn vị

Tham gia trong hoạt động tự đánh giá

1

 Khoa Kinh tế

Đánh giá về CTĐT, đề cương và bài giảng các học phần.

Đánh giá các hoạt động về vận hành CTĐT, rà soát và cải tiến chương trình, các kế hoạch phân công giảng dạy, thủ tục/quy trình phân công giảng dạy/mời giảng.

Đánh giá về đội ngũ giảng viên đã tham gia giảng dạy, các hoạt động đánh giá kết quả học tập, tư vấn người học trong quá trình giảng dạy.

Đánh giá về cơ sở vật chất và tài liệu học tập và giảng dạy.

2

 Phòng Đào tạo

Đánh giá các hoạt động phối hợp với Khoa Kinh tế và Phòng QLCL trong việc phổ biến thông tin tuyển sinh, tuyển sinh, hỗ trợ người học, các quy trình đánh giá kết quả các học phần, xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.

Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các hoạt động nêu trên cho nhóm viết báo cáo tự đánh giá.

3

 Phòng QLCL

Lập kế hoạch cho hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài cho chương trình, là đầu mối kết nối và triển khai các nội dung của kế hoạch.

Cung cấp các thông tin về đánh giá khảo sát chất lượng dịch vụ, đánh giá mức độ hài lòng về giảng viên.

Tham gia hỗ trợ và hướng dẫn viết báo cáo tự đánh giá.

4

 Các  phòng    chức

 năng

Mô tả, rà soát các hoạt động của đơn vị có liên quan đến hỗ trợ chương trình ngành QLKT bậc thạc sĩ, hướng tới đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng phục vụ cho việc vận hành chương trình.

Cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạt động nêu trên cho nhóm viết báo cáo tự đánh giá.

5

 Các bên liên quan

 khác

Các bên liên quan khác bao gồm giảng viên, nhân viên và học viên tham gia vào việc đưa ra nhận xét, đánh giá về CTĐT và tổ chức các hoạt động đào tạo, giúp xác định được những điểm mạnh, điểm tồn tại trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ

2. Tổng quan chung

a. Tổng quan về Trường Đại học Tây Nguyên

          Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập năm 1977 theo Quyết định số 298/CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ.

          Sứ mạng của Nhà trường là: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc”.

          Tầm nhìn của Nhà trường được xác định: “Đến năm 2030, Trường ĐH Tây Nguyên là trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, có uy tín, chất lượng; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Nông-Lâm nghiệp, Môi trường, Kinh tế, Tự nhiên và Xã hội; đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội”.

          Giá trị cốt lõi của Nhà trường bao gồm: “Sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học; Chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu; Hội nhập và hợp tác quốc tế là giá trị cho sự phát triển”.

          Triết lý giáo dục của Nhà trường là: “Phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học”.

          Nhà trường xác định mục tiêu chiến lược là: “Xây dựng đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, CSVC hiện đại, CTĐT tiên tiến; Không ngừng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị Nhà trường; Kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của thị trường; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc”.

          Sau chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975 và thống nhất đất nước, việc thành lập Trường Đại học Tây Nguyên là một tất yếu lịch sử phù hợp thống nhất giữa chủ trương của Đảng và Nhà nước ta với nguyện vọng thiết tha của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Những bước phát triển của Trường đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm gắn liền với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo cùng với sự phát triển kinh tế- văn hoá-xã hội của nước ta. Tại thời điểm mới thành lập, Nhà trường chỉ có 06 bộ phận đảm nhiệm các công tác về Đảng, tổ chức, tuyển sinh, tài vụ, CSVC và 04 khoa chuyên môn với 06 ngành đào tạo (Chăn nuôi thú y, Lâm sinh, Trồng trọt, Sư phạm Toán, Sư phạm Văn và Y đa khoa) với đội ngũ 98 cán bộ, giảng viên và 215 SV; CSVC khá nghèo nàn, chưa có hoạt động NCKH.

          Giai đoạn 1979-1985: Cơ cấu Nhà trường gồm 06 phòng ban chức năng, 04 khoa chuyên môn và bộ môn trực thuộc với đội ngũ 236 người (trong đó 136 giảng viên) vào năm 1980, 334 người (140 giảng viên) vào năm 1985 và tuyển sinh được 180 SV/năm. Các đề tài nghiên cứu trong giai đoạn này tính thực tiễn cao, tập trung vào nghiên cứu đặc điểm con người, điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên... góp phần làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên; NCKH luôn gắn với chuyển giao kỹ thuật, như đề tài “Nghiên cứu sản xuất thuốc tăng trọng SMG” được các cơ sở sản xuất đặt hàng.

          Giai đoạn 1986-2001: Cơ cấu Nhà trường gồm có 04 phòng chức năng, 05 khoa đào tạo và 01 bộ môn. CTĐT được thực hiện từ 4 đến 4,5 năm đối với cử nhân sư phạm, kỹ sư các ngành và 06 năm đối với bác sĩ đa khoa.

          Giai đoạn 2002-2023: Nhà trường đã có sự phát triển rõ rệt qua gần 50 năm xây dựng và phát triển. Bộ máy tổ chức Nhà trường gồm: Đảng ủy, BGH, Hội đồng Trường; có 28 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong đó: 08 khoa, 10 phòng chức năng, 05 Trung tâm, 01 Thư viện, 01 Bệnh viện, 01 Viện CNSH&MT, Trường Trung học phổ thông thực hành Cao Nguyên và Trường mầm non thực hành 11/11. Tính đến ngày 30/6/2023, Trường Đại học Tây Nguyên có 03 đơn vị trực thuộc đã tự chủ tài chính. Số VC, NLĐ của Trường là 702 người, trong đó 08 sĩ quan biệt phái, 51 VC và người lao động thuộc 03 đơn vị tự chủ trực thuộc Trường Đại học Tây Nguyên. Trường có 425 giảng viên, đạt tỉ lệ gần 60,54% trên tổng số VC-NLĐ của Trường.

          Về chất lượng đội ngũ Trường có 01 Giáo sư (chiếm 0,24% tổng số giảng viên của Trường), 15 Phó Giáo sư (chiếm 3,53% tổng số giảng viên của Trường); 100 Tiến sĩ (chiếm 23,52% tổng số giảng viên); 03 Bác sĩ chuyên khoa II; 05 Bác sĩ chuyên khoa I; 298 Thạc sĩ; 145 cử nhân; 54 người trình độ khác.

          Theo chức danh nghề nghiệp: viên chức giảng dạy, gồm có 459 người (trong đó có 16 giảng viên cao cấp, 139 giảng viên chính, 270 giảng viên, 29 giáo viên THPT, 05 giáo viên Mầm non); chuyên viên và nhân viên: 162 người và hợp đồng lao động 68: 20 người. Hiện tại, có 40 viên chức Bệnh viện Trường, 06 viên chức Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường và 05 viên chức trường Mầm non thực hành 11-11 do các đơn vị tự chi trả lương. Danh mục vị trí việc làm năm 2021 đã được Hội đồng Trường ban hành, trong đó xác định: Năm 2020, gồm: 273 vị trí việc làm với 709 số người làm việc theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐTr ngày 31/8/2020.

          Nhà trường hiện đang đào tạo 05 chuyên ngành tiến sĩ, 12 ngành thạc sĩ, 01 ngành chuyên khoa cấp I, 35 chuyên ngành đại học và 09 chuyên ngành liên thông từ cao đẳng lên đại học hệ chính quy và 19 chuyên ngành hệ VLVH, 09 chuyên ngành liên thông từ trung cấp lên đại học hệ chính quy và 11 chuyên ngành ở hệ VLVH với quy mô gần 10.000 người gồm NCS, học viên cao học, sinh viên và học sinh (hệ chính quy và hệ VLVH).

          Trong năm 2021, Nhà trường ban hành Quy định tiêu chuẩn thành lập nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh. Đến nay toàn trường đã có 01 nhóm nghiên cứu mạnh thuộc ngành Sinh học và 04 nhóm nghiên cứu thuộc về các ngành Nông lâm nghiệp, khoa học xã hội và toán học.

          Đến nay, Nhà trường đã triển khai hơn 32 dự án quốc tế. Các dự án đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của chính quyền địa phương trong nâng cao hiệu quả sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận không nhỏ người dân địa phương và đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở các vùng sâu, vùng xa và đào tạo một số lượng lớn cán bộ kĩ thuật, chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, góp phần phát triển KT-XH một cách bền vững. Nhà trường ký kết 18 biên bản hợp tác và ghi nhớ với đối tác quốc tế là các trường, viện nghiên cứu hàng đầu của các nước có trình độ KHCN tiên tiến, hiện đại như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Hà Lan... Đặc biệt, từ năm 2008 đã tiếp nhận đào tạo, hướng dẫn thực tập cho sinh viên nước ngoài như: Lào, Mexico, Pháp, Đức, Malaisia, Hàn Quốc...

          Với những thành tựu đạt được, Trường Đại học Tây Nguyên đã được tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương lao động hạng Ba (năm 1985), Huân chương lao động hạng Nhì (năm 1997), Huân chương lao động hạng Nhất (năm 2007), Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2012) và nhiều Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Các cá nhân và đơn vị thuộc trường cũng được tặng thưởng bằng nhiều hình thức khác nhau: Huân chương lao động hạng Nhì cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Tây Nguyên (năm 2017), Huân chương lao động hạng Ba cho PGS.TS. Nguyễn Tấn Vui (năm 2019), danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo…

          Trong giai đoạn 2020-2023 Trường Đại học Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành tích: Có 02 viên chức được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”; 01 đơn vị được tặng Cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; 01 cá nhân tiêu biểu xuất sắc được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen; Nhà trường được công nhận Tập thể lao động xuất sắc; 02 đơn vị trực thuộc Trường được tặng Cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; 01 viên chức được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận có thành tích xuất sắc, tiêu biểu giai đoạn 1982-2022.

 

Hình 1. Cơ cấu tổ chức, quản lý củaTrường Đại học Tây Nguyên

 

 

Hình 2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Trường

          Đánh giá điểm mạnh, tồn tại, cơ hội của thách thức của Trường Đại học Tây Nguyên

          * Điểm mạnh

          Trường Đại học Tây Nguyên là một trường đa ngành, đa lĩnh vực và hình thức đào tạo, trong đó thế mạnh của trường là các ngành Y dược, Nông Lâm nghiệp, Kinh tế, Chăn nuôi Thú y.

          Đội ngũ giảng viên đáp ứng với nhu cầu đào tạo. Số giảng viên có trình độ ThS, TS tốt nghiệp ở nước ngoài ngày càng tăng, đây là nhân tố quan trọng để kết nối các hoạt động HTQT trong đào tạo và NCKH. Giảng viên có trình độ cao ngày càng được trẻ hóa.

CTĐT theo hệ thống tín chỉ đã được áp dụng từ năm 2009, thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội.

          Trường ra đời đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung, là nhân tố hàng đầu nâng cao trình độ dân trí cho các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên. Qua hơn 44 năm đào tạo Trường đã đáp ứng các yêu cầu đặt ra, nhiều sinh viên của Trường đã tham gia vào bộ máy quản lý các cấp.

CSVC kỹ thuật đáp ứng quy mô đào tạo và nhu cầu nghiên cứu ứng dụng KHCN trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản. CSVC phục vụ nội trú, thể thao, văn hóa về cơ bản đáp ứng nhu cầu của sinh viên.

          Công tác NCKH và CGCN đạt nhiều thành tựu, đặc biệt đối với lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, nông lâm nghiệp, kinh tế, chăn nuôi thú y và khoa học xã hội khu vực Tây Nguyên. Đối tác đã được thiết lập đáng tin cậy, trải rộng và hoạt động hiệu quả.

          Xây dựng được cơ chế hoạt động trong Nhà trường đúng theo quy định của Nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động hiệu quả.

          Có năng lực và kinh nghiệm tổ chức các hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế, có năng lực và kinh nghiệm xây dựng, triển khai dự án hợp tác quốc tế.

          Tạp chí khoa học của Nhà trường ngày càng có uy tín, bài báo về các lĩnh vực y tế, nông lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, sinh, kinh tế… được đánh giá tốt và có thang điểm NCKH cao.

          Nhà trường luôn thực hiện đổi mới, cầu thị, đoàn kết.

          Địa bàn Tây Nguyên là nơi có văn hóa các tộc người đặc sắc.

          * Điểm yếu

          Hoạt động quảng bá Trường chưa phát huy hiệu quả; Sự kết nối giữa Nhà trường với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chưa thật sự chặt chẽ.

          CTĐT chưa thực sự tiếp cận với những tiến bộ KHCN và hội nhập, thiếu trang bị kỹ năng mềm, chưa phát huy năng lực tự học và tính sáng tạo của người học. Chưa có chương trình đạt chuẩn khu vực và chưa có nhiều chương trình có tính cạnh tranh cao.

          Công tác bảo đảm chất lượng đào tạo (bao gồm cơ chế, chính sách, bộ máy, con người) chưa được đầu tư đúng mức.

          Năng lực nghiên cứu và giảng dạy của một bộ phận giảng viên còn hạn chế. Số lượng GS, PGS còn ít. Đội ngũ giảng viên ở một số ngành còn thiếu và yếu. Số giảng viên có khả năng giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ chưa nhiều.

          Chưa có nhiều chuyên gia có uy tín để tổ chức đào tạo, NCKH, CGCN, dịch vụ KHCN và bồi dưỡng giảng viên trẻ. Chưa có nhiều giảng viên có năng lực kết nối, hợp tác trong nước và nước ngoài. Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hợp tác quốc tế còn hạn chế.

          NCKH chưa trở thành nhu cầu thực sự của giảng viên. Tỷ lệ giảng viên chủ trì đề tài NCKH trên tổng số giảng viên còn thấp.

          Chưa khai thác được lợi thế của một trường đại học đa ngành để tổ chức các nhóm nghiên cứu liên ngành và hợp tác đối ngoại. Chưa có nhiều kinh nghiệm và năng lực đủ mạnh để tham gia đấu thầu các nhiệm vụ KHCN trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế.

          Nhiều đề tài NCKH chưa có tính ứng dụng trong thực tế và chưa có sản phẩm được thương mại hóa. Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích giảng viên, SV tích cực quan hệ, kết nối và tìm kiếm các dự án trong và ngoài nước. Chưa xây dựng được nhiều mối quan hệ hợp tác bền vững và hiệu quả với các địa phương, trường, viện nghiên cứu, doanh nghiệp ...

          Một bộ phận viên chức quản lý còn thiếu chuyên nghiệp, chưa thực sự coi SV là đối tượng được phục vụ.

          Trang thiết bị thực tập, thực hành chưa được khai thác có hiệu quả.

          Thư viện chưa có nhiều dữ liệu và tạp chí chuyên ngành nước ngoài có uy tín để phục vụ đào tạo và NCKH. Mối liên kết với các Thư viện ngoài trường chưa đa dạng và hiệu quả.

          Công tác hỗ trợ người học chưa thực sự được chú trọng; Các hoạt động khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo hoạt động chưa hiệu quả.

          Chất lượng đầu vào của SV còn thấp, nhiều SV kinh tế gia đình còn khó khăn đã ảnh hưởng kết quả học tập, SV chưa tự giác trong học tập và rèn luyện. Chưa có nhiều SV tham gia các hoạt động KHCN. Nhiều SV sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được tiêu chí của người sử dụng lao động.

          * Cơ hội

          Luật GDĐH đang từng bước giao quyền tự chủ cho trường đại học.

          Đảng và Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội cho vùng Tây Nguyên và Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Tp. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

          Hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng; hòa nhập, toàn cầu hóa, tăng cường giao lưu quốc tế sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, trao đổi học thuật, chia sẻ thông tin cho các nhà khoa học trong Trường.

          Kinh tế - Xã hội tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông tác động tích cực đến quản trị, điều hành, học tập.

          Văn hóa chất lượng, văn hóa ứng xử và hoạt động quản trị học tập bắt đầu được chú ý.

          Nhu cầu của xã hội về các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng, về nguồn nhân lực có trình độ cao, kỹ năng giỏi trong hoạt động nghề nghiệp ngày càng tăng và đa dạng.

          Nhu cầu của người học muốn được đào tạo theo các chương trình chất lượng cao trong nước ngày càng tăng.

          Mối liên kết giữa trường đại học với địa phương và doanh nghiệp có xu hướng tăng.

          Lợi thế về vai trò, điều kiện thiên nhiên, môi trường của khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh chung toàn quốc.

          * Thách thức

          Xu hướng phát triển GDĐH đặt ra yêu cầu mỗi Nhà trường cần đáp ứng đòi hỏi của nền “Kinh tế tri thức”.

          Thị trường lao động biến động và phát triển, đòi hỏi trách nhiệm xã hội và năng lực nghiên cứu phát triển của trường đại học ngày càng cao.

          Cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gia tăng.

          Mâu thuẫn giữa nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong khi chi phí cho đào tạo thấp.

          Một số chính sách của Nhà nước về điều tiết đào tạo, sử dụng nhân lực và KHCN còn bất cập.

          Hệ thống bảo đảm chất lượng cấp quốc gia và chuẩn nghề nghiệp chưa định hình rõ nét.

          Đầu tư của Nhà nước cho đào tạo và KHCN còn thấp.

          Trình độ học vấn và thu nhập của dân cư vùng Tây Nguyên còn thấp.

          Trường Đại học Tây Nguyên nằm ở xa các thành phố lớn, trung tâm văn hóa xã hội của đất nước.

          Tây Nguyên là vùng địa chính trị quan trọng nên có cơ chế quản lý hoạt động QHQT đặc thù.

b. Giới thiệu về Khoa Kinh tế

          Khoa Kinh tế được thành lập vào ngày 21 tháng 02 năm 1997 theo Quyết định số 91/TCCB của Hiệu trưởng Trường Đại hoc Tây Nguyên trên cơ sở Bộ môn Kinh tế thuộc khoa Nông Lâm nghiệp. Khi thành lập, Khoa có 12 giảng viên và được tổ chức thành 3 bộ môn Kinh tế, Quản trị kinh doanh và Kế toán. Cùng với thời gian, khoa Kinh tế ngày càng phát triển về đội ngũ giảng viên, qui mô đào tạo và phát triển thành khoa đa ngành. Mục tiêu của Khoa là “trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn có uy tín trong lĩnh vực luật kinh doanh, kinh tế, quản lý, tài chính và ngân hàng ở Tây Nguyên với trình độ và chất lượng theo kịp các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và khu vực”.

          Đến nay, Khoa đã đào tạo được hơn 22.000 sinh viên đại học hệ chính quy tốt nghiệp ra trường, hơn 5.000 học viên hệ VLVH, hơn 250 học viên thạc sĩ và nhiều học viên hệ đào tạo ngắn hạn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt xuất sắc và giỏi chiếm khoảng 20%. Nhiều sinh viên ra trường đã giữ các vị trí cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện và xã ở các tỉnh Tây Nguyên. Hiện tại, tổng số người học đang theo học các ngành của Khoa bậc đại học là gần 1.700 sinh viên, bậc thạc sĩ là 85 học viên và bậc tiến sĩ là 3 nghiên cứu sinh.

          Tính đến tháng 6 năm 2024, Khoa có 54 cán bộ viên chức đảm nhận giảng dạy, trong đó có 01 Phó giáo sư, 16 tiến sĩ và 37 thạc sĩ, 10 giảng viên đang làm NCS, trong đó có 2 NCS ở nước ngoài. Tổng số Bộ môn của Khoa là 06 bộ môn, bao gồm Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Thông tin kinh tế và Luật kinh doanh.

          Các bậc đào tạo và loại hình đào tạo của Khoa.

          Khoa Kinh tế hiện đang đào tạo các bậc: Đại học (chính quy và VLVH), thạc sĩ và tiến sĩ, với 10 chuyên ngành đạo tạo Bảng 2.


 

Bảng 2. Các bậc đào tạo và loại hình đào tạo của Khoa Kinh tế

 

 

STT

 

 

 

Ngành đào tạo

Bậc đại học

 

Bậc thạc sĩ

 

Bậc tiến sĩ

 

Chính quy

Vừa làm vừa học

Đại học

Liên thông lên đại học

Văn bằng 2

1

 Quản trị kinh doanh

x

x

x

x

 

 

2

 Kế toán

x

x

x

x

 

 

3

 Tài chính Ngân hàng

x

x

x

x

 

 

4

 Kinh tế

x

 

 

 

 

 

5

 Kế toán - Kiểm toán

x

 

 

 

 

 

6

 Kinh doanh thương mại

x

 

 

 

 

 

7

 Kinh tế phát triển

x

 

 

 

 

 

8

 Công nghệ tài chính

x

 

 

 

 

 

9

 Kinh tế nông nghiệp

x

x

 

 

x

x

10

 Quản lý kinh tế

 

 

 

 

x

 

          Ngoài ra, Khoa Kinh tế còn đào tạo ngắn hạn các lĩnh vực Kế toán trưởng, Thực hành kê khai báo cáo thuế, Thực hành kế toán và tập huấn theo nhu cầu cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh lân cận trên khu vực Tây Nguyên.

          Nghiên cứu khoa học của Khoa:

          Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Kinh tế đang theo hai hướng: ứng dụng và lý thuyết. Hướng ứng dụng, các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; Kinh tế hộ, trang trại; Nghiên cứu về SMEs và HTX; Nghiên cứu Marketing; Nghiên cứu chính sách nông thôn; Nghiên cứu kinh tế, quản lý tài nguyên và môi trường; Nghiên cứu Kế toán và kế toán - kiểm toán; Nghiên cứu tài chính vi mô, hệ thống tài chính trong nông thôn. Hướng lý thuyết, các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm Mô hình lý thuyết; Mô hình kinh tế lượng; Kiểm định các lý thuyết với số liệu thực tiễn.

          Trong 5 năm qua (2020 - 2024), các giảng viên của Khoa đã chủ trì và tham gia thực hiện 01 đề tài cấp nhà nước; 11 đề tài cấp Bộ/Tỉnh; 66 đề tài cấp cơ sở (04 đề tài cơ sở trọng điểm, 36 đề tài cơ sở giảng viên, 26 đề tài cơ sở sinh viên). Thông qua các đề tài nghiên cứu, các giảng viên đã công bố 70 bài báo quốc tế (trong đó có 55 bài thuộc danh mục ISI, Scopus), 148 bài báo trong nước, 25 bài viết tham gia hội thảo quốc tế và 65 bài viết tham gia hội thảo quốc gia và 30 sách, giáo trình phục vụ đào tạo.

          Bên cạnh lực lượng giáo viên cơ hữu, Khoa đã và sẽ tiếp tục hợp tác giảng dạy và trao đổi chuyên môn với các giảng viên có trình độ chuyên môn cao của các trường đại học trong và ngoài vùng. Đây là một hướng đi phù hợp với xu thế hội nhập của toàn xã hội nhằm từng bước nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng giảng viên sở tại và nâng cao chất lượng đào tạo.


 

PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ

 

1. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Mở đầu

          Xác định mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra là công đoạn hết sức quan trọng để xây dựng và vận hành chương trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế của Trường Đại học Tây Nguyên được xây dựng, rà soát và cập nhật định kỳ dựa trên cơ sở tham khảo CTĐT của các trường trong nước, quốc tế và ý kiến phản hồi của nhiều bên liên quan như: người sử dụng lao động, cựu học viên, giảng viên và học viên. Đồng thời có đối chiếu, so sánh và học tập từ các chương trình đào tạo của các trường khác trong nước và quốc tế đã được kiểm định chất lượng giáo dục.

          Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành QLKT của Trường Đại học Tây Nguyên được công bố công khai qua nhiều kênh đến các bên liên quan trong quá trình đào tạo của Nhà trường.

Tiêu chí 1.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học

          1. Mô tả hiện trạng

          Trường Đại học Tây Nguyên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo thạc sĩ ngành QLKT theo Quyết định số … , ngày … của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [H1.01.01.01]. Mục tiêu của chương trình đào tạo (CTĐT) ngành QLKT được xác định một cách rõ ràng trên cơ sở đặt ra những kiến thức, kỹ năng mà người học được kỳ vọng tiếp thu được và thể hiện thành công khi tốt nghiệp.

          Mục tiêu chung của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được xác định rõ ràng và thống nhất qua 3 phiên bản cập nhật năm 2017, 2020 và 2022 [H1.01.01.02]. Cụ thể như sau:

          Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể thiết kế nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong công việc. Ngoài ra người học có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Bảng 1.1. Đối sánh các mục tiêu cụ thể trong CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế

CTĐT LKT

Mục tiêu cụ thể

2017

Không có mục tiêu cụ thể

2020

Về kiến thức:Trang bị cho người học:

M1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về triết học và vận dụng vào thực tiễn công việc;

M2. Các nguyên lý kinh tế và luật cơ bản để phân tích, đánh giá và ra quyết định trong các vấn đề về quản lý kinh tế;

M3. Các kiến thức tiên tiến và chuyên sâu về quản lý kinh tế và vận dụng trong thực tiễn

M4. Các kiến thức liên ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý kinh tế;

M5. Các kiến thức chung về quản trị và quản lý trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

1.2.2. Về kỹ năng, thái độ: Rèn luyện cho người học:

M6. Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin; sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng trong kinh tế để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học trong các lĩnh vực kinh tế xã hội;

M7. Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên các nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với người khác trong lĩnh vực quản lý kinh tế để hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực;

M8. Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế;

M9. Kỹ năng ngoại ngữ để đọc hiểu được báo cáo và bài phát biểu về các chủ đề kinh tế, quản lý kinh tế; diễn đạt bằng ngoại ngữ trong các tình huống chuyên môn thông thường, viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn, trình bày các ý kiến và phản biện một vấn đề quản lý kinh tế trong các lĩnh vực;

M10. Thái độ tự nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng lĩnh vực quản lý kinh tế;

M11. Thái độ thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác các hoạt động chuyên môn trong quản lý kinh tế và đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia;

M12. Thái độ quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong quản lý kinh tế.

2022

Về kiến thức: Trang bị cho người học:

M1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về triết học và vận dụng vào thực tiễn công việc;

M2. Các nguyên lý kinh tế và luật cơ bản để phân tích, đánh giá và ra quyết định trong các vấn đề về quản lý kinh tế;

M3. Các kiến thức tiên tiến và chuyên sâu về quản lý kinh tế và vận dụng trong thực tiễn;

M4. Các kiến thức liên ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý kinh tế;

M5. Các kiến thức chung về quản trị và quản lý trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Về kỹ năng: Rèn luyện cho người học:

M6. Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin; sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng trong kinh tế để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học trong các lĩnh vực kinh tế xã hội;

M7. Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên các nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với người khác trong lĩnh vực quản lý kinh tế để hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực;

M8. Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế;

M9. Kỹ năng ngoại ngữ để đọc hiểu được báo cáo, bài phát biểu; diễn đạt các tình huống thông thường; viết báo cáo, trình bày các ý kiến và phản biện các vấn đề (Học viên tự bồi dưỡng ngoại ngữ để đảm bảo năng lực ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra).

2.2.3. Về trình độ và năng lực chuyên môn

M10. Năng lực tự nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng lĩnh vực quản lý kinh tế;

M11. Năng lực thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác các hoạt động chuyên môn trong quản lý kinh tế và đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia;

 M12. Năng lực quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong quản lý kinh tế.

Vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp

 M13. Các học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, hoặc các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, học viên có thể tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng; và tiếp tục học các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh.

          Mục tiêu của CTĐT ngành QLKT được chính thức thông qua và áp dụng vào đào tạo của Nhà trường kể từ năm 2017 theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên [H1.01.01.03] và định kỳ được cập nhật, hoàn thiện vào các năm 2020; 2022 [H1.01.01.04]. Các mục tiêu này được các bên có liên quan gồm giảng viên, đơn vị sử dụng lao động và học viên đánh giá là được xác định rõ ràng với điểm trung bình là… [H1.01.01.05].

          Các mục tiêu của CTĐT cao học ngành QLKT hoàn toàn phù hợp với tuyên bố sứ mạng và tầm nhìn của Trường Đại học Tây Nguyên [H1.01.01.06], cụ thể:

Bảng 1.2. Sự tương thích giữa mục tiêu của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của Trường Đại học Tây Nguyên

Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của Trường Đại học Tây Nguyên

Mục tiêu của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT

Sứ mạng: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc”.

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể thiết kế nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong công việc. Ngoài ra người học có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

 

Tầm nhìn: “Đến năm 2030, Trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, có uy tín, chất lượng; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Nông - Lâm nghiệp, Môi trường, Kinh tế, Tự nhiên và Xã hội; đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội”.

Mục tiêu chiến lược là: “Xây dựng đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, CSVC hiện đại, CTĐT tiên tiến; Không ngừng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị Nhà trường; Kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của thị trường; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc”

Theo kết quả khảo sát mức độ đánh giá, các bên liên quan đồng ý với mục tiêu của CTĐT phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của Trường Đại học Tây Nguyên với điểm trung bình là … [H1.01.01.05].

          Mục tiêu của CTĐT ngành QLKT cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 năm 2012, Luật giáo dục đại học số: 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH và Luật giáo dục số 43/2019/QH14 [H1.01.01.07], đó là: Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

          Mục tiêu của CTĐT ngành QLKT được xây dựng và công bố lần lần đầu năm 2017 và đã được định kỳ tiến hành rà soát, cập nhật điều chỉnh 2 năm vào năm 2020 và năm 2022 theo thông báo của Nhà trường [H1.01.01.04].

          Việc điều chỉnh cập nhật mục tiêu của CTĐT được thực hiện trên cơ sở lấy ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý, người học và người sử dụng lao động. Kết quả khảo sát cho thấy các bên có liên quan cho thấy mục tiêu của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của Trường, phù hợp với mục tiêu của Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục [H1.01.01.07].

          Đối sánh mục tiêu của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT với các cơ sở giáo dục khác trong và ngoài nước, về cơ bản mục tiêu của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT của Trường Đại học Tây Nguyên cơ bản được xác định rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục [H1.01.01.08].

          2. Điểm mạnh

          Mục tiêu của CTĐT ngành QLKT được xác định một cách rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của Trường Đại học Tây Nguyên; phù hợp với mục tiêu của Luật Giáo dục đại học và có tính ổn định tương đối.

          3. Điểm tồn tại

          Việc thu thập ý kiến đánh giá và khảo sát nhu cầu của các bên liên quan chưa được thực hiện một cách thực sự rộng rãi và thường xuyên trên nhiều đối tượng trong quá trình xây dựng và cập nhật, điều chỉnh mục tiêu của CTĐT ngành QLKT.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục rà soát, cập nhập mục tiêu của CTĐT để phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của Nhà trường, cũng như nhu cầu của thị trường lao động.

Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

2

Khắc phục tồn tại

Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan vào xây dựng CTĐT.

Khoa Kinh tế

Phòng QLCL

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí 1.1. đạt yêu cầu, với mức điểm 5/7

Tiêu chí 1.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo

          1. Mô tả hiện trạng

          Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sĩ ngành QLKT được xác định rõ ràng theo từng khía cạnh cụ thể như: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sĩ ngành QLKT của Trường Đại học Tây Nguyên năm 2022 được xác định bao gồm 16 CĐR trên các khía cạnh kiến thức, kỹ năng, trình độ và năng lực chuyên môn, vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp [H1.01.01.02]. Các chuẩn đầu ra này được xác định tương ứng với các mục tiêu của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.

Bảng 1.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT

Mục tiêu của CTĐT

Các chuẩn đầu ra của CTĐT

M1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về triết học và vận dụng vào thực tiễn công việc

C1. Nâng cao nhận thức và vận dụng cơ sở lý luận triết học vào thực tiễn công việc thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và thực hiện đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

M2. Các nguyên lý kinh tế và luật cơ bản để phân tích, đánh giá và ra quyết định trong các vấn đề về quản lý kinh tế

C2. Vận dụng được các nguyên lý cơ bản và luật kinh tế trong quản lý kinh tế để phân tích, đánh giá và ra quyết định trong các vấn đề về kinh tế

M3. Các kiến thức tiên tiến và chuyên sâu về quản lý kinh tế và vận dụng trong thực tiễn

C3. Vận dụng được các kiến thức liên ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh nông nghiệp, tài chính nông thôn để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

C4. Vận dụng được các kiến thức chung về quản trị và quản lý kinh doanh trong các lĩnh vực quản lý kinh tế

C5. Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu, cập nhật về chính sách; quản lý các chương trình, dự án, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

C6. Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu, cập nhật về quản lý các yếu tố nguồn lực xã hội và quản lý hiệu quả môi trường

C7. Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu về chính sách công để quản lý nhà nước, phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, hoạch định, đề xuất, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xã hội, dự báo các vấn đề kinh tế xã hội hướng đến phát triển bền vững kinh tế xã hội ở cả khu vực công và khu vực tư nhân

M4. Các kiến thức liên ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý kinh tế

C3. Vận dụng được các kiến thức liên ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh nông nghiệp, tài chính nông thôn để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

M5. Các kiến thức chung về quản trị và quản lý trong lĩnh vực quản lý kinh tế

C4. Vận dụng được các kiến thức chung về quản trị và quản lý kinh doanh trong các lĩnh vực quản lý kinh tế

M6. Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin; sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng trong kinh tế để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học trong các lĩnh vực kinh tế xã hội

C8. Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin; sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng trong quản lý kinh tế để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học trong các lĩnh vực kinh tế xã hội

M7. Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên các nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với người khác trong lĩnh vực quản lý kinh tế để hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

C9. Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên các nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với người khác về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực để hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

M8. Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế

C10. Có kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

M9. Kỹ năng ngoại ngữ để đọc hiểu được báo cáo, bài phát biểu; diễn đạt các tình huống thông thường; viết báo cáo, trình bày các ý kiến và phản biện các vấn đề (Học viên tự bồi dưỡng ngoại ngữ để đảm bảo năng lực ngoại ngữ theo CĐR)

C11. Có chứng chỉ ngoại ngữ B2 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

M10. Năng lực tự nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng lĩnh vực quản lý kinh tế

C12. Học viên tự nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

M11. Năng lực thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác các hoạt động chuyên môn trong quản lý kinh tế và đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia

C12. Học viên tự nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

C13. Học viên có khả năng thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác các hoạt động chuyên môn về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

C14. Học viên đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

   C15. Học viên có khả năng quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu công tác cho mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội khác về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

 C16. Các học viên có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, hoặc các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, học viên có thể tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng; và tiếp tục học các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh

M12. Năng lực quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong quản lý kinh tế

C12. Học viên tự nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

C13. Học viên có khả năng thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác các hoạt động chuyên môn về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

C14. Học viên đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

   C15. Học viên có khả năng quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu công tác cho mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội khác về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

 C16. Các học viên có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, hoặc các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, học viên có thể tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng; và tiếp tục học các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh

M13. Các học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, hoặc các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, học viên có thể tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng; và tiếp tục học các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh

 

 C16. Các học viên có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, hoặc các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, học viên có thể tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng; và tiếp tục học các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh

          Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu của chương trình đào tạo, làm cơ sở để định hướng nội dung và liên kết các học phần và nội dung đào tạo cụ thể [H1.01.01.02].

 

 

 

 

 

Bảng 1.4. Ma trận thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành QLKT

Mục tiêu

của

CTĐT

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Về kiến thức

Về kỹ năng

Về trình độ và năng lực chuyên môn

 

Vị trí hay CV có thể đảm nhiệm của người học sau khi TN

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

 C10

 C11

C12

C13

C14

C15

C16

M1

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

M2

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

M3

 

 

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

x

M4

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

M5

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

M6

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

x

M7

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

x

M8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

x

M9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

x

M10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

x

M11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

x

M12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

x

x

x

M13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

          Bên cạnh đó CĐR ra của CTĐT ngành QLKT còn có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo theo quy định về điều kiện xét tốt nghiệp bậc thạc sĩ của Nhà trường [H1.01.01.02].

          CĐR của chương trình đào tạo ngành QLKT của Nhà trường đáp ứng được các quy định của bậc 7 (bậc thạc sĩ) của Khung trình độ Quốc gia của Việt Nam [H1.01.02.01].

Bảng 1.5. Bảng đối sánh CĐR của chương trình QLKT với Khung trình độ quốc gia Việt Nam

Tiêu chí

Khung trình độ quốc gia Việt Nam cho bậc 7 (thạc sĩ)

Chuẩn đầu ra CTĐT bậc thạc sĩ ngành QLKT

 

 

 

 

 

 

 

Kiến thức

 

 

Kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo

 

C1. Nâng cao nhận thức và vận dụng cơ sở lý luận triết học vào thực tiễn công việc thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và thực hiện đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

C2. Vận dụng được các nguyên lý cơ bản và luật kinh tế trong quản lý kinh tế để phân tích, đánh giá và ra quyết định trong các vấn đề về kinh tế

C5. Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu, cập nhật về chính sách; quản lý các chương trình, dự án, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

C6. Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu, cập nhật về quản lý các yếu tố nguồn lực xã hội và quản lý hiệu quả môi trường

C7. Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu về chính sách công để quản lý nhà nước, phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, hoạch định, đề xuất, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xã hội, dự báo các vấn đề kinh tế xã hội hướng đến phát triển bền vững kinh tế xã hội ở cả khu vực công và khu vực tư nhân

Kiến thức liên ngành có liên quan

 

C3. Vận dụng được các kiến thức liên ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh nông nghiệp, tài chính nông thôn để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

Kiến thức chung về quản trị và quản lý

C4. Vận dụng được các kiến thức chung về quản trị và quản lý kinh doanh trong các lĩnh vực quản lý kinh tế

Kỹ năng

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học

C8. Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin; sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng trong quản lý kinh tế để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học trong các lĩnh vực kinh tế xã hội

Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với người khác

C9. Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên các nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với người khác về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực để hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến

 

C10. Có kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

Có trình độ ngoại ngữ bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

C11. Có chứng chỉ ngoại ngữ B2 hoặc có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

 

 

 

 

Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng

 

C12. Học viên tự nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác

C13. Học viên có khả năng thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác các hoạt động chuyên môn về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn

C14. Học viên đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn

C15. Học viên có khả năng quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu công tác cho mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội khác về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực

Theo kết quả khảo sát phần lớn các bên liên quan đồng ý với việc đánh giá về CĐR của CTĐT được xác định rõ ràng với điểm bình quân là ….  CĐR nêu rõ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp với điểm bình quân là … [H1.01.01.05].

          Dựa trên các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, kết quả khảo sát của các bên có liên quan, CĐR của chương trình đào tạo ngành QLKT định kỳ được rà soát, cập nhật và điều chỉnh cùng với CTĐT vào các năm 2020 và 2022 [H1.01.01.04]. Bên cạnh đó, CĐR của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT Trường Đại học Tây Nguyên được đối sánh với các cơ sở giáo dục trong nước (Trường Đại học Lâm Nghiệp, Trường Đại học Hùng Vương) và ngoài nước (Trường Khoa học Xã hội, Đại học Sains Malaysia) [H1.01.02.02].

          2. Điểm mạnh

          CĐR ngành QLKT được xác định rõ ràng, phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với quy định của Nhà nước về khung trình độ quốc gia Việt Nam.

          CĐR ngành ngành QLKT được quy định rõ ràng, phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan và tạo thuận lợi cho việc xây dựng chương trình đào tạo và công tác tổ chức quá trình đào tạo.

          CĐR của chương trình đào tạo ngành QLKT đảm bảo tính ổn định và định kỳ được rà soát, cập nhật và điều chỉnh dựa trên các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, kết quả nghiên cứu và khảo sát ý kiến các bên liên quan.

          3. Điểm tồn tại

          Việc khảo sát các bên có liên quan về CĐR của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT chưa được thực hiện thường xuyên.

          Số lượng các bên có liên quan tham gia vào việc góp ý CĐR của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT còn ít.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chuẩn đầu ra của CTĐT

Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

2

Khắc phục tồn tại

Tiến hành khảo sát thường xuyên và tăng số lượng các bên có liên quan tham gia khảo sát

Phòng QLCL

   Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí 1.2. Đạt yêu cầu với mức điểm 5/7

Tiêu chí 1.3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai

          1. Mô tả hiện trạng

          CĐR của chương trình đào tạo thạc sĩ ngành QLKT của Trường Trường Đại học Tây Nguyên được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu các quy định về mục tiêu, yêu cầu đối với trình độ đào tạo này của các văn bản pháp quy như: Luật Giáo dục, Luật giáo dục đại học, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, các văn bản hiện hành của Bộ GD&ĐT liên quan đến công tác đào tạo sau đại học, các kết quả khảo sát ý kiến của các bên liên quan [H1.01.01.05], và đối sánh với các CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đã được kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đã được kiểm định chất lượng giáo dục [H1.01.02.02].

          CĐR của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT trong các lần cập nhật và điều chỉnh đều phản ánh được yếu cầu của các bên có liên quan bao gồm: nhà sử dụng lao động, cựu học viên, giảng viên và học viên. Nội dung tham khảo ý kiến bao gồm: CĐR của CTĐT đã được xác định rõ ràng, CĐT nêu rõ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất người học cần đạt được sau tốt nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy 100% số lượng các bên có liên quan tham gia khảo sát đều cho rằng CĐR của CTĐT đã được xác định rõ ràng, CĐT nêu rõ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất người học cần đạt được sau tốt nghiệp với mức điểm trung bình là ….[H1.01.01.05]. Cụ thể như sau:

          CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được xây dựng kể từ năm 2017. Trong CTĐT này, CĐR của CTĐT chỉ bao gồm 3 CĐR là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Căn cứ vào các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, kể từ năm 2017 đến nay, CTĐT thạc sĩ QLKT được rà soát, điều chỉnh vào năm 2020 và 2022 với 15 CĐR; Trong đó có 7 CĐR về kiến thức, 3 CĐR về kỹ năng, 4 CĐR về năng lực tự chủ và trách nhiệm, 1 CĐR về năng lực ngoại ngữ; CĐR về năng lực ngoại ngữ được điều chỉnh phù hợp với quy định hiện hành [H1.01.03.01].

          CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được công khai website của Trường Đại học Tây Nguyên, website của Khoa Kinh tế và được thông báo cho học viên khi nhập học [H1.01.03.02].

          2. Điểm mạnh

          CĐR của CTĐT thạc sĩ QLKT của Nhà trường được xác định trên cơ sở có sự tham gia của các bên liên quan và định kỳ 2 năm được cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở kết quả khảo sát ý kiến và đóng góp của các bên liên quan, quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và đã được công khai đến các bên có liên quan.

          3. Điểm tồn tại

          Việc khảo sát ý kiến và đóng góp của các bên liên quan chưa được thực hiện một cách thường xuyên, mà chủ yếu thực hiện vào các kỳ điều chỉnh cập nhật chương trình đào tạo, số lượng các bên tham gia còn ít. Việc công bố CĐR chưa được rộng rãi trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.

 

 

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh CĐR của CTĐT nhằm phản ánh đầy đủ hơn yêu cầu của các bên liên quan

Khoa Kinh tế;

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

2

Khắc phục tồn tại

Tiến hành thường xuyên việc khảo sát ý kiến các bên liên quan.

Công bố CĐR công khai qua nhiều kênh thông tin khác nhau, đến nhiều đối tượng khác nhau

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí 1.3. đạt yêu cầu, với mức điểm 4/7

 

Kết luận về Tiêu chuẩn 1

 

          Mục tiêu của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được xác định rõ ràng, phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược của Trường Đại học Tây Nguyên, phù hợp với mục tiêu của luật giáo dục đại học.

          CĐR của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được xác định rõ ràng, bao quát các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT. Các CĐR này có sự tương thích với mục tiêu đào tạo và Khung trình độ quốc gia Việt Nam bậc 7 dành cho đào tạo trình độ thạc sĩ. Đồng thời, CĐR của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT cũng phản ánh được yêu cầu của các bên có liên quan, các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, được định kỳ rà soát điều chỉnh và được công bố công khai.

          Sự tham gia của các bên liên quan trong việc xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra vẫn còn hạn chế về khía cạnh số lượng. Việc công bố CĐR chưa được thực hiện trên nhiều kênh thông tin khác nhau.

          Tự đánh giá: Tiêu chuẩn 1 có 3/3 tiêu chí đạt yêu cầu, với 2 tiêu chí đạt 5/7 và 1 tiêu chí đạt 4/7 điểm.


 

2. Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

Mở đầu

          Bản mô tả CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được xây dựng, ban hành và công bố công khai đến các bên liên quan bằng nhiều hình thức khác nhau. Bản mô tả chương trình đào tạo làm cơ sở cho các bên liên quan thiết lập và thực thi kế hoạch, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình đào tạo: giúp học viên chủ động xác định và lựa chọn tiến độ học tập theo từng học kỳ; giúp giảng viên xác lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá trên cơ sở đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình; giúp cho các nhà sử dụng lao động biết được những kiến thức, kỹ năng, thái độ được đào tạo và kỳ vọng ở học viên tốt nghiệp.

          Bản mô tả CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được Nhà trường xây dựng lần đầu năm 2017 và định kỳ 2 năm một lần được rà soát, cập nhật điều chỉnh vào các năm 2020 và 2022 dựa trên các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và kết quả khảo sát ý kiến của các bên liên quan.

Tiêu chí 2.1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhập

          1. Mô tả hiện trạng

          Theo quy định hiện hành, bản mô tả CTĐT thạc sĩ cần có các nội dung cơ bản sau:

          (1) Tên cơ sở giáo dục

          (2) Tên gọi của văn bằng

          (3) Tên CTĐT

          (4) Thời gian đào tạo

          (5) Mục tiêu, CĐR của CTĐT

          (6) Tiêu chí tuyển sinh

          (7) Cấu trúc chương trình dạy hoc

          (8) Ma trận kỹ năng (thể hiện sự đóng góp của các học phần vào việc đạt CĐR)

          (9) Đề cương các môn học/học phần

          (10) Thời điểm thiết kế hoặc điều chỉnh Bản mô tả CTĐT

          Bản mô tả CTĐT thạc sĩ ngành QLKT của Trường Đại học Tây Nguyên đã trình bày đầy đủ các thông tin cơ bản liên quan đến chương trình đào tạo theo quy định [H2.02.01.01].

Bảng 2.1. Đối sánh kết cấu của Bản mô tả CTĐT thạc sĩ ngành QLKT

Các nội dung trong Bản mô tả CTĐT

Phiên bản 2020

Phiên bản 2022

 

Phần I. Mô tả CTĐT

Phần I. Mô tả CTĐT

 

(3) Tên CTĐT

 

 

(1) Tên cơ sở giáo dục

(2) Tên gọi của văn bằng

 

 

 

(4) Thời gian đào tạo

(6) Tiêu chí tuyển sinh

 

 

 

 

 

 

 

(10) Thời điểm thiết kế hoặc điều chỉnh Bản mô tả CTĐT

(5) Mục tiêu, CĐR của CTĐT

 

(1) Thông tin chung về CTĐT

Tên chương trình (tiếng Việt, tiếng Anh);

Mã ngành;

Tên cơ sở đào tạo cấp bằng;

Tên gọi văn bằng;

Trình độ đào tạo;

Số tín chỉ yêu cầu;

Hình thức đào tạo:

Thời gian đào tạo;

Đối tượng tuyển sinh và phương thức tuyển sinh;

Thang điểm đánh giá;

Điều kiện tốt nghiệp;

Vị trí việc làm sau tốt nghiệp;

Học tập nâng cao trình độ;

Chương trình tham khảo khi xây dựng;

Thời gian cập nhập Bản mô tả CTĐT.

 

(2) Mục tiêu đào tạo

Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý giáo dục của Nhà trường;

Mục tiêu chung;

Mục tiêu cụ thể.

+ Kiến thức;

+ Kỹ năng, thái độ;

+ Vị trí việc làm sau tốt nghiệp;

+ Trình độ ngoại ngữ, tin học.

-

(3) Chuẩn đầu ra

Kiến thức;

Kỹ năng;

Năng lực tự chủ và trách nhiệm.

(4) Ma trận mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT

(5) Phương pháp kiểm tra đánh giá

(1) Thông tin chung về CTĐT

Tên chương trình (tiếng Việt, tiếng Anh);

Mã ngành;

Tên cơ sở đào tạo cấp bằng;

Tên gọi văn bằng;

Trình độ đào tạo;

-

Hình thức đào tạo;

Thời gian đào tạo;

Đối tượng tuyển sinh và phương thức tuyển sinh;

Thang điểm đánh giá;

Điều kiện tốt nghiệp;

Vị trí việc làm sau tốt nghiệp;

Học tập nâng cao trình độ;

Chương trình tham khảo khi xây dựng;

Thời gian cập nhập Bản mô tả CTĐT.

 

(2) Mục tiêu đào tạo

Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý giáo dục của Nhà trường;

Mục tiêu chung;

Mục tiêu cụ thể.

+ Kiến thức;

+ Kỹ năng, thái độ;

(3) Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

+ Trình độ ngoại ngữ, tin học.

 

(4) Chuẩn đầu ra

Kiến thức;

Kỹ năng;

Năng lực tự chủ và trách nhiệm.

(5) Ma trận mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT

(6) Phương pháp kiểm tra đánh giá

 

Phần II. Mô tả Chương trình dạy học

Phần II. Mô tả Chương trình dạy học

(7) Cấu trúc chương trình dạy hoc

 

 

 

(8) Ma trận kỹ năng (thể hiện sự đóng góp của các học phần vào việc đạt CĐR)

 

(9) Đề cương các môn học/học phần

 

(1) Cấu trúc chương trình dạy học

(2) Nội dung đào tạo

(3) Kế hoạch giảng dạy dự kiến

(4) Ma trận quan hệ giữa các học phần và CĐR của CTĐT

 

 

(5) Mô tả vắn tắt các học phần

(6) Đề cương chi tiết các học phần

(7) Đối sánh với các CTĐT

(1) Cấu trúc chương trình dạy học

(2) Nội dung đào tạo

(3) Kế hoạch giảng dạy dự kiến

(4) Ma trận quan hệ giữa các học phần và CĐR của CTĐT

 

 

(5) Mô tả vắn tắt các học phần

(6) Đề cương chi tiết các học phần

(7) Đối sánh với các CTĐT

          Các nội dung trong bản mô tả chương trình đào tạo ngành QLKT được định kỳ rà soát, điều chỉnh, cập nhập 2 năm một lần vào các năm 2020 và 2022 [H1.01.01.04]. Nội dung cập nhập chủ yếu là thay đổi các nội dung bên trong để phù hợp với những thay đổi trong CTĐT [H2.02.01.02].

          Nội dung tham khảo ý kiến bao gồm: CĐR của CTĐT đã được xác định rõ ràng, CĐT nêu rõ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất người học cần đạt được sau tốt nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy 100% số lượng các bên có liên quan tham gia khảo sát đều cho rằng CĐR của CTĐT đã được xác định rõ ràng, CĐT nêu rõ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất người học cần đạt được sau tốt nghiệp với mức điểm trung bình là …. [H1.01.01.05].

          2. Điểm mạnh

          Bản mô tả CTĐT của ngành QLKT được xây dựng đầy đủ thông tin cần thiết để giúp cho bên liên quan lựa chọn, xác lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện CTĐT.

          Bản mô tả CTĐT ngành QLKT được cập nhật 2 năm một lần.

          3. Điểm tồn tại

          Việc lấy ý kiến các bên liên quan về bản mô tả CTĐT chưa được thực hiện rộng rãi, số lượng lấy ý kiến còn ít.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục hoàn thiện bảng mô tả CTĐT đảm bảo phản ánh tốt hơn yêu cầu của xã hội

Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

2

Khắc phục tồn tại

Tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan vào góp ý cho bản mô tả CTĐT

Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí 2.1. đạt yêu cầu với mức điểm 5/7.

Tiêu chí 2.2. Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật

          1. Mô tả hiện trạng

          Theo quy định, đề cương chi tiết các học phần bao gồm các thông tin cơ bản sau:

          (1) Tên đơn vị/tên giảng viên đảm nhận giảng dạy.

          (2) Tên môn học/học phần

          (3) Số tín chỉ

          (4) Mục tiêu, CĐR của môn học/học phần, ma trận liên kết nội dung chương, mục với CĐR

          (5) Các yêu cầu của môn học/ học phần.

          (6) Cấu trúc của môn học/học phần

          (7) Phương pháp dạy – học

          (8) Phương thức kiểm tra/đánh giá

          (9) Tài liệu chính và tài liệu tham khảo

          Đề cương chi tiết các học phần thạc sĩ ngành QLKT được xây dựng dựa trên mục tiêu đào tạo, CĐR và khung chương trình của ngành học bao gồm đầy đủ các mục theo quy định [H1.01.01.02].

Bảng 2.2. Đối sánh các nội dung trong đề cương học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT

Các nội dung trong đề cương chi tiết học phần

Phiên bản 2017

Phiên bản 2020

Phiên bản 2022

- Tên môn học/học phần.

 

 

 

- Số tín chỉ.

 

- Các yêu cầu của môn học/ học phần.

- Tên đơn vị/tên giảng viên đảm nhận giảng dạy.

 

- Mục tiêu, CĐR của môn học/học phần, ma trận liên kết nội dung chương, mục với CĐR

 

 

 

- Cấu trúc của môn học/học phần.

- Phương pháp dạy – học.

- Tài liệu chính và tài liệu tham khảo.

 

 

 

 

- Phương thức kiểm tra/đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

1) Tên môn học

2) Mã môn học

 

 

 

3) Số tín chỉ, loại môn học

 

 

4) Bộ môn phụ trách

 

 

5) Mô tả môn học

 

6) Mục tiêu của môn học

 

 

 

 

 

7) Nội dung chi tiết môn học

 

 

8) Tài liệu học tập

- Tài liệu học tập chính

- Tài liệu tham khảo

 

 

9) Tiêu chuẩn đánh giá học viên

 

 

 

 

(1) Tên học phần.

(2) Mã học phần.

(3) Thông tin chung về học phần và giảng viên:

- Tổng số tín chỉ (LT, TH).

- Loại môn học (BB, TC).

- Giảng viên giảng dạy (Tên, Số ĐT, Email).

 

(4) Mô tả tóm tắt nội dung học phần

(5) Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần.

- Mục tiêu

- Chuẩn đầu ra

- Ma trận tích hợp giữa CĐR của học phần và CĐR của CTĐT

(6) Cấu trúc học phần.

 

(7) Kế hoạch và phương pháp dạy học.

(8) Tài liệu học tập.

- Giáo trình học phần.

- Danh mục tài liệu tham khảo.

(9) Nhiệm vụ của học viên.

(10) Phương thức kiểm tra, đánh giá học phần.

- Trọng số.

- Thành phần, mục đích và tỷ lệ điểm bộ phận.

- Đánh giá kết thúc học phần.

 

(1) Tên học phần.

(2) Mã học phần.

(3) Thông tin chung về học phần và giảng viên:

- Tổng số tín chỉ (LT, TH).

- Loại môn học (BB, TC).

- Giảng viên giảng dạy (Tên, Số ĐT, Email).

 

(4) Mô tả tóm tắt nội dung học phần.

(5) Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần.

- Mục tiêu

- Chuẩn đầu ra

- Ma trận tích hợp giữa CĐR của học phần và CĐR của CTĐT

(6) Cấu trúc học phần.

 

(7) Kế hoạch và phương pháp dạy học.

(8) Tài liệu học tập.

- Giáo trình học phần.

- Danh mục tài liệu tham khảo.

(9) Nhiệm vụ của học viên.

(10) Phương thức kiểm tra, đánh giá học phần.

- Trọng số.

- Thành phần, mục đích và tỷ lệ điểm bộ phận.

- Đánh giá kết thúc học phần.

- Rubrics đánh giá.

          Đề cương chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành QLKT của Nhà trường được ban hành lần đầu năm 2017 với các nội dung cơ bản: 1) Tên môn học; 2) Mã môn học; 3) Số tín chỉ, loại môn học; 4) Bộ môn phụ trách; 5) Mô tả môn học; 6) Mục tiêu của môn học; 7) Nội dung chi tiết môn học; 8) Tài liệu học tập; 9) Tiêu chuẩn đánh giá học viên [H1.01.01.02]. Phiên bản này chưa có chuẩn đầu ra của môn học; Ma trận tích hợp giữa CĐR của học phần và CĐR của CTĐT, Kế hoạch và phương pháp dạy học; Tiêu chuẩn đánh môn học chưa rõ ràng. Những nội dung này đã được bổ sung vào phiên bản cập nhập năm 2020 và 2022. Riêng phiên bản 2022, đã được hoàn thiện và bổ sung thêm các Rubrics đánh giá so với phiên bản 2020 [H1.01.01.02].

          2. Điểm mạnh

          Đề cương chi tiết các học phần của ngành QLKT thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết theo đúng quy định, được rà soát, đánh giá, điều chỉnh và cập nhật thường xuyên theo định kỳ 2 năm 1 lần để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của CTĐT và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

          3. Điểm tồn tại

          Nhà trường mới có những quy định về quy trình cập nhật, điều chỉnh đề cương chi tiết theo định kỳ chung (2 năm một lần) mà chưa có quy trình cụ thể cho việc cập nhật thường xuyên sau mỗi học kỳ giảng dạy.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục cập nhật thường xuyên đề cương chi tiết các học phần đáp ứng nhu cầu xã hội

Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

2

Khắc phục tồn tại

Xây dựng quy định về cập nhật thường xuyên sau mỗi học kỳ giảng dạy

Phòng Đào tạo

Định kỳ mỗi học kỳ 1 lần

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí 2.2 đạt yêu cầu với mức điểm 5/7.

 

Tiêu chí 2.3. Bản mô tả CTĐT thạc sĩ QLKT và đề cương các học phần được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận

          1. Mô tả hiện trạng

          Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết học phần trong CTĐT thạc sĩ ngành QLKT của Trường Đại học Tây Nguyên được công bố công khai theo đúng các quy định bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo điều kiện để các bên liên quan có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng. Các kênh chủ yếu công bố bản mô tả chương trình đào tạo ngành QLKT bao gồm: Website của Nhà trường, website của Khoa Kinh tế. Ngoài ra, mỗi giảng viên phụ trách học phần sẽ giới thiệu đề cương chi tiết của học phần mình đảm nhận ngay buổi học đầu tiên giúp học viên nắm rõ các nội dung và yêu cầu của môn học [H1.01.03.02].

          Giảng viên giảng và học viên đang theo học tại trường là những đối tượng thường xuyên được tiếp cận với bản mô tả CTĐT và  đề cương chi tiết học phần. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của các bên có liên quan về tiếp cận bản mô tả CTĐT và đề cương chi tiết các học phần cho thấy phần lớn giảng viên và học viên đều cho rằng bảng mô tả chương trình đào tạo dễ dàng tiếp cận với mức điểm bình quân là …/…. Đề cương chi tiết các học phần cũng dễ dàng tiếp cận được với mức điểm đánh giá bình quân là …./…. [H1.01.01.05].

          2. Điểm mạnh

          Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đã được công bố công khai đến các bên liên quan. Các bên bên liên quan dễ dàng tiếp cận Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.

          3. Điểm tồn tại

          Kênh công bố Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT chưa đa dạng.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục công khai Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT trên các phương tiện đã công bố

Khoa Kinh tế

Phòng TT&TVTS

Hàng năm

 

2

Khắc phục tồn tại

Mở rộng phương tiện công bố Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT

Khoa Kinh tế

Phòng

TT&TVTS

Hằng năm

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí 2.3 đạt yêu cầu với mức điểm 4/7.

 


 

Kết luận về Tiêu chuẩn 2

 

          Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin theo quy định và được cập nhập theo định kỳ 2 năm 1 lần. . 

          Đề cương các học phần đầy đủ thông tin theo quy định và được cập nhập theo định kỳ 2 năm 1 lần.

          Số lượng các bên có liên quan tham gia góp ý trong quá trình cập nhập, hoàn thiện Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT còn hạn chế.

          Bản mô tả CTĐT thạc sĩ QLKT và đề cương các học phần được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên các phương tiện được sử dụng để công bố chưa đa dạng.

          Tự đánh giá: Tiêu chuẩn 2 có 3/3 tiêu chí đạt yêu cầu với 2 tiêu chí mức điểm 5/7, 1 tiêu chí đạt mức điểm 4/7.

 

 

3. Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

Mở đầu

          Chương trình dạy học (CTDH) là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, phạm vi và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của bậc đào tạo. Với vị trí và vai trò quan trọng đó nên CTDH thạc sĩ ngành QLKT được xây dựng, ban hành vào năm 2020, 2022. CTDH của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được thiết kế trên cơ sở CĐR của CTĐT, các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Trường Đại học Tây Nguyên.

Tiêu chí 3.1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra

          1. Mô tả hiện trạng

          CĐR thể hiện việc người học sau khi tốt nghiệp sẽ tích luỹ được những kiến thức, và kỹ năng, đồng thời có được năng lực tự chủ và trách nhiệm.

          CTDH thạc sĩ của ngành QLKT được thiết kế một cách có hệ thống dựa trên các yêu cầu của CĐR. Trong đó thể hiện rõ những yêu cầu mà học viên cần đạt được về kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm sau khi kết thúc khoá học [H3.03.01.01]. Cụ thể như sau:

- Về kiến thức: CTDH thạc sĩ ngành QLKT được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT (về kiến thức thực tế và lý thuyết về chuyên ngành đào tạo; kiến thức liên ngành; kiến thức chung về quản trị và quản lý). Việc kiểm tra mức độ đạt được các kiến thức này thể hiện qua kết quả bài thi kết thúc học phần hoặc tiểu luận và các bài kiểm tra tính điểm tích luỹ.

- Về kỹ năng: CTDH thạc sĩ ngành QLKT được thiết kế bao hàm những học phần giúp rèn luyện kỹ năng cần thiết cho học viên sau khi tốt nghiệp bao gồm: Kỹ năng phân tích tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học; Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn; Kỹ năng tổ chức quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến; Và kỹ năng ngoại ngữ. Các kỹ năng này được đánh giá thông qua quá trình học và thi kết thúc học phần.

- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: CTDH thạc sĩ ngành QLKT được thiết kế theo hướng phát huy năng lực nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng; Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác; Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý, đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn. Các năng lực này được đánh giá thông qua quá trình học và thi kết thúc học phần.

Bảng 3.1. Đối sánh khối lượng kiến thức trong CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế

Tiêu chí

CTĐT 2017

CTĐT 2020

CTĐT 2022

SL (TC)

(%)

SL (TC)

(%)

SL (TC)

(%)

1. Kiến thức chung

10

16,67

10

16,39

4

6,67

2. Kiến thức cơ sở

13

21,67

13

21,31

12

20,00

3. Kiến thức chuyên ngành

27

45,00

28

45,90

35

58,33

4. Luận văn/Đề án

10

16,67

10

16,39

9

15,00

Tổng

60

100,00

61

100,00

60

100,00

       Nguồn: Tổng hợp từ CTĐT năm 2017, 2020, 2022

          Về phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm tra, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học. Để đảm bảo đáp ứng đạt được CĐR, trên cơ sở các quy định về quy trình kiểm tra đánh giá đã được ban hành của nhà trường. 100% các học phần trong CTDH được bổ sung và đều thể hiện đầy đủ các nội dung liên quan đến phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, phương pháp đánh giá... trong từng bản đề cương chi tiết học phần. Trong đó mô tả nội dung của từng tiết học với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá một cách cụ thể [H3.03.01.01].

          Thông qua kết quả khảo sát các bên liên quan gồm học viên, cựu học viên, đơn vị sử dụng lao động và giảng viên, CTDH thạc sĩ ngành QLKT được đánh giá là phù hợp và dựa trên CĐR với điểm bình quân là … [H1.01.01.05].

          Căn cứ vào những ý kiến và phản hồi của các bên liên quan mà Khoa Kinh tế đã thực hiện khảo sát định kỳ 2 năm 1 lần nhằm bổ sung, hoàn thiện về CTDH [H1.01.01.04] và xây dựng ma trận kỹ năng phù hợp của CTĐT thạc sĩ chuyên ngành QLKT [H3.03.01.01]. Khoa Kinh tế tổng hợp và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, cập nhật CTĐT thể hiện trong biên bản họp Khoa về rà soát, điều chỉnh. Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa Kinh tế tổ chức họp và dự thảo những thay đổi, chỉnh sửa về CTĐT nhằm đáp ứng nhu cầu người học và thị trường lao động [H2.02.01.02].

          2. Điểm mạnh

          CTDH thạc sĩ của ngành QLKT được thiết kế một cách có hệ thống dựa trên các yêu cầu của CĐR. Trong đó thể hiện rõ những yêu cầu mà học viên cần đạt được về kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm sau khi kết thúc khoá học.

          Các học phần đều đã xác định được cách thức kiểm tra, đánh giá mức đáp ứng CĐR của học phần, từ đó có thể đánh giá mức đáp ứng CĐR chung của CTĐT.

          3. Điểm tồn tại

          Sự tham gia của các bên liên quan cho việc góp ý kiến xây dựng CTDH còn hạn chế.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục rà soát CTDH nhằm đáp ứng tốt hơn các mục tiêu và CĐR của CTĐT.

Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

2

Khắc phục tồn tại

Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong việc thu thập ý kiến xây dựng CTDH.

Khoa Kinh tế

Phòng QLCL

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí 3.1 đạt yêu cầu và mức điểm 5/7.

Tiêu chí 3.2. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng

          1. Mô tả hiện trạng

          Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng. Trong đó, các học phần đều có sự đóng góp trong việc đạt được CĐR của CTĐT về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ, chịu trách nhiệm. 100% các học phần trong CTDH có sự tương tích về nội dung và thể hiện sự đóng góp cụ thể của mỗi học phần nhằm đạt được CĐR ở các mức độ 1, 2, 3; Trong đó, mức 1 = đóng góp mức thấp; mức 2 = đóng góp mức trung bình; mức 3 = đóng góp mức cao [H3.03.01.01].

Bảng 3.2. Ma trận quan hệ giữa các học phần và chuẩn đầu ra của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT

TT

Tên học phần

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

C10

C11

C12

C13

C14

C15

C16

  1.  

Triết học

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

  1.  

Kinh tế vi mô nâng cao

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

2

  1.  

Kinh tế vĩ mô nâng cao

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

2

  1.  

Khoa học quản lý nâng cao

 

3

 

 

 

 

 

 

3

3

 

2

2

2

2

3

  1.  

Phương pháp nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

2

2

2

2

  1.  

Quản lý nhà nước về kinh tế nâng cao

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1.  

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu thống kê

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

2

2

2

2

  1.  

Phương pháp phân tích định lượng

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

2

2

2

2

  1.  

Chính sách công

 

 

 

 

3

 

3

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1. 10.  

Quản lý kinh tế nông nghiệp

 

 

3

 

 

 

 

 

3

3

 

3

3

3

3

3

  1. 11.  

Quản lý chương trình và dự án

 

 

 

3

3

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1. 12.  

Quản lý nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

3

 

 

3

3

 

3

3

3

3

3

  1. 13.  

Quản lý tài chính

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1. 14.  

Quản lý và lãnh đạo công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

3

3

3

3

3

  1. 15.  

Kinh tế phát triển nâng cao

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

2

  1. 16.  

Phát triển nông thôn

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

2

  1. 17.  

Kinh tế quốc tế nâng cao

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

2

  1. 18.  

Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

 

 

 

 

3

 

3

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1. 19.  

Lý thuyết ra quyết định trong quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

3

3

3

3

3

  1. 20.  

Kinh tế công cộng nâng cao

 

 

2

 

 

 

 

 

3

3

 

3

3

3

3

2

  1. 21.  

Quản lý khoa học công nghệ

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1. 22.  

Quản lý đầu tư

 

 

2

 

 

 

 

 

2

2

 

3

3

3

3

3

  1. 23.  

Quản lý tài nguyên và môi trường

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1. 24.  

Phát triển vùng và địa phương

 

 

2

 

 

 

 

 

2

2

 

3

3

3

3

2

  1. 25.  

Quản trị Marketing

 

 

2

 

 

 

 

2

2

 

 

3

3

3

3

3

  1. 26.  

Phát triển chuỗi giá trị

 

 

2

 

 

 

 

 

2

2

 

2

2

2

2

2

  1. 27.  

Quản lý thông tin kinh tế

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1. 28.  

Quản lý kinh doanh quốc tế

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1. 29.  

Luật kinh tế cho các nhà quản lý

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

3

3

  1. 30.  

Thực tập 1

 

 

 

 

3

 

 

3

3

3

 

3

3

3

3

3

  1. 31.  

Thực tập 2

 

 

 

 

3

 

 

3

3

3

 

3

3

3

3

3

  1. 32.  

Thực tập 3

 

 

 

 

3

 

 

3

3

3

 

3

3

3

3

3

  1. 33.  

Đề án tốt nghiệp

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

 

3

3

3

3

3

Ghi chú:  Mức độ đóng góp của các học phần với chuẩn đầu ra được mã hóa như sau:

1 = đóng góp mức thấp                          

2 = đóng góp mức trung bình

3 = đóng góp mức cao

Để trống = không đóng góp.

          100% các học phần trong CTDH xác định rõ tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR [H3.03.01.01].

          Nội dung các học phần trong CTDH thể hiện việc đạt được CĐR và định kỳ được lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan [H1.01.01.05].

          2. Điểm mạnh

          100% các học phần trong CTDH có sự tương tích về nội dung và thể hiện sự đóng góp cụ thể của mỗi học phần nhằm đạt được CĐR.

             100% các học phần trong CTDH xác định rõ tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR.

          Nội dung các học phần trong CTDH thể hiện việc đạt được CĐR và định kỳ được lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan.

          3. Điểm tồn tại

          Một số học phần còn bị trùng lặp về nội dung.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục rà soát đề cương chi tiết học phần để đảm bảo tương thích hơn với CĐR của CTĐT

Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

2

Khắc phục tồn tại

Rà soát nội dung các học phần để điều chỉnh các nội dung trùng lặp

Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí 3.2 đạt yêu cầu với mức điểm 5/7.

Tiêu chí 3.3. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập nhật và có tính tích hợp

          1. Mô tả hiện trạng

          Các học phần trong CTDH được cấu trúc đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khối thống nhất. CTDH thạc sĩ ngành QLKT năm 2022 với 60 tín chỉ, tỷ lệ khối kiến thức chung chiếm 6,67%; kiến thức cơ sở chiếm 20%, kiến thức chuyên ngnafh chiếm 58,33% và đề án tốt nghiệp chiếm 15%. Với 32 học phần trong CTĐT năm 2022, có 15 học phần bắt buộc và 17 học phần tự chọn; có 25 học phần lý thuyết và 7 học phần thực hành. Trong tổng số 62 tín chỉ, số tín chỉ bắt buộc 42, số tín chỉ tự chọn 20; 42,5 tín chỉ lý thuyết và 19,5 tín chỉ thực hành [H3.03.01.01].

Bảng 3.3. Đối sánh số tín chỉ bắt buộc và số tín chỉ tự chọn trong CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế

Tiêu chí

CTĐT 2017

CTĐT 2020

CTĐT 2022

SL (TC)

(%)

SL (TC)

(%)

SL (TC)

(%)

1. Học phần

27

100,00

33

100,00

32

100,00

- Bắt buộc

12

44,44

12

36,36

15

46,88

- Tự chọn

15

55,56

21

63,64

17

53,13

2. Tín chỉ

72

100,00

81

100,00

62

100,00

- Bắt buộc

42

58,33

41

50,62

42

67,74

- Tự chọn

30

41,67

40

49,38

20

32,26

       Nguồn: Tổng hợp từ CTĐT năm 2017, 2020, 2022

 

Bảng 3.4. Đối sánh số tín chỉ lý thuyết và số tín chỉ thực hành trong CTĐT thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế

Tiêu chí

CTĐT 2017

CTĐT 2020

CTĐT 2022

SL (TC)

(%)

SL (TC)

(%)

SL (TC)

(%)

1. Học phần

27,00

100,00

33,00

100,00

32,00

100,00

- Lý thuyết

24,00

88,89

29,00

87,88

25,00

78,13

- Thực hành

3,00

11,11

4,00

12,12

7,00

21,88

2. Tín chỉ

72,00

100,00

81,00

100,00

62,00

100,00

- Lý thuyết

61,00

84,72

69,50

85,80

42,50

68,55

- Thực hành

11,00

15,28

11,50

14,20

19,50

31,45

       Nguồn: Tổng hợp từ CTĐT năm 2017, 2020, 2022

          100% các học phần trong CTDH được bố trí một cách hợp lý và được đình kỳ rà soát/điều chỉnh, bổ sung và cập nhập ít nhất 2 năm 1 lần [H1.01.01.04].

          CTDH khi được điều chỉnh có tham khảo các CTĐT tiên tiến trong nước (Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Hùng Vương) và quốc tế (Trường Khoa học Xã hội, Đại học Sains Malaysia) nhằm đảm bảo tính linh hoạt và tích hợp [H3.03.03.01].

          2. Điểm mạnh

          Các học phần trong CTDH được cấu trúc đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khối thống nhất.

          100% các học phần trong CTDH được bố trí một cách hợp lý.

          CTDH được đình kỳ rà soát/điều chỉnh, bổ sung và cập nhập ít nhất 2 năm 1 lần.

          CTDH khi được điều chỉnh có tham khảo các CTĐT tiên tiến trong nước hoặc quốc tế.

          3. Điểm tồn tại

          Việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan chưa thường xuyên để phục vụ cho việc điểu chỉnh CTDH.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục rà soát CTDH nhằm đảm bảo tính linh hoạt và tích hợp

Khoa Kinh tế

Định kỳ

2 năm 1 lần

 

2

Khắc phục tồn tại

Tăng cường lấy ý kiên của các bên có liên quan để có cơ sở điều chỉnh CTDH phù hợp hơn.

Khoa Kinh tế

Định kỳ

2 năm 1 lần

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí 3.3 đạt yêu cầu với mức điểm 4/7.


 

Kết luận về Tiêu chuẩn 3

 

          Chương trình dạy học thạc sĩ ngành QLKT được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra.     Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic. Cấu trúc và kết cấu của CTDH phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các khối kiến thức. Đề cương chi tiết các học phần đầy đủ các mục theo đúng quy định, nội dung cập nhật và có tính tích hợp, có sự đóng góp để đạt được CĐR của CTĐT. Phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp để đảm bảo đạt được CĐR của học phần.

          Mỗi học phần trong CTDH đều đóng góp để đạt được CĐR. 

          Tự đánh giá: Tiêu chuẩn 3 có 3/3 tiêu chí đạt yêu cầu với 2 tiêu chí đạt mức điểm 5/7, 1 tiêu chí đạt mức điểm 4/7.


 

4. Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

Mở đầu

           Trong đào tạo đại học, phương pháp tiếp cận trong dạy và học có vai trò quan trọng. Ngành Quản lý kinh tế cũng như nhiều ngành đào tạo khác trong Trường Đại học Tây Nguyên chọn cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, tổ chức các hoạt động dạy học và các hoạt động thực tập đạt được CĐR đã tuyên bố trong CTĐT, sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng, nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học viên.

Tiêu chí 4.1: Triết lý giáo dục hoặc mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng và được phổ biến tới các bên liên quan

          1. Mô tả hiện trạng

          Triết lý giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Tại các trường đại học, việc xây dựng một triết lý giáo dục phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển sẽ tạo tiền đề quan trọng để xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đúng đắn. Triết lý giáo dục của một trường đại học là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt làm định hướng phát triển cho nhà trường. Giáo dục của mỗi trường đều được dựa trên một triết lý giáo dục riêng. Với ý nghĩa đó, triết lý giáo dục của Trường Đại học Tây Nguyên có nội dung “Phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học” [H4.04.01.01]. Triết lý giáo dục này có ý nghĩa là “dựa trên nguồn sức mạnh, tổ chức đào tạo theo chương trình chất lượng, tạo môi trường học tập tốt nhất cho người học phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cá nhân”. Dựa trên Triết lý giáo dục đã được ban hành, Nhà trường hướng tới đề cao các giá về tính sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học, chất lượng giáo dục luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu cho mọi hoạt động, sự liên thông, kết nối và hợp tác quốc tế là giá trị cho sự phát triển. Ngoài ra, sứ mạng của Nhà trường được xác định rõ trong Kế hoạch chiến lược phát triển trường Đại học Tây Nguyên từ năm 2011 đến năm 2020 và Chiến lược phát triển trường Đại học Tây Nguyên giai đoạn 2020 - 2027, tầm nhìn 2035 [H4.04.01.02]. Cụ thể là năm 2018 Nhà trường đã xây dựng và ban hành “Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi” với tầm nhìn: “Đến năm 2030, Trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, có uy tín, chất lượng; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnhvực y tế, giáo dục, nông - lâm nghiệp, môi trường, kinh tế, tự nhiên và xã hội; đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội”; và sứ mạng:“Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc” [H1.01.01.06].

          Sau khi công bố “Triết lý giáo dục” và “Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi”, Nhà trường đã ra Thông báo phổ biến triết lý giáo dục của Trường Đại học Tây Nguyên đến các đơn vị, tổ chức đoàn thể và cán bộ, viên chức, người lao động và người học [H4.04.01.03]. Việc quán triệt được triển khai dưới nhiều hình thức: Pano, bảng hiệu và tại các giảng đường cũng như được công bố rộng rãi và công khai trên website của Trường [H4.04.01.04].

       Trong Nghị quyết của Đảng ủy Trường, kế hoạch năm học hằng năm của Nhà trường luôn có nội dung chú trọng phổ biến, tuyên truyền triết lý giáo dục đến các bên liên quan, trong đó chú trọng giải thích rõ để giảng viên, SV hiểu rõ và thực hiện [H4.04.01.05]. Đối với giảng viên, thông qua các hoạt động tập thể của Trường và các buổi họp Khoa, Nhà trường và Khoa luôn phổ biến, quán triệt để giảng viên hiểu rõ về triết lý giáo dục của Trường, từ đó giảng viên lựa chọn nội dung dạy học, PPGD chuyển tải triết lý giáo dục của Trường và thể hiện trong đề cương học phần [H1.01.01.02]. Đối với học viên, Nhà trường và Khoa Kinh tế phổ biến đến học viên về Triết lý giáo dục của Trường tại buổi gặp mặt đầu khóa giữa học viên, lãnh đạo khoa và chuyên viên phụ trách đào tạo sau đại học [H4.04.01.06].

          2. Điểm mạnh

          Triết lý giáo dục đã được tuyên bố rõ ràng.

          Triết lý giáo dục được phổ biến rộng rãi tới các bên có liên quan và các bên liên quan thông qua nhiều hình thức khác nhau để các bên liên quan tiếp cận và hiểu được.

        3. Điểm tồn tại

          Mặc dù mục tiêu đào tạo ngành QLKT được công bố rõ ràng, phù hợp với triết lý giáo dục của Nhà trường, tuy nhiên, việc phổ biến đến các bên liên quan còn khá ít về số lượng, do vậy số lượng ý kiến đóng góp của các bên liên quan nhận được là hạn chế.

          4. Kế hoạch hành động         

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục phổ biến rộng rãi triết lý giáo dục được tới các bên có liên quan

 

Nhà trường

 

Hàng năm

Khắc phục điểm yếu

Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo với các nhà tuyển dụng để giới thiệu và tuyên truyền rộng rãi triết lý giáo dục

Khoa Kinh tế

Hàng năm

          5. Tự đánh giá

          Tự đánh giá tiêu chí 4.1: Đạt (mức 5/7 điểm)

Tiêu chí 4.2: Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được CĐR
          1. Mô tả hiện trạng

          CTĐT của ngành Quản lý kinh tế được thiết kế phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục; đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. CTĐT của ngành Quản lý kinh tế được cập nhật vào năm 2017, 2020, 2022, CTĐT được xây dựng theo hướng lấy người học làm trung tâm đáp ứng được mục tiêu đào tạo và CĐR [H1.01.01.02]. Căn cứ vào Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ [H4.04.02.01], dựa trên CĐR của học phần, giảng viên phụ trách học phần thiết kế các hoạt động dạy học và phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm đạt được CĐR của học phần được thực hiện thông qua ma trận kiến thức, kỹ năng, từ đó đảm bảo tính hợp lý và thực tế của CTĐT [H1.01.01.02]. Cụ thể như sau:

          + Đối với các học phần cơ sở, cơ sở ngành và chuyên ngành: Các phương pháp dạy và học được áp dụng trong CTĐT thạc sĩ QLKT rất đa dạng và phong phú, phù hợp, được giảng viên thiết kế theo từng nội dung tương ứng. Các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là: thuyết trình, thảo luận nhóm, gợi mở – vấn đáp… [H1.01.01.02].                       + Đối với học phần thực tập: Phương pháp thảo luận, gợi mở, vấn đáp được sử dụng chủ yếu trong việc triển khai thực hiện. Học viên ngành QLKT được nghe báo cáo từ về các vấn đề đã được học trong chương trình đào tạo và khảo sát thực tiễn để kiểm chứng các nội dung đã được học [H1.01.01.02].

          + Đối với luận văn/ Đề án thạc sĩ: Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng chủ yếu trong việc triển khai thực hiện. Học viên thực hiện luận văn/Đề án thạc sĩ tại các Sở, cơ quan ban ngành, UBND các xã, huyện, tỉnh, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội… về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành đào tạo [H1.01.01.02].

          Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy và học thì sự hài lòng của học
viên là quan trọng nhất. Cuối mỗi kỳ học, môn học, học viên được tham gia đánh giá về
giảng viên và môn học. Tổng hợp kết quả cho thấy ….% người được hỏi đánh giá trình
độ và năng lực giảng dạy của giảng viên tốt; ….% đánh giá nội dung các môn học là phù hợp, kiến thức cập nhật với thực tiễn. [H4.04.02.02].

          2. Điểm mạnh

          Việc thiết kế, lựa chọn các học phần giảng dạy được thực hiện dựa trên phân tích ma trận kiến thức, kỹ năng để đảm bảo tính logics với mục tiêu đào tạo và CĐR của ngành QLKT. Phương thức dạy và học ngành QLKT cũng được sử dụng đa dạng, tăng cường tính tự chủ của học viên, được thiết kế có tính đến tính đặc thù của từng môn học, qua đó giúp nâng cao hiệu quả việc dạy và học.

          3. Điểm tồn tại

          Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy và học, tuy nhiên chưa thật sự có nhiều đổi mới trong phương pháp, đặc biệt là các phương pháp hướng dẫn học viên tự học, tự nghiên cứu, kích thích tính sáng tạo của học viên.

          4. Kế hoạch hành động

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục rà soát phương pháp giảng dạy của các học phần đa dạng phù hợp với đặc thù của học phần

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

Khắc phục điểm yếu

Thiết kế các hoạt động để nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên.

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

          5. Tự đánh giá

          Tự đánh giá tiêu chí 4.2: Đạt với mức điểm 4/7 điểm.

Tiêu chí 4.3: Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học

           1. Mô tả hiện trạng

          Các hoạt động dạy và học bao gồm các hoạt động trong các giờ học lý thuyết, hoạt động tự học và nghiên cứu khoa học của học viên, các bài thảo luận nhóm, thực tập, thực tế, đặc biệt là luận văn/đề án thạc sĩ đều hướng tới mục tiêu hình thành khả năng phân tích và tổng hợp, khả năng nhận diện vấn đề, tư duy phản biện, rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cho học viên [H1.01.01.02]. 100% đề cương chi tiết các học phần đã mô tả rõ việc sử dụng các phương giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của học viên phù hợp nhằm thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin; kỹ năng truyền đạt tri thức; kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực QLKT [H1.01.01.02].

            Đề cương chi tiết của các học phần trong CTĐT thạc sĩ ngành QLKT cũng nhấn mạnh đến hoạt động tự nghiên cứu và tự học nhằm hướng đến việc nâng cao năng lực tự nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng trong lĩnh vực QLKT, năng lực thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác các hoạt động chuyên môn trong QLKT, năng lực quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn; và tiếp tục học các CTĐT trình độ tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Cụ thể, trong đề cương chi tiết của mỗi học phần đều làm rõ thời lượng tự học của học viên, các nội dung học viên cần phải chuẩn bị cho mỗi buổi học [H1.01.01.02].

            Giảng viên sử dụng các hoạt động dạy học và phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm hỗ trợ học viên rèn luyện các kỹ năng, năng lực chuyên môn và nâng cao khả năng học tập suốt đời thông qua việc học viên có thể tiếp tục theo học CTĐT tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến QLKT. Đề cương chi tiết thể hiện đươc sự đóng góp cụ thể của mỗi học phần nhằm giúp học viên đạt được CĐR học phần [H1.01.01.02]. Các học phần xác đinh rõ nội dung giảng dạy, tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR của CTĐT, đặc biệt là học phần thực tập và luận văn/Đề án thạc sĩ [H1.01.01.02]. Bên cạnh đó, hoạt động học tập đa dạng có thể giúp học viên lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ học tập. Học viên được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động chuyên môn như hội thảo khoa học cấp quốc gia/quốc tế, hội thảo chuyên đề, tham gia NCKH với người hướng dẫn khoa học hoặc các giảng viên khác trong Khoa Kinh tế thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Bộ [H4.04.03.01].  

            Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là công cụ quan trọng xác định mức độ đạt được kỹ năng, năng lực nhận thức của học viên. Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng của học viên về hiệu quả tổ hợp các phương pháp giảng dạy của giảng dạy rất cao với mức điểm bình quân là … [H1.01.01.05]. Điều này cho thấy giảng viên tham gia giảng dạy luôn sử dụng thành thạo tổ hợp các phương pháp giảng dạy nhằm hỗ trợ học viên rèn luyện các kỹ năng vànâng cao khả năng học tập suốt đời. Đồng thời, các đơn vị sử dụng lao động đánh gia cao năng lực của học viên sau khi có bằng thạc sĩ QLKT của Nhà trường. Học viên sau khi trở về cơ quan công tác phát huy được những kiến thức, kỹ năng, khả năng phân tích kinh tế, chính sách phù hợp với vị trí công tác. Các đơn vị sử dụng lao động hài lòng với thái độ và chuyên môn của học viên Nhà trường và đánh giá lao động của họ có thể phát triển khả năng chuyên môn cao hơn nữa. Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong đơn vị [H4.04.03.02].

           2. Điểm mạnh

          Các hoạt động dạy và học ngành QLKT trình độ thạc sĩ của trường Trường Đại học Tây Nguyên được thiết kế và thực hiện khoa học, đảm bảo đạt được các CĐR và mục tiêu CTĐT. Đề cương chi tiết các học phần mô tả rõ việc sử dụng các phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng và năng lực của học viên nhằm đáp ứng CĐR của học phần.

          Đề cương chi tiết các học phần mô tả rõ hoạt động tự học, tự nghiên cứu nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt đời cho học viên.  

            Dựa vào CĐR của học phần, nội dung của học phần; giảng viên đã thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp nhằm hỗ trợ học viên rèn luyện kỹ năng và năng lực nghề nghiệp.

          3. Điểm tồn tại

          Chương trình học còn chưa cập nhật một số kỹ năng phù hợp với sự thay đổi trong bối cảnh mới.

          Trong công tác giảng dạy, do đặc thù của nhiều môn học mà việc áp dụng các
phương pháp giảng dạy tích cực còn hạn chế. Ngoài ra, việc đánh giá, kiểm tra các hoạt
động tự học, tự nghiên cứu của học viên chưa thực sự hiệu quả do học viên phân tán, trình độ chuyên môn không đồng đều. 

         

 

 

 

4. Kế hoạch hành động

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục rà soát các hoạt động dạy và học theo hướng hỗ trợ người học rèn luyện các kỹ năng, năng lực và nâng cao khả năng học tập suốt đời

Khoa Kinh tế

Định kỳ

2 năm 1 lần

 

Khắc phục điểm yếu

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo phương pháp giảng dạy

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

Kết hợp đánh giá năng lực học tập với năng lực tự học, tự nghiên cứu của học viên

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

           5. Tự đánh giá:

          Tự đánh giá tiêu chí 4.3: Đạt với mức điểm 4/7 điểm.

      

Kết luận về tiêu chuẩn 4

 

          Triết lý giáo dục và mục tiêu đào tạo của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được tuyên bố rõ ràng và phổ biến đầy đủ đến các bên liên quan. CTĐT đã đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp, phản hồi từ các bên liên quan để thay đổi cách tiếp cận dạy và học; tạo ra các chương trình gắn học viên, Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu này, CTĐT bậc thạc sĩ ngành QLKT Trường Trường Đại học Tây Nguyên đã chú trọng thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp như việc bố trí khối kiến thức đào tạo, lựa chọn môn học, phương thức dạy và học phù hợp …nhằm tăng cường kiến thức và kỹ năng thực tế cho người học. Các môn học được lựa chọn đảm bảo cung cấp đủ các kiến thức, kỹ năng và khả năng phát triển, cập nhật kiến thức của học viên, giúp học viên đạt được yêu cầu của CĐR ngành học. Những yêu cầu tự học, phương thức chấm điểm, đánh giá học viên đa dạng trong mỗi học phần đã phần nào góp phần thúc đẩy rèn luyện, nâng cao khả năng học tập suốt đời cho học viên.

          Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT thạc sĩ ngành QLKT tự đánh giá tiêu chuẩn 4: 3/3 tiêu chí đạt với 1 tiêu chí đạt 5/7 điểm, 2 tiêu chí đạt 4/7 điểm.


 

5. Tiêu chuẩn 5. Đánh giá kết quả học tập của người học

Mở đầu

          Đánh giá kết quả học tập của người học là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình dạy học, kết quả đánh giá cung cấp cho các bên liên quan về mức độ đạt được của người học so với chuẩn đầu ra của CTĐT.  Việc đánh giá kết quả học tập của người học CTĐT trình độ thạc sĩ ngành QLKT được thiết kế để đo lường được mức độ đạt được CĐR của CTĐT, bao gồm cả kiến thức và kỹ năng chung, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Các quy định về đánh giá KQHT của người học theo CTĐT bậc thạc sĩ chuyên ngành QLKT đều được thông báo công khai tới người học thông qua bản mô tả chương trình và ĐCCT môn học. Trước khi bắt đầu tham gia các môn học trong CTĐT bậc thạc sĩ chuyên ngành QLKT, người học được thông báo về kế hoạch, hình thức và tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá được sử dụng trong từng môn học. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá đảm bảo sự đa dạng, độ giá trị, tin cậy, sự công bằng. Việc kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời giúp người học cải thiện việc học tập, tạo điều kiện để người học tiếp cận dễ dàng và chủ động hơn trong việc học tập cũng như quá trình khiếu nại về kết quả học tập.

Tiêu chí 5.1. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra

          1. Mô tả hiện trạng

          Đánh giá người học là một trong những hoạt động thường kỳ của Nhà trường.
Hoạt động này dựa trên các quy định về đánh giá người học đã được Bộ Giáo dục và
Ðào tạo ban hành theo Thông tư số 07/2015 về việc Quy định về khối lượng kiến thức
tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp [H5.05.01.01]. Các hoạt động đánh giá người học của Nhà trường được thiết kế phù hợp với
việc đạt được CĐR [H1.01.01.02]. Căn cứ vào CĐR của CTĐT, toàn bộ các hoạt động đánh giá người học trong suốt quá trình học được thiết kế để giúp người học đạt được CĐR và được công bố một cách chính thống tới người học thông qua “Sổ tay học viên” [H5.05.01.02]  cùng với đề cương chi tiết các học phần đã được công bố trên webiste Nà trường, Khoa [H1.01.03.02].

          Trường Trường Đại học Tây Nguyên đã thực hiện quy trình rõ ràng về việc đánh giá kết quả người học để đạt được CĐR và được công bố công khai, rộng rãi đến các bên liên quan [H1.01.03.02]. Công tác đánh giá kết quả học tập được thực hiện xuyên suốt từ đầu vào – quá trình học tập – đầu ra thông qua hoạt động: Tuyển sinh đầu vào – học tập các môn học theo chương trình, thực tập – thực tế, thực hiện luận văn/Đề án thạc sĩ, xét tốt nghiệp được thực hiện theo các quy định của Quy chế đào tạo sau đại học của Nhà trường [H4.04.02.01], trong đó quy định rõ việc tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, đánh giá môn học, điều kiện tốt nghiệp, công khai cam kết chất lượng đào tạo ngành QLKT trên website công thông tin tuyển sinh của Nhà trường [H4.04.02.01]. Bên cạnh đó, trong bản mô tả CTĐT, cũng như ĐCCT từng môn học đã nêu rõ về yêu cầu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học (các điểm thành phần gồm: bài tập, kiểm tra thường xuyên, tiểu luận, thi kết thúc môn học và điểm tổng kết) [H3.03.01.01].

          Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp để đo lường được mức độ đạt CĐR. Nhà trường có thông báo rõ ràng quy định điều kiện dự thi và điểm đánh giá bộ phận các học phần [H4.04.02.01]. Căn cứ vào đặc thù của các học phần để có phương pháp đánh giá phù hợp.

          + Đối với các CĐR kiến thức: bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, việc đánh giá bao gồm điểm bộ phận với trọng số 30% và điểm thi kết thúc học phần hoặc làm tiểu luận với trọng số 70%. Đối với điểm bộ phận, các nội dung đánh giá bao gồm chuyên cần, thực hành hoặc thảo luận nhóm và kiểm tra giữa kỳ [H5.05.01.03].. Các nội dung chi tiết này được mô tả chi tiết trong Rubric đánh giá học phần [H1.01.01.02]. Riêng đặc thù học phần thực tập và luận văn/Đề án thạc sĩ có phương pháp đánh giá riêng phù hợp với đặc thù của học phần nghiên cứu thực tiễn với hình thức đánh giá chủ yếu là chấm báo cáo thực tập và bảo vệ luận văn/Đề án thạc sĩ trước Hội đồng [H5.05.01.04], [H5.05.01.05].

            + Đối với các CĐR kỹ năng: được đánh giá thông qua cách trình bày, bài tập giải quyết tình huống, khả năng thuyết trình, tiểu luận. Về khả năng thiết kế, triển khai các vấn đề được đánh giá thông qua việc hoàn thành bài tập tình huống, bài tập nhóm, bài tập lớn, tiểu luận [H3.03.01.01].

          Trên cơ sở quy chế tổ chức và đào tạo trình độ thạc sĩ, Nhà trường còn ban hành quy trình soạn thảo đề thi, quy trình quản lý điểm (chấm và công bố điểm thi). Tương ứng với yêu cầu của từng môn học, các điểm số từng môn sẽ được xử lý để đánh giá mức độ đạt được CĐR của môn học đó. Mỗi môn học được tổng hợp từ điểm đánh giá quá trình, giữa kỳ và điểm thi kết thúc học phần [H5.05.01.06].

          Cách thức đánh giá được áp dụng phù hợp với từng mục đích đánh giá, đảm bảo
chất lượng và quyền lợi của học viên. Đề nâng cao chất lượng đào tạo, sau khi kết thúc mỗi học kỳ chuyển sang học kỳ mới, phòng QLCL sẽ tiến hành thu thập ý kiến phản hồi của học viên thông qua phiếu đánh giá về nội dung học phần, phương pháp giảng dạy của giảng viên, các hoạt động khác liên quan đến hoạt động dạy và học của lớp học [H1.01.01.05]. Kết quả phản hồi từ người học cho thấy, các thông tin đánh giá được giới thiệu đầu khóa học và học viên được các giảng viên giới thiệu vào đầu học phần, trong tài liệu sổ tay học viên cũng nêu rõ về hình thức tổ chức đánh giá học phần, điều kiện dự thi, trọng số điểm và cách thức tính điểm và đánh giá kết quả môn học [H5.05.01.02].

          2. Điểm mạnh

          - Quy trình đánh giá kết quả học tập của người học rõ ràng được thể hiện rõ trong Quy chế học vụ của Nhà trường.

          - Các tài liệu hướng dẫn việc thiết kế các phương pháp kiểm tra và đánh giá người học phù hợp tương ứng với mức độ đạt được CĐR.

          - Các hoạt động dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp nhằm đạt được mức độ đạt CĐR.

          3. Điểm tồn tại

          Mặc dù đã xây dựng thang đo Rubric đánh giá mức độ đạt được CĐR học phần nhưng chưa thực hiện việc đánh giá theo các thang đo này.

           4. Kế hoạch hành động

 Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục rà soát và hoàn thiện phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học nhằm đạt CĐR của học phần.

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

Khắc phục điểm yếu

Triển khai thực hiện việc đánh giá CĐR học phần theo thang đo Rubric đã được xây dựng trong đề cương

Phòng Đào tạo

Hàng năm

 

             5. Tự đánh giá

Tự đánh giá tiêu chí 5.1: Đạt (mức 4/7 điểm)

Tiêu chí 5.2: Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học

          1. Mô tả hiện trạng

          Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan trong CTĐT thạc sĩ ngành QLKT rõ ràng. Việc đánh giá và công nhận kết quả học tập của người học được Nhà trường áp dụng theo Quy chế đào tạo sau đại học của Nhà trường [H4.04.02.01]. Người học được thông báo công khai về các tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập trên Website của Trường, Bản mô tả CTĐT, ĐCCT các môn học và Sổ tay học viên các năm học [H1.01.03.02], [H2.02.01.01], [H5.05.01.02].

          Việc lựa chọn các hình thức đánh giá, trọng số điểm bộ phận và điểm thi do giảng viên phụ trách học phần đề xuất, thông qua Bộ môn, Khoa phê duyệt và được Nhà trường ra thông báo tới người học, người dạy trong Kế hoạch học tập đầu năm, trong năm học, trong Chương trình đào tạo hàng năm và trên website của Nhà trường. Hình thức đánh giá mỗi học phần được phổ biến tới người học ngay khi bắt đầu học phần. Kết quả tổng hợp của mỗi học phần bao gồm điểm đánh giá kiến thức (điểm thi) và điểm đánh giá quá trình (điểm quá trình). Kế hoạch và hình thức đánh giá người học đã được xây dựng và công bố cho người học biết theo từng năm học, căn cứ vào các Quy chế, Quy định về tuyển sinh đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các bậc học và loại hình đào tạo. Nhà trường đã ban hành quy trình thiết lập hệ thống lập kế hoạch và lựa chọn các loại hình đánh giá người học phù hợp trong quá trình học tập [H4.04.02.01].

          Tất cả các học viên đều hiểu và nắm rõ các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. ĐCCT các môn học của CTĐT thạc sĩ QLKT có quy định rõ ràng cách đánh giá theo từng môn học. Mỗi môn học gồm điểm thành phần và điểm thi. Tỷ lệ giữa hai đầu điểm này thay đổi tùy theo đặc thù từng môn học, không quá 40% cho điểm quá trình và 60% đối với điểm thi [H5.05.01.03], trong đó, điểm quá trình gồm: bài tập, kiểm tra thường kỳ, tiểu luận hoặc thi kết thúc môn học. Cách tính điểm này được công bố trên lớp cho người học khi bắt đầu môn học, giảng viên thông báo công khai điểm đánh giá quá trình cho người học trên lớp trước khi kết thúc thời gian học [H5.05.01.03]. Thời gian thi kết thúc môn học, nhập điểm quá trình, điểm thi kết thúc môn học, công bố công khai cho người học đồng thời người học được quyền phản hồi về điểm số [H5.05.02.01]. Đối với luận văn/đề án thạc sĩ, Nhà trường có quy định rõ ràng về: quy trình thực hiện, thời gian thực hiện, các thay đổi trong quá trình thực hiện, yêu cầu về cách thức trình bày luận văn tốt nghiệp, trách nhiệm của học viên và giảng viên hướng dẫn, nêu rõ tiêu chuẩn đánh giá cũng như cách tính điểm luận văn/Đề án thạc sĩ được nêu rõ trong quy chế đào tạo thạc sĩ [H4.04.02.01].      

          2. Điểm mạnh

          Nhà trường có các tài liệu hướng dẫn rõ ràng về thời gian, hình thức, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan đến đánh giá và kết quả học tập của người học.

          Các tài liệu hướng dẫn có quy định cụ thể về thời gian, hình thức, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan đến đánh giá và kết quả học tập của người học và đã được công bố công khai tới người học trước mỗi kỳ học/học phần.

          Người học được phổ biến các quy định về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học theo CTĐT ThS QLKT rất rõ ràng, công khai, minh bạch và được thông báo công khai đến người học thông qua Website, Sổ tay học viên, ĐCCT và được giới thiệu trực tiếp tại lớp vào buổi học đầu tiên.

          3. Điểm tồn tại

          Không có.

          4. Kế hoạch hành động

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về thời gian, hình thức, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan đến đánh giá và kết quả học tập của người học.

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

Khắc phục điểm yếu

Tăng cường hơn nữa việc khảo sát lấy ý kiến người học về đánh giá kết quả học tập

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

          5. Tự đánh giá

Tự đánh giá tiêu chí 5.2: Đạt (mức 4/7 điểm)

Tiêu chí 5.3: Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị,độ tin cậy và sự công bằng

          1. Mô tả hiện trạng

          Đánh giá kết quả học tập của người học là một trong những hoạt động có tầm
quan trọng trong hệ thống đào tạo. Hoạt động này đòi hỏi sự chính xác, khách quan và
công bằng, đồng thời có tác dụng khuyến khích người học hướng đến mục tiêu học tập
suốt đời. Trường đã thiết kế, xây dựng các phần mềm quản lý đào tạo để quản lý và đánh giá người học [H5.05.02.01].

          Nhằm phản ánh nỗ lực học tập của người học trong suốt quá trình học, kết quả học tập mỗi học phần được tổng hợp từ điểm quá trình và điểm thi. Tỷ lệ giữa hai đầu điểm này thay đổi tùy theo đặc thù từng môn học, không quá 40% cho điểm quá trình và 60% đối với điểm thi [H5.05.01.03], trong đó, điểm quá trình gồm: bài tập, kiểm tra thường kỳ, tiểu luận hoặc thi kết thúc môn học. Cách tính điểm này được công bố trên lớp cho người học khi bắt đầu môn học, giảng viên thông báo công khai điểm đánh giá quá trình cho người học trên lớp trước khi kết thúc thời gian học [H5.05.01.03]. Tuỳ theo đặc thù của học phần, các hình thức đánh giá bài thi kết thúc học phần có thể là thi tự luận, thi thực hành hoặc viết tiểu luận. Đối với luận văn/Đề án thạc sĩ, hình thức đánh giá là bảo vệ luận văn/Đề án thạc sĩ trước hội đồng. Hình thức thi khá đa dạng do yêu cầu, mục tiêu của từng học phần là khác nhau. Việc đánh giá luận văn tốt nghiệp được thực hiện theo quy định tại quy chế đào tạo thạc sĩ và có quy trình chấm luận văn và đánh giá theo các tiêu chí cụ thể thông qua phiếu chấm [H5.05.03.01]. Các hình thức đánh giá này thể hiện rõ trong đề cương chi tiết học phần [H3.03.01.01].

          Để đảm bảo sự công bằng và độ tin cậy trong đánh giá KQHT, công tác tổ chức thi luôn đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, đúng quy định. Đề thi hiện nay được giảng viên giảng dạy ra đề. Mỗi đề thi đều có đáp án tương ứng với số điểm chi tiết được bộ môn phê duyệt để đảm bảo tính hiệu lực đánh giá trước khi chuyển về Phòng QLCL in ấn, nhân bản và đóng gói. Đồng thời giảng viên phải chấm thi theo hướng dẫn cụ thể trong qui định về thi kết thúc học phần của Trường. Để đánh giá KQHT được chính xác, Trường ban hành quy định về xây dựng đề thi, qui trình xây dựng đề thi nhằm đảm bảo đánh giá đúng kiến thức người học với phương pháp phù hợp và cũng để bảo mật đảm bảo công bằng cho người học, sau mỗi kỳ thi, đề thi lại được xem xét độ khó, độ phân cách để rút kinh nghiệm cho các đợt thi sau [H5.05.03.02].

          2. Điểm mạnh

          - Giảng viên sử dụng các phương pháp khác nhau để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.

          - Các phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng đảm bảo đo lường được mức độ đạt được của CĐR; đảm bảo độ tin cậy và có các tiêu chí đánh giá rõ ràng nhằm đảm bảo tính công bằng phù hợp với quy định chung của Nhà trường

          - Quy trình đánh giá chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng, khách quan.

           3. Điểm tồn tại

          Việc lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về các phương pháp đánh giá kết quả học tập, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng chưa được thực hiện thường xuyên.

           4. Kế hoạch hành động        

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện việc rà soát, điều chỉnh phương pháp đánh giá nhằm đảm bảo độ tin cậy và công bằng

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

Khắc phục điểm yếu

Thực hiện việc khảo sát lấy ý kiến người học về phương pháp đánh giá kết quả học tập thường xuyên hơn.

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Hàng kỳ

 

            5. Tự đánh giá

           Tự đánh giá tiêu chí 5.3: Đạt (mức 4/7 điểm)

Tiêu chí 5.4: Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc họctập

          1. Mô tả hiện trạng

          Kết quả học tập của học viên được phản hồi đúng lúc và kịp thời.        

          Quy định hoạt động khảo thí được thực hiện như sau [H5.05.03.02]:

          - Đầu mỗi năm học, Nhà trường thông báo kế hoạch đào tạo của năm học, phòng QLCL căn cứ kế hoạch đào tạo xây dựng lịch thi chi tiết cho từng học phần, từng lớp trong mỗi học kỳ trình Hiệu trưởng phê duyệt và công bố trước kỳ thi ít nhất 2 tuần.

          - Các giảng viên phụ trách/ giảng dạy học phần công bố công khai điểm đánh giá bộ phận vào buổi học cuối cùng của học phần. Khoa, Bộ môn chỉ đạo giảng viên hoàn thành nhập điểm bộ phận chậm nhất 3 ngày trước khi tổ chức thi học phần đó theo lịch thi của Nhà trường.

          - Đối với thi kết thúc học phần:

          + Ngay khi kết thúc buổi thi, cán bộ coi thi bàn giao túi bài cho thư ký thu bài. Thư ký thu bài kiểm tra lại túi bài, niêm phong, ký biên bản giao nhận bài thi và bàn giao cho phòng QLCL. Phòng QLCL tiến hành công tác đánh phách, rọc phách. Bộ môn phải cử giảng viên lên chấm thi tại phòng chấm thi, Các giảng viên phụ trách/giảng dạy học phần thực hiện chấm thi kết thúc học phần trước 15 ngày kể từ ngày thi. Tất cả các bài đi đều phải được chấm và có chữ ký của CB chấm thi. Biên bản ghi điểm phải có chữ ký của cán bộ chấm thi.

          + Đối với học phần thi vấn đáp, điểm thi được công bố công khai ngay tại phòng thi sau mỗi buổi thi.

          - Cán bộ chấm thi phải ký tên vào bảng điểm chậm nhất sau 15 ngày nộp bảng điểm. Bảng điểm được lập thành 3 bản: 1 bản gửi về Phòng Đào tạo, 1 bản gửi về Khoa và 1 bản lưu tại Phòng QLCL.

          - Kết quả học tập của người học được Phòng QLCL và Nhà trường thông báo kịp thời và công khai đến giảng viên và người học: Cuối mỗi học phần giảng viên thông báo điểm quá trình tới học viên, các trường hợp cấm thi. Phòng QLCL cung cấp bảng điểm quá trình, điểm thi và kết quả điểm thi, nhà trường có hệ thống phần mềm quản lý các hệ đào tạo giúp trường quản lý kết quả học tập của người học chặt chẽ, chính xác, độ tin cậy cao, hỗ trợ tích cực công tác kiểm tra, tính toán, xử lý số liệu cũng như tra cứu kết quả học tập của người học dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi [H5.05.02.01]. Học viên có thể truy cập bằng MSHV để biết được kết quả học tập của mình. Sau khi có điểm thi, học viên được thông báo thông qua phần mềm tín chỉ để người học có phản hồi và cải thiện việc học tập. Thông tin kết quả học tập của người học được lưu giữ đầy đủ theo đúng tiến trình học tập của người học, rõ ràng, dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Thời gian chấm phúc tra (nếu có) không quá 7 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị của học viên[H5.05.03.02].

          - Đối với điểm quá trình, HV có thể khiếu nại trực tiếp với giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học đó khi công bố điểm trên lớp.

          - Đối với điểm thi kết thúc môn học, nếu nhận thấy điểm thi chưa thỏa đáng thì HV có thể khiếu nại trực tiếp với giảng viên phụ trách môn học và Phòng QLCL để được giải quyết. Trường hợp HV nhận thấy điểm trên hệ thống phần mềm quản lý đào tạo không chính xác, HV có thể làm đơn gửi Phòng đào tạo đề nghị phúc khảo lại. Đối với các môn thi trắc nghiệm và tự luận. Thời gian nộp đơn xin phúc tra chậm nhất 15 ngày kể từ ngày Phòng Đào tạo công bố điểm trên hệ thống website quản lý điểm của Trường. Thời gian giải quyết về chấm phúc tra là 1 tuần. Tính đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận từ Phòng QLCL vẫn chưa có trường hợp nào liên quan đến việc HV khiếu nại về điểm số [H5.05.03.02].

          - Đối với điểm luận văn tốt nghiệp, các nhận xét và các điểm số được công bố ngay cuối buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp nên học viên được quyền tiếp nhận và phản hồi thông tin kịp thời về kết quả [H5.05.03.02].

          - Đối với điểm trung bình chung học tập, sau mỗi kỳ học, HV đều có thể yêu cầu in bảng điểm để đối chiếu và có quyền khiếu nại khi có sai sót [H5.05.03.02].

          Nhà trường công bố kết quả đánh giá điểm giữa kỳ nhằm giúp cho người học cải thiện việc học tập cho điểm thi cuối kỳ được tốt hơn. Ngoài ra, sau khi biết điểm cuối kỳ, người học có thắc mắc hay phản hồi, khiếu nại về kết quả đánh giá học phần được cung cấp nhanh chóng kịp thời theo đúng thời gian quy định của Trường thông qua Qui trình cải thiện việc học tập của người học [H5.05.03.02].

          Kết quả khảo sát cuối mỗi học phần cho thấy người học hài lòng với phương pháp đánh giá (100%) vì không có học viên khiếu nại hay thắc mắc về kết quả đánh giá [H1.01.01.05].

          Để cải thiện kết quả học tập của người học, cuối mỗi học kỳ Khoa Kinh tế đều có báo cáo kết quả học tập, trong đó có kế hoạch cụ thể đổi với những học viên chưa đạt CĐR học phần [H5.05.04.01]. Các nội dung này được cán bộ quản lý lớp học thông báo cho học viên [H5.05.04.02].  

          2. Điểm mạnh

          Nhà trường có các quy định về việc phản hồi kết quả đánh giá của người học bao gồm phản hồi về điểm bộ phận, điểm thi kết thúc học phần và điểm bảo vệ luận văn thạc sĩ.

          Các quy định về phản hồi kết quả đánh giá được công bố công khai, kịp thời đến giảng viên và người học.

          Người học được phản hồi kết quả đánh giá kịp thời thông qua giảng viên (đối với điểm đánh giá bộ phận) và phần mềm quản lý đào tạo (điểm đánh giá học phần).

          Thông tin phản hồi về kết quả học tập sau mỗi học kỳ được sử dụng để cải thiện việc học tập của người học.

          3. Điểm tồn tại

          Chưa thực hiện liên tục việc khảo sát ý kiến học viên về mức độ phản hồi kịp thời của kết quả đánh giá để người học cải thiện việc học tập.      

          4. Kế hoạch hành động

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện các quy định về phản hồi kết quả đánh giá được công bố công khai, kịp thời đến giảng viên và người học

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Hàng kỳ

 

Khắc phục tồn tại

Khảo sát ý kiến học viên về mức độ phản hồi kịp thời của kết quả đánh giá để người học cải thiện việc học tập

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Hàng kỳ

 

           5. Tự đánh giá

           Tự đánh giá tiêu chí 5.4: Đạt (mức 4/7 điểm)

Tiêu chí 5.5: Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả họctập.

          1. Mô tả hiện trạng

          Nhà trường quy định về quy trình khiếu nại kết quả học tập trong Quy định về công tác khảo thí của Trường Trường Đại học Tây Nguyên [H5.05.03.02]. Đối với các điểm kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, SV có thể thắc mắc trực tiếp với giảng viên nếu thấy kết quả đánh giá chưa thỏa đáng, giảng viên có nhiệm vụ giải thích rõ cho học viên cách thức, tiêu chí đánh giá để học viên đồng ý với kết quả đánh giá. Đối với điểm quá trình, cuối mỗi môn học, giảng viên thông báo cho học viên ngay trên lớp điểm quá trình của môn học, học viên cũng có thể phản hồi với giảng viên nếu chưa phù hợp, sai sót. Đồng thời, các quy định này cũng được cán bộ quản lý lớp học phổ biến đến học viên vào đầu mỗi học kỳ [H5.05.04.02].

          Sau khi nhận được kết quả thi, trường hợp học viên nhận thấy điểm trên hệ thống phần mềm quản lý đào tạo không chính xác, học viên có quyền phúc khảo bài thi nếu cảm thấy kết quả chưa phù hợp, học viên làm đơn xin phúc khảo theo mẫu và gửi về phòng QLCL [H5.05.03.02]. Đối với các môn thi vấn đáp, làm bài thi trên máy tính, HV liên hệ với giảng viên giảng dạy hoặc bộ môn phụ trách nếu có khiếu nại. Đối với điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp, các nhận xét và các điểm số được công bố ngay cuối buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp nên học viên được quyền tiếp nhận và phản hồi thông tin kịp thời về kết quả [H5.05.03.02]. Kết quả phúc khảo phải được ghi rõ trong Sổ phúc tra điểm thi [H5.05.05.01]. Trong đó ghi rõ điểm cũ, điểm mới của từng bài phúc khảo và phải có đầy đủ chữ ký của những người tham gia phúc khảo. Trường hợp thay đổi điểm, giảng viên phải giải trình và được Phòng Thanh tra và Phòng QLCL xác nhận trước khi công bố điểm cho người học [H5.05.03.02]. Trong thời gian qua, không có học viên nào có khiếu nại, phúc tra, phúc khảo về kết quả đánh giá học tập.

          2. Điểm mạnh

          Người học được cán bộ quản lý lớp học phổ biến đầy đủ các quy định, quy trình về khiếu nại kết quả học tập trước mỗi học kỳ.

          Hằng năm, việc khiếu nại về kết quả học tập được xử lý, giải quyết kịp thời, thoả đáng.

          3. Điểm tồn tại

          Không có

          4. Kế hoạch hành động

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện việc phổ biến đầy đủ các quy định, quy trình về khiếu nại kết quả học tập đến người học

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Hàng kỳ

 

 

          5. Tự đánh giá

          Tự đánh giá tiêu chí 5.5: Đạt (mức 4/7 điểm)

 

Kết luận về Tiêu chuẩn 5

 

          Việc đánh giá kết quả học tập của người học bám sát các yêu cầu của CĐR về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Có các quy trình hướng dẫn việc thiết kế và sử dụng các phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp với mức độ đạt được CĐR. Phương pháp và qui trình kiểm tra, đánh giá được đa dạng hóa, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu từng học phần; đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kĩ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; không ngừng đổi mới qui trình, phương pháp kiểm tra đánh giá. Các kết quả đánh giá học tập được công bố công khai và kịp thời cho người học. Kết quả học tập của người học được quản lý, lưu trữ và thông báo kịp thời, chính xác và an toàn.  Khoa và Bộ môn có sự phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho đội ngũ giảng viên để hỗ trợ người học trong suốt quá trình học tập tại trường. Trường đã ban hành những quy định cụ thể về giải quyết khiếu nại kết quả học tập của người học, giúp người học dễ dàng tiếp cận với quy trình khiếu nại.

Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT thạc sĩ ngành QLKT tự đánh giá tiêu chuẩn 5: 5/5 tiêu chí đạt với 5 tiêu chí đạt 4/7 điểm.

 


 

6. Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Mở đầu

          Đội ngũ giảng viên giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT là lực lượng then chốt trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân. Chất lượng của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ra của Ngành.

          Ngành QLKT có đội ngũ giảng viên đảm bảo được tiêu chuẩn theo năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, đáp ứng các kỹ năng ngoại ngữ, tin học trong dạy học, NCKH và hoạt động cộng đồng.

Tiêu chí 6.1. Việc quy hoạch đội ngũ GV, NCV (bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng

          1.Mô tả hiện trạng

          Có kế hoạch/quy hoạch phát triển đội ngũ GV, NCV thực hiện chương trình (bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) căn cứ nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng.

          Tính đến 30/06/2024, đội ngũ giảng viên tham gia CTĐT thạc sĩ ngành QLKT có 18 giảng viên cơ hữu thuộc Khoa Kinh tế và một số đơn vị trong Nhà trường. Nhằm thực hiện tầm nhìn của Trường: Đến năm 2030, trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, có uy tín, chất lượng, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực; Nhà trường đã có chiến lược xây dựng đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, CSVC hiện đại, CTĐT tiên tiến. Để thực hiện được các mục tiêu này, nhà trường đã có kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình bao gồm: Kế hoạch thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và kéo dài thời gian công tác sau tuổi nghỉ hưu.

           Đối với chính sách thu hút nhân lực: Nhà trường có chính sách hỗ trợ 100 triệu đồng.

          Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và chuẩn hóa đội ngũ, Nhà trường triển khai công tác quy hoạch chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2017 – 2022 theo quy định [H6.06.01.01]. Bên cạnh đó, Nhà trường xây dựng Quy hoạch CBQL các đơn vị trực thuộc Trường theo giai đoạn và bổ sung thường xuyên.

          Công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo Trường, CBQL thuộc Trường được thực hiện từ cấp bộ môn, đơn vị đến cấp Trường với mục đích tạo nguồn nhân lực cán bộ có năng lực quản lý tốt và chú trọng phát huy năng lực đội ngũ cán bộ trẻ [H6.06.01.02]. Nhà trường thường xuyên triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch đúng quy trình, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ của tất cả công chức, viên chức, đảm bảo quy hoạch những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực và trình độ vào các vị trí quản lý [H6.06.01.03].

          Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý trực thuộc Trường được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường [H6.06.01.04].

          Trong giai đoạn 2020-2024, việc chấm dứt hợp động và nghĩ hưu của giảng viên được thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Luật lao động và Luật viên chức. Nhà trường có chính sách giữ lại các giảng viên có học vị tiến sĩ trở lên đã nghĩ hưu để tham gia đào tạo sau đại học với thời gian kéo dài không quá 5 năm đối với tiến sĩ, 7 năm đối với tiến sĩ và 10 năm đối với giáo sư. Trong giai đoạn 2020-2024, nhà trường không có giảng viên có trình độ tiến sĩ nghĩ hưu. Cũng trong giai đoạn này, nhà trường đã thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động với 04 giảng viên có trình độ tiến sĩ do chuyển công tác sang các cơ sở giáo dục khác [H6.06.01.05].

          Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng cũng như tăng số lượng chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào, nhà trường đã ban hành quy hoạch chức danh giáo sư, phó giáo sư giai đoạn 2023-2027. Trong đó, có quy hoạch 1 chức danh giáo sư, 05 chức danh phó giáo sư phục vụ cho đào tạo thạc sĩ ngành quản lý kinh tế [H6.06.01.06].

            Kế hoạch/quy hoạch phát triển đội ngũ GV, NCV được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng.

            Thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của nhà trường, trong giai đoạn 2020-2024, Khoa Kinh tế đã tuyển dụng mới 2 tiến sĩ, 9 tiến sĩ đã hoàn thành quy hoạch đào tạo, trong đó có 4 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài; Nâng tổng số tiến sĩ tham gia đào tạo thạc sĩ ngành QLKT lên 18 người, trong số này có 5 giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý; 2 giảng viên kiêm nhiệm là chuyên viên của các phòng ban (Phụ lục 1, mục 34). Về chuyên ngành đào tạo, có 1 phó giáo sư kinh tế, 01 tiến sĩ chuyên ngành QLKT, 8 tiến sĩ chuyên ngành kinh tế, 5 tiến sĩ chuyên ngành quản lý, quản trị kinh doanh và 3 tiến sĩ chuyên ngành khác (tài chính ngân hàng và luật kinh tế).    

            Về công tác đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng, các giảng viên tham gia đào tạo thạc sĩ ngành QLKT đã thực hiện thời gian giảng dạy, NCKH và phục vụ cộng đồng theo đúng quy định của nhà trường tại Nghị quyết về chế độ đối với giảng viên, giáo viên Trường Đại học Tây nguyên của Hội đồng Trường [H6.06.01.07]. Kết quả thống kê như sau:

 

Bảng 6.1. Thống kê khối lượng công việc thực hiện của từng cá nhân

ĐVT: Tiết

Chỉ tiêu

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

Giảng dạy

NCKH

Giảng dạy

NCKH

Giảng dạy

NCKH

Giảng dạy

NCKH

Giảng dạy

NCKH

PGS. TS Lê Đức Niêm

557,80

-

547,40

638,30

531,80

160,00

306,40

651,00

213,80

693,00

TS. Đỗ Thị Nga

697,90

100,00

634,60

307,00

796,00

447,60

576,10

596,00

419,50

397,00

TS. Nguyễn Văn Hóa

403,80

-

711,60

95,50

692,30

-

-

-

529,00

400,00

TS. Nguyễn Thanh Trúc

340,80

-

300,20

-

339,50

-

228,20

8,00

167,10

669,00

TS. Lê Thế Phiệt

596,10

-

327,70

-

-

-

507,30

19,00

327,70

548,00

TS. Nguyễn Thị Hải Yến

537,30

135,00

443,60

245,00

641,40

211,00

443,80

207,00

405,60

401,00

TS. Dương Thị Ái Nhi

593,00

166,60

998,10

265,00

1.138,80

657,80

630,10

303,00

543,50

347,00

TS. Nguyễn Ngọc Thắng

686,20

74,90

678,00

-

699,40

-

431,30

205,00

493,80

335,00

TS. Ao Xuân Hòa

236,70

-

470,20

150,80

442,60

379,00

315,90

34,00

227,10

916,00

TS. Nguyễn Thanh Phương

-

-

-

-

62,60

166,30

454,80

343,00

414,40

503,00

TS. Phan Thị Thúy

-

-

188,40

-

361,70

-

442,30

-

456,40

215,00

                       

 

Bảng 6.2. Thống kê thanh toán tiền vượt giờ của giảng viên tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ QLKT

ĐVT: Đồng

TT

Chỉ tiêu

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

1

PGS. TS Lê Đức Niêm

58.143.000

51.503.000

58.392.000

36.184.000

-

2

TS. Đỗ Thị Nga

41.171.000

39.912.000

49.603.000

35.580.000

-

3

TS. Nguyễn Văn Hóa

2.699.000

48.557.000

46.992.000

21.190.000

-

4

TS. Nguyễn Thanh Trúc

35.447.000

34.428.000

37.733.000

21.931.000

15.678.000

5

TS. Lê Thế Phiệt

-

-

-

36.690.000

-

6

TS. Nguyễn Thị Hải Yến

40.446.000

31.271.000

43.109.000

28.890.000

-

7

TS. Dương Thị Ái Nhi

30.258.000

54.155.000

57.745.000

35.105.000

-

8

TS. Nguyễn Ngọc Thắng

41.352.000

46.071.000

47.367.000

23.829.000

-

9

TS. Ao Xuân Hòa

14.362.000

36.497.000

27.910.000

5.408.000

17.433.000

10

TS. Nguyễn Thanh Phương

-

-

-

15.732.000

-

11

TS. Phan Thị Thúy

-

-

13.470.000

3.807.000

-

      


2. Điểm mạnh

       Nhà trường có kế hoạch và quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trong việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng, kéo dài thời gian công tác đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu.

       Đội ngũ giảng viên tham gia CTĐT thạc sĩ ngành QLKT có trình độ chuyên môn và các năng lực khác đáp ứng yêu cầu về giảng dạy, NCKH và phục vụ cộng đồng.

       3. Điểm yếu

       Số lượng giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT có bằng TS đúng chuyên ngành về QLKT còn chưa nhiều.

       4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

 

 

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch;

Thực hiện tốt việc bồi  dưỡng giảng viên

Trường Trường Đại học Tây Nguyên;

Khoa Kinh tế;

Phòng TCCB

Định kì hàng năm

 

 

2

Khắc phục tồn tại

Cử các tiến sĩ không thuộc chuyên ngành QLKT tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy;

Quy hoạch giảng viên có trình độ thạc sĩ theo học bậc tiến sĩ chuyên ngành QLKT.

Trường Trường Đại học Tây Nguyên;

Khoa Kinh tế;

Phòng TCCB

Định kì hàng năm

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí đạt mức 5/7.

Tiêu chí 6.2. Tỉ lệ GV/NH và khối lượng công việc của đội ngũ GV, NCV được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng

          1. Mô tả hiện trạng

          Tỉ lệ GV/NH của CTĐT đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành:

Theo quy định, tỷ lệ giảng viên/học viên của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đáp ứng yêu cầu về xác định chỉ tiêu đào tạo trình độ sau đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể: 1 TS hướng dẫn, giảng dạy tối đa 3 Học viên (tỉ lệ GV/HV: 1/3); 1 PGS hướng dẫn, giảng dạy tối đa 5 Học viên (tỉ lệ GV/HV: 1/5); 1 GS hướng dẫn, giảng dạy tối đa 7 Học viên (tỉ lệ GV/HV: 1/7) [H6.06.02.01]. Dựa trên quy định này, trường Đại học Tây Nguyên đã thực hiện việc tuyển sinh đầu vào hàng năm với số lượng từ 30 – 45 học viên/năm đúng với tỷ lệ giảng viên/học viên theo đúng quy định hiện hành.

          Việc quy đổi khối lượng công việc của đội ngũ GV, NCV theo giờ chuẩn được hướng dẫn chi tiết và được triển khai thực hiện:

             Hiện nay, tổng số giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ QLKT là 18 người. Trong đó có 1 giảng viên có học hàm phó giáo sư và 17 giảng viên có học vị tiến sĩ. Do đó, tỷ lệ giảng viên quy đổi tham gia đào tạo chương trình thạc sĩ ngành QLKT là 26,5.

          Khối lượng công việc, định mức giờ chuẩn của giảng viên trường Trường Đại học Tây Nguyên được thực hiện theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, Thông tư 47/2014/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT về quy định chế độ làm việc đối với giảng viên và Nghị quyết về chế độ làm việc đối với giảng viên, giáo viên Trường Đại học Tây Nguyên của Hội đồng Trường Đại học Tây Nguyên. [H6.06.01.07]. Theo quy định, định mức tối thiểu đối với giảng viên như sau:

Bảng 6.3. Định mức giờ chuẩn đối với các chức danh giảng viên

Chỉ tiêu

Giảng dạy

Hoạt động KHCN

Nhiệm vụ khác

Tổng số

Quỹ thời gian (giờ)

Định mức  GCGD

Quỹ thời gian (giờ)

Định mức  GCKHCN

Quỹ thời gian (giờ)

Định mức  GCNVK

Quỹ thời gian (giờ)

Định mức  GCNV

Giảng viên cao cấp (hạng I)

900

350

700

160

160

20

1.760

530

Giảng viên chính (hạng II)

900

310

600

140

260

80

1.760

530

Giảng viên (hạng III)

900

280

600

120

260

130

1.760

530

Trợ giảng (hạng III)

790

140

700

120

270

270

1.760

530

Giảng viên thử việc (<=1 năm)

980

100

000

000

780

430

1.760

530

          Khối lượng thực hiện giảng dạy và NCKH của mỗi giảng viên được tổng hợp trên phần mềm quản lý đào tạo của nhà trường [H5.05.02.01]. Đây là cơ sở để Nhà trường xếp loại viên chức và bình xét thi đua khen thưởng. 

          2. Điểm mạnh

          Tỷ lệ giảng viên/học viên của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đáp ứng yêu cầu về xác định chỉ tiêu đào tạo trình độ sau đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào chỉ tiêu này, Nhà trường đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng quy định hiện hành.

        Việc quy đổi khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT theo giờ chuẩn được hướng dẫn chi tiết và được triển khai thực hiện, làm cơ sở cho việc xếp loại viên chức và bình xét thi đua khen thưởng.

          3. Điểm yếu

          Việc thực hiện hoạt động phục vụ cộng đồng chưa có sự tham gia nhiều của các giảng viên.           

         

 

 

 

 

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiệnhoặc hoànthành

Ghi chú

 

 

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục giám sát, đánh giá khối lượng cộng việc của giảng viên và áp dụng các biện pháp cải tiến chất lượng của hoạt động đào tạo, NCKH, phục vụ cộng đồng.

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

 

2

Khắc phục tồn tại

Đôn đốc đội ngũ giảng viên tham gia nhiều hơn các hoạt động phục vụ cộng đồng.

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

          5. Tự đánh giá

          Tiêu chí đạt mức 5/7.

Tiêu chí 6.3. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn GV, NCV (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định và phổ biến công khai

           1. Mô tả hiện trạng

            Trường Đại học Tây nguyên có các văn bản quy định về các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, để bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý cũng như điều chuyển sang các phòng, ban chức năng có liên quan.

            Căn cứ các quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức của Bộ GD&ĐT, Nhà trường đã xây dựng, ban hành quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng. Các tiêu chí tuyển dụng giảng viên bao gồm: Các tiêu chí về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu, đóng góp cho cộng đồng [H6.06.03.01]. Bên cạnh đó, Nhà trường thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Nhà trường và quy định hiện hành của Nhà nước. Quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức của Nhà trường bao gồm 7 bước cụ thể: (1) Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng; (2) Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ; (3) Kiểm tra hồ sơ, thông báo danh sách đủ điều kiện và gặp mặt giao nhiệm vụ cho ứng viên dự tuyển; (4) Tổ chức sát hạch; (5) Tổng hợp kết quả tuyển dụng; (6) Thông báo kết quả tuyển dụng; (7) Hiệu trưởng phỏng vấn ký hợp đồng tuyển dụng và nhận việc [H6.06.03.01]. Để có cơ sở tuyển dụng đội ngũ giảng viên, Nhà trường đã xây dựng đề án vị trí việc làm, trong đó mô tả cụ thể về khung năng lực của từng vị trí [H6.06.03.02], [H6.06.03.03] và báo cáo biên chế công chức, số lượng người làm việc hàng năm theo danh mục vị trí việc làm, số lượng người làm việc của Trường và cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp hạng I, II, III, IV để trình Bộ GD&ĐT duyệt chỉ tiêu biên chế [H6.06.03.04]. Để thu hút đội ngũ giảng viên về công tác tại Trường, Nhà trường áp dụng nhiều chính sách thu hút như: đối với tiến sĩ về nhận công tác giảng dạy được hỗ trợ 100 triệu và được hưởng lương khởi điểm bậc III, đối với thạc sĩ được hưởng lương khởi điểm bậc II; triển khai nâng lương trước thời hạn đối với các giảng viên có thành tích xuất sắc; áp dụng các hình thức thi đua khen thưởng các cấp đối với giảng viên [H6.06.03.05]. Trong giai đoạn 2020-2024, Nhà trường đã tuyển dụng 2 tiến sĩ tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT, trong đó có 1 tiến sĩ chuyên ngành QLKT và 1 tiến sĩ chuyên ngành thương mại quốc tế [H6.06.03.06].

            Đối với cán bộ chủ chốt thuộc Trường, Nhà trường ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường Đại học Tây Nguyên và triển khai thực hiện [H6.06.01.03], [H6.06.01.04]. Ngoài ra, Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng trường, quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tây Nguyên và quy chế tổ chức hoạt động của bộ môn quy định rõ các tiêu chí, điều kiện bổ nhiệm từng vị trí chức danh [H6.06.03.07]. Trong giai đoạn 2020 - 2024, đội ngũ giảng viên CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được Nhà trường bổ nhiệm 1 phó giáo sư giữ chức vụ phó hiệu trưởng, 1 tiến sĩ giữ chức vụ Hiệu trưởng, 1 tiến sĩ giữ chức vụ hiệu phó, 2 tiến sĩ giữ chức vụ phó trưởng phòng,1 tiến sĩ giữ chức vụ Phó trưởng Bô môn [H6.06.03.08].

            Về việc điều chuyển cán bộ viên chức, Nhà trường có Kế hoạch số 08/KH-ĐHTN ngày 22/04/2024 về việc điều chuyển cán bộ viên chức kiêm nhiệm các phòng ban [H6.06.03.09]. Trong giai đoạn 2020-2024, đội ngũ giảng viên CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được Nhà trường điều chuyển 1 tiến sĩ sang kiêm nhiệm công việc ở phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế [H6.06.03.10].

            Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn GV, NCV (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển được phổ biến và thông báo công khai:

            Nhà trường gửi quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức của Trường ban hành đến các đơn vị để thực hiện và thông báo, phổ biến đến đội ngũ giảng viên biết [H6.06.03.11]. Bên cạnh đó, quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức cũng như thông báo tuyển dụng hằng năm của Nhà trường được phổ biến tại các cuộc họp giao ban của Trường [H6.06.03.12], của Khoa Kinh tế  [H6.06.03.13],  và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trường [H6.06.03.14]. Ngoài ra, thông báo tuyển dụng hằng năm của Nhà trường được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Đắk Lắk [H6.06.03.15] và các website khác [H6.06.03.16].

          2. Điểm mạnh

           Nhà trường ban hành Quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và thông báo đến giảng viên, các bên liên quan bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, Nhà trường ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường Đại học Tây Nguyên và triển khai thực hiện.

          Các tiêu chí, tuyển dụng và lựa chọn giảng viên để bổ nhiệm, điều chuyển được thể hiện trong Quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường Đại học Tây Nguyên.

          3. Điểm hạn chế

         Việc tuyển dụng giảng viên có trình độ tiến sĩ đúng chuyên ngành QLKT để phục vụ cho việc đào tạo thạc sĩ ngành QLKT còn hạn chế do chính sách thu hút giảng viên của Nhà trường chưa phát huy tối đa hiệu quả.

         


 

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện hoặc hoàn thành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyển dụng và lựa chọn giảng viên để bổ nhiệm, điều chuyển theo đúng quy định.

Phòng TCCB, Khoa Kinh tế

Năm học 2024 – 2025

 

1

Khắc phục điểm hạn chế

Tăng cường các chính sách thu hút để tuyển dụng được nhiều tiến sĩ đúng chuyên ngành QLKT.

Phòng TCCB, Khoa Kinh tế

Năm học 2024 – 2025

 

             5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7.

Tiêu chí 6.4. Năng lực của đội ngũ GV, NCV được xác định và được đánh giá

           1. Mô tả hiện trạng

            Trường Đại học Tây Nguyên, đã triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm giai đoạn 2021 – 2023, trong đó có xác định rõ năng lực của đội ngũ giảng viên bao gồm: Năng lực NCKH; năng lực xây dựng, thiết kế và thực hiện CTDH; năng lực lựa chọn và áp dụng các phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá phù hợp đáp ứng yêu cầu CĐR; năng lực ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; năng lực giám sát và tự đánh giá chất lượng công việc; năng lực nghiên cứu và đóng góp cho cộng đồng [H6.06.03.02]. Về năng lực của đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT có 18 cán bộ, viên chức; Trong đó xét về học hàm, học vị có 1 PGS và 17 tiến sĩ, xét về chức danh nghề nghiệp có 3 GVCC, 14 GVC và 1 GV. Trong tổng số đội ngũ giảng viên này có 1 PGS Kinh tế, 01 tiến sĩ chuyên ngành QLKT, 8 tiến sĩ chuyên ngành kinh tế, 5 tiến sĩ chuyên ngành quản lý, quản trị kinh doanh và 3 tiến sĩ chuyên ngành khác (tài chính ngân hàng và luật kinh tế) [H6.06.04.01].

            Để đánh giá năng lực của đội ngũ giảng viên, Nhà trường triển khai lấy ý kiến của các đơn vị và giảng viên, trên cơ sở đó ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn quy trình, tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của CB, giảng viên và nhân viên bao gồm: Quy định về định mức giờ dạy đối với giảng viên; Quy chế đánh giá phân loại CB, VC, NLĐ; Quy định về thi đua khen thưởng; Quy chế nâng lương trước thời hạn [H6.06.04.02], [H6.06.04.03]. Bên cạnh đó, định kỳ cuối năm học, Nhà trường ban hành thông báo triển khai đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động và gửi đến các đơn vị triển khai công khai, dân chủ, minh bạch [H6.06.04.02]. Thực hiện các quy định theo hướng dẫn về đánh giá năng lực của giảng viên, khoa Kinh tế tổ chức họp Khoa để phổ biến đến giảng viên thực hiện đúng quy trình từng bước cá nhân tự đánh giá, bộ môn nhận xét đánh giá phân loại, sau đó đơn vị và cuối cùng cấp Trường. Sau khi đánh giá, phân loại viên chức năm học ở cấp đơn vị, Nhà trường tiến hành đánh giá, phân loại ở cấp Trường, công khai và gửi kết quả đánh giá về các đơn vị để thông báo đến CC, VC-NLĐ [H6.06.04.04].

            Trong giai đoạn 2020-2024, Nhà trường đã cử 164 viên chức tham dự khóa bồi dưỡng quản lý cấp Khoa, Phòng, Trường Đại học, Cao đẳng. Trong đó 2 cán bộ tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT [H6.06.04.05]. Nhà trường đã cử 01 viên chức giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT tham dự bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 2, khóa 94 năm 2023 [H6.06.04.06]. Đồng thời trong giai đoạn này Nhà trường đã tổ chức tập huấn về thực hành phân tích và viết báo cáo tự đánh giá CTĐT với 4 giảng viên giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT tham dự [H6.06.04.07].

          2. Điểm mạnh

          Năng lực của giảng viên Nhà trường được xác định rõ ràng trong đề án vị trí việc làm.

          Hằng năm, Nhà trường triển khai đánh giá, phân loại viên chức và người lao động, trong đó có đánh giá năng lực của đội ngũ giảng viên.

          3. Điểm hạn chế

          Cơ sở dữ liệu chung chưa có tính liên kết giữa các phòng ban về việc thống kê giờ dạy, giờ NCKH, minh chứng các công trình NCKH.

          Nhà trường chưa ban hành bộ tiêu chí KPI đánh giá năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trên tất cả các lĩnh vực.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện hoặc hoàn thành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục công tác đánh giá giảng viên theo đúng quy định.

Phòng TCCB, Khoa Kinh tế

Năm học 2024 – 2025

 

2

Khắc phục điểm hạn chế

Đồng bộ cơ sở dữ liệu chung có tính liên kết giữa các phòng ban về việc thống kê giờ dạy, giờ NCKH, minh chứng các công trình NCKH;

Ban hành bộ tiêu chí KPI đánh giá năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trên tất cả các lĩnh vực.

Phòng TCCB,

Phòng Đào tạo,

Phòng KH và QHQT,

 Khoa Kinh tế

Năm học 2024 – 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

Tiêu chí 6.5: Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ GV, NCV được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó

          1. Mô tả hiện trạng

          Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, Nhà trường thường xuyên khảo sát nhu cầu học tập nâng cao trình độ giảng viên thông qua việc thông báo đăng ký học sau đại học, đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, thông báo đăng ký lớp bồi dưỡng chứng chỉ GVC, lớp trung cấp lý luận, cao cấp lý luận, lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp Khoa, phòng, lớp bồ dưỡng tiếng Anh [H6.06.05.01], [H6.06.05.02].  

Nhà trường, Khoa luôn có kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của CTĐT. Hàng năm, trong các báo cáo tổng kết về các hoạt động, Khoa luôn chú trọng về công tác phát triển đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của CTĐT [H6.06.01.06]. Đặc biệt là việc quy hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ TS để đúng chuyên ngành QLKT hoặc ngành gần để giữ để giữ ngành và mở ngành tiến sĩ QLKT [H6.06.05.02].

          Trong giai đoạn 2020-2024, Khoa đã cử 4 giảng viên đi học tiến sĩ trong đó, có 1 NCS đi học nước ngoài và 3 NCS học trong nước (2 NCS chuyên ngành QTKD, 1 NCS chuyên ngành QLKT) [H6.06.05.03]. Đồng thời Khoa cũng đã tuyển thêm 2 tiến sĩ để phục vụ cho đào tạo thạc sĩ ngành QLKT [H6.06.03.06].

Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên được giám sát, đánh giá hằng năm. Dựa trên quy hoạch đào tạo, hàng năm vào dịp cuối năm học nhà trường rà soát lại danh sách giảng viên thực hiện quy hoạch để làm căn cứ nhận xét đánh giá thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, Lãnh đạo khoa tổ chức gặp mặt các giảng viên trong danh sách quy hoạch đi học của năm đó để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các giảng viên, động viên các giảng viên đi học. Được sự quan tâm của lãnh đạo khoa, các giảng viên khoa Kinh tế đều cố gắng phấn đấu đi học, tuy nhiên do những lý do về trình độ ngoại ngữ, gia đình mà một số giảng viên chưa thực hiện đúng theo quy hoạch đào tạo, phải xin dời quy hoạch với số lượng 7 người. [H6.06.05.04].

Về báo cáo tổng kết: Hàng năm, khoa Kinh tế đều có báo cáo tổng kết năm học và phương hướng năm học mới, bản báo cáo rất rõ ràng, chi tiết các hoạt động của Khoa trong một năm qua, được trình bày trước Hội nghị CBVC hàng năm để toàn bộ Giảng viên, nhân viên tham gia đóng góp ý kiến [H6.06.05.05].

          2. Điểm mạnh

          Nhà trường ban hành Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC giai đoạn 2018 – 2022, giai đoạn 2023 - 2027 và rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC giai đoạn 2019 - 2023 dựa trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị và căn cứ chỉ tiêu phát triển đội ngũ trong Kế hoạch chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục giai đoạn 2019 – 2024 tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Tây Nguyên giai đoạn 2020 – 2027 tầm nhìn 2035.

          Để triển khai thực hiện tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên, Nhà trường xây dựng dự toán ngân sách và cơ cấu thu chi hằng năm dành cho kế hoạch kinh phí chi ĐT, phát triển đội ngũ giảng viên.

          Trong giai đoạn 2020 - 2024, có nhiều giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đã được công nhận học vị tiến sĩ, tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước.

           3. Điểm hạn chế

          Số lượng giảng viên có học vị TS đúng chuyên ngành của Khoa Kinh tế chưa nhiều.

           4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện hoặc hoàn thành

Ghi chú

2

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện các khảo sát về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV, NCV nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo

Phòng TCCB

Khoa Kinh tế

Năm học 2024 – 2025

 

1

Khắc phục điểm hạn chế

Có chính sách phù hợp để khuyến khích giảng viên học tập trình độ TS đúng chuyên ngành để giữ ngành hoặc mở ngành mới.

Phòng TCCB

Khoa Kinh tế

Năm học 2024 – 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

Tiêu chí 6.6. Việc quản trị theo kết quả công việc của GV, NCV (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực

          1. Mô tả hiện trạng

          Trường Đại học Tây Nguyên đã xây dựng kế hoạch công tác cụ thể hàng năm đối với giảng viên được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản quản trị theo kết quả công việc. Căn cứ các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT, Nhà trường ban hành các văn bản quản trị theo kết quả công việc của CB, GV, NV bao gồm: Quy định về định mức giờ dạy đối với giảng viên theo từng chức danh và thực hiện giờ NCKH; giờ miễn giảm do làm công tác quản lý, công tác kiêm nhiệm,…[H6.06.01.07]; Quy định về thời giờ làm việc của viên chức hành chính [H6.06.06.01]; Quy chế đánh giá phân loại CC, VC, NLĐ; Quy định về thi đua khen thưởng [H6.06.04.02]; Quy chế nâng lương trước thời hạn [H6.06.04.03]. Bên cạnh đó, Nhà trường ban hành mẫu kế hoạch nhiệm vụ [H6.06.06.02], bản đề án vị trí việc làm mô tả vị trí công việc của giảng viên [H6.06.03.02]. Để triển khai thực hiện quản trị theo kết quả công việc, Nhà trường ban hành thông báo đến toàn bộ viên chức thực hiện đăng ký thi đua vào đầu năm học và là cơ sở xét thi đua cuối mỗi năm học [H6.06.06.03]. Trong kế hoạch năm học của Nhà trường và của các đơn vị luôn có nội dung đánh giá, phân loại CC, VC-NLĐ và bình xét thi đua khen thưởng hằng năm [H6.06.02.09]. Việc triển khai thực hiện quản trị theo kết quả công việc được thực hiện kịp thời từ cấp Khoa đến Bộ môn tới các giảng viên. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học được sử dụng để đánh giá xếp loại viên chức cuối năm, xét thu nhập tăng thêm, danh hiệu thi đua, nâng lương trước thời hạn, xét kết nạp Đảng, bổ nhiệm vào các vị trí quản lý. Đối với công tác thi đua, khen thưởng, Nhà trường ban hành thông báo đến toàn thể CC, VC-NLĐ thực hiện đăng ký thi đua vào đầu năm học [H6.06.06.03]. Kết quả đánh giá, phân loại năm học được sử dụng làm cơ sở để bình xét thi đua khen thưởng các cấp bao gồm: danh hiệu lao động tiên tiến đối với cá nhân, tập thể, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ. Khen thưởng cấp Trường, cấp Tỉnh, cấp Bộ và được Hiệu trưởng công nhận kết quả bình xét thi đua khen thưởng năm học theo thẩm quyền [H6.06.04.04]. Báo cáo kết quả quản trị của đội ngũ giảng viên hằng năm được thể hiện trong báo cáo tổng kết năm học của Trường [H6.06.06.04] và báo cáo Hội nghị cán bộ viên chức hằng năm của Trường [H6.06.06.05].

          Bên cạnh đó, kết quả quản trị của đội ngũ giảng viên của Khoa Kinh tế được thể hiện trong báo cáo tổng kết năm học hằng năm của Khoa [H6.06.05.05]. Trong giai đoạn 2020-2024, giảng viên của Nhà trường và Khoa Kinh tế nhận được nhiều hình thức khen thưởng các cấp bao gồm: danh hiệu lao động tiên tiến đối với cá nhân, tập thể, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ. Khen thưởng cấp Trường, cấp Tỉnh, cấp Bộ [H6.06.06.06]. Hằng năm, Nhà trường triển khai góp ý Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức người lao động của Nhà trường [H6.06.06.07]. Sau khi ban hành Quy chế được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường để CB, GV, NV được biết và thực hiện [H6.06.06.08]. Trong giai đoạn 2020 – 2024, không có trường hợp nào khiếu nại về kết quả xếp loại thi đua khen thưởng. Ngoài ra, các ý kiến của giảng viên tại Hội nghị cán bộ viên chức hằng năm của Nhà trường và của Khoa Kinh tế thể hiện sự hài lòng về về việc thi đua khen thưởng và công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền [H6.06.06.05].

Tất cả các giảng viên của khoa Kinh tế đều hài lòng về kết quả đánh giá đặc biệt là việc thi đua khen thưởng và công nhận của kết quả thi đua khen thưởng của Nhà trường. Tính đến thời điểm hiện nay không có đơn từ khiếu nại về kết quả đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng, nâng lương trước thời hạn cho các giảng viên. Việc lấy ý kiến phản hồi của giảng viên và các bên liên quan về đánh giá xếp loại VC, thi đua khen thưởng  được thực hiện hàng năm, sau khi có kết quả xếp loại VC hoặc thi đua khen thưởng, nhà trường đều gửi kết quả lần thứ nhất về các đơn vị. Nếu giảng viên nào chưa hài lòng hay có ý kiến gì thì có thể đề xuất trực tiếp lên Lãnh đạo Khoa, Phòng TCCB, các ý kiến phản hồi sẽ được các cấp có thẩm quyền tiếp thu. Ngoài ra, Nhà trường cũng lấy ý kiến của toàn thể CBGV về dự thảo công tác thi đua khen thưởng [H6.06.06.07].

          2. Điểm mạnh

          Nhà trường có kế hoạch công tác cụ thể hằng năm đối với GV, NCV thể hiện qua hệ thống các văn bản quản trị theo kết quả công việc đối với giảng viên, nghiên cứu viên.

          Việc triển khai thực hiện quản trị theo kết quả công việc được thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Nhà trường.

          GV, NCV hài lòng về kết quả đánh giá xếp loại viên chức, kết quả bình xét thi đua khen thưởng.

          3. Điểm tồn tại

          Nhà trường chưa xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả công việc giúp cho bình xét thi đua, khen thưởng được công bằng.

          4. Kế hoạch hành động

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị

thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Phát huy thế mạnh

Tiếp tục duy trì việc triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả hàng năm theo các văn bản quản trị kết quả công việc của Nhà trường.

Phòng TCCB

Khoa Kinh tế

 

Hàng năm

 

Khắc phục tồn tại

- Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc để việc bình xét thi đua khen thưởng được chính xác và công bằng.

Phòng TCCB

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

           5. Tự đánh giá:

  Tự đánh giá tiêu chí 6.6: Đạt (mức 4/7 điểm).

Tiêu chí 6.7. Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên và NCV được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng

          1. Mô tả hiện trạng

          Trường Đại học Tây Nguyên đã ban hành ban hành Quy định, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường, trong đó quy định Phòng KH&QHQT là đơn vị chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng hoạch định chiến lược kế hoạch hoạt động KHCN và tư vấn của Trường [H6.06.07.01].

            Về các loại hình sản phẩm NCKH mà giảng viên phải thực hiện, dựa trên cơ sở các văn bản hướng dẫn có liên quan đến KHCN, các văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN, Nhà trường đã ban hành Quy chế hoạt động KHCN và các văn bản liên quan đến hoạt động NCKH như: Quy định về định mức chi thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Trường; Chính sách bảo hộ tài sản trí tuệ; Quy định tiêu chí xét duyệt và nghiệm thu đề tài; Hướng dẫn lập dự toán và quyết toán đề tài NCKH cấp Trường, cấp Bộ, cấp Tỉnh và đề tài NCKH của SV; Chế độ viết báo, tạp chí các quy định về chế độ cho hội nghị, hội thảo, các bài NCKH, quy định về giờ chuẩn trong NCKH; Quy định về tiếp nhận tài trợ. Các văn bản liên quan đến quy định hoạt động khoa học công nghệ được trình bày cụ thể trong sổ tay nghiên cứu khoa học [H6.06.07.02].

            Về số lượng sản phẩm NCKH mà giảng viên phải thực hiện, Nhà trường có văn bản quy định hướng dẫn cách quy đổi các loại hình NCKH ra tiết chuẩn và số điểm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ NCKH của giảng viên như bảng sau:

Bảng 6.4. Quy đổi các loại hình NCKH ra tiết chuẩn và số điểm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ NCKH của GV

TT

Loại hình nghiên cứu khoa học

Số tiết quy đổi

I

Đề tài khoa học các cấp

 

 

Đề tài khoa học cấp Quốc gia

300 tiết/đề tài

 

Đề tài khoa học cấp Bộ, tỉnh và tương đương

200 tiết/đề tài

 

Đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm

160 tiết/đề tài

 

Đề tài khoa học cấp cơ sở và cơ sở cấp tỉnh

140 tiết/đề tài

II

Sách, giáo trình

 

 

Giáo trình

70 tiết/tín chỉ

 

Sách tham khảo, chuyên khảo

1 tiết/trang nội dung

III

Báo cáo tham luận

 

 

Hội thảo, hội nghị cấp Bộ môn

10 tiết/bài

 

Hội thảo, hội nghị cấp Khoa

15 tiết/bài

 

Hội thảo, hội nghị cấp Trường

20 tiết/bài

 

Hội thảo, hội nghị cấp Quốc gia

25 tiết/bài

 

Hội thảo, hội nghị Quốc tế ở trong nước

30 tiết/bài

 

Hội thảo, hội nghị cấp Quốc tế ở nước ngoài

60 tiết/bài

IV

Bài báo kỷ yếu

 

 

Kỷ yếu hội thảo quốc tế

200 tiết/bài

 

Kỷ yếu hội thảo quốc gia

140 tiết/bài

 

Thông tin khoa học địa phương

30 tiết/bài

V

Bài báo tạp chí

 

 

Tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI/Scopus

300 tiết/bài

 

Tạp chí quốc tế có mã số ISSN không thuộc danh mục ISS/Scopus

200 tiết/bài

 

Tạp chí chuyên ngành có mã số ISSN, được tính điểm theo QĐ của HĐ GS nhà nước >= 0,75 điểm

200 tiết/bài

 

Tạp chí chuyên ngành có mã số ISSN, được tính điểm theo QĐ của HĐ GS nhà nước >= 0,5 điểm

140 tiết/bài

 

Tạp chí chuyên ngành có mã số ISSN, được tính điểm theo QĐ của HĐ GS nhà nước < 0,5 điểm

120 tiết/bài

 

Tạp chí chuyên ngành có mã số ISSN, không được tính điểm của HĐ GS nhà nước

100 tiết/bài

VI

Hướng dẫn sinh viên NCKH, khởi nghiệp

 

 

Hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên NCKH

60 tiết/đề tài

 

Hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên khởi nghiệp

60 tiết/giải thưởng

VII

Sáng kiến cải tiến

 

 

Cấp trường

100 tiết/sáng kiến

 

Cấp Bộ/Tỉnh/Ngành

150 tiết/sáng kiến

VIII

Bằng phát minh

 

 

Bằng phát minh

1200 tiết/phát minh

IX

Bằng sáng chế

 

 

Bằng sáng chế

900 tiết/bằng sáng chế

X

Bằng kiểu dáng công nghiệp

 

 

Bằng kiểu dáng công nghiệp

600 tiết/bằng

XI

Bằng nhãn hiệu hàng hóa

 

 

Bằng nhãn hiệu hàng hóa

400 tiết/bằng

          Phòng KH&QHQT thống kê kết quả hoạt động NCKH và QHQT của toàn Trường [H6.06.07.04]. Căn cứu vào các văn bản quy định hoạt động KHCN được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Trường, niêm yết trong Sổ tay NCKH và gửi đến các đơn vị để triển khai thực hiện [H6.06.07.03].

          Nhà trường áp dụng nhiều biện pháp cải tiến hoạt động NCKH của giảng viên như: Loại hình và khối lượng NCKH của đội ngũ giảng viên được Trường thường xuyên cải tiến để đáp ứng mục tiêu phát triển; định mức giờ nghĩa vụ của giảng viên và mức quy đổi giờ chuẩn các hoạt động NCKH được điều chỉnh theo hướng tăng cường và khuyến khích các hoạt động NCKH [H6.06.01.07]; áp dụng mức thưởng cho công bố trên các tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín, đặc biệt là công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, SCOPUS [H6.06.07.05].

            2. Điểm mạnh

            Nhà trường ban hành đầy đủ văn bản quy định cụ thể về các loại hình và số lượng sản phẩm NCKH mà giảng viên phải thực hiện và triển khai thực hiện.

            Hằng năm, Phòng KH&QHQT thống kê kết quả hoạt động NCKH của giảng viên toàn trường và đối sánh với chỉ tiêu trong kế hoạch năm học cũng như đối sánh giữa các năm học với nhau.

            Nhà trường áp dụng nhiều biện pháp cải tiến hoạt động NCKH của giảng viên và trong giai đoạn 2020 - 2024, số lượng đề tài NCKH các cấp và số lượng các bài báo khoa học do giảng viên thực hiện tăng lên, kể cả số lượng bài báo công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, SCOPUS.

          3. Điểm hạn chế

          Loại hình NCKH do giảng viên Khoa Kinh tế thực hiện chưa đa dạng.

          Chưa hình thành các nhóm nghiên cứu trong và ngoài Khoa.

          4. Kế hoạch hành động:

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện hoặc hoàn thành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Triển khai thực hiện phương hướng hoạt động HCN&HTQT theo từng năm học.

Phòng Khoa học và QHQT, Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

2

Khắc phục điểm hạn chế

Hình thành các nhóm nghiên cứu trong Khoa, mở rộng các nhóm nghiên cứu ra ngoài Trường và mở rộng các loại hình NCKH

Phòng Khoa học và QHQT, Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7

 

Kết luận về Tiêu chuẩn 6

 

          Nhà trường có các văn bản liên quan đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV, NCV thực hiện chương trình bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu dựa vào nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển đội ngũ GV, NCV này đã được thực hiện trong thời gian qua nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng.

          Tỉ lệ GV/NH của CTĐT đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành trong tuyển sinh, đào tạo. Việc quy đổi khối lượng công việc của đội ngũ GV, NCV theo giờ chuẩn được hướng dẫn chi tiết và được triển khai thực hiện theo đúng quy định. Nhà trường cũng có văn bản quy định về số giờ giảng dạy, NCKH, phục vụ cộng đồng quy đổi đối với đội ngũ GV, NCV. Trong quá trình thực hiện, khối lượng công việc đối với đội ngũ GV, NCV được giám sát để cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng.

          Nhà trường có các tài liệu, văn bản quy định về các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn GV, NCV để bổ nhiệm, điều chuyển. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn GV, NCV (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển được phổ biến và thông báo công khai trên website của Nhà trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

          Năng lực của đội ngũ GV, NCV được xác định và đánh giá nhằm đáp ứng các quy định hiện hành. Trên cơ sở đó, Nhà trường đã thực hiện khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV, NCV. Để xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của đội ngũ GV, NCV được xây dựng dựa trên yêu cầu của CTĐT. Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GV, NCV được giám sát, đánh giá hằng năm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo.

          Nhà trường có kế hoạch công tác cụ thể hằng năm đối với GV, NCV và triển khai thực hiện quản trị theo kết quả công việc. Kết quả là GV, NCV hài lòng về kết quả đánh giá đặc biệt là việc thi đua khen thưởng và công nhận của CSGD và các cấp có thẩm quyền.

          Nhà trường có văn bản quy định cụ thể về các loại hình và số lượng sản phẩm NCKH mà GV, NCV phải thực hiện. Kết quả đánh giá về mức độ đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng các hoạt động NCKH của GV, NCV được giám sát, đối sánh hằng năm nhằm cải tiến hoạt động NCKH.

Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT thạc sĩ ngành QLKT tự đánh giá tiêu chuẩn 6: 6/6 tiêu chí đạt với 5 tiêu chí đạt 5/7 điểm, 2 tiêu chí đạt 4/7.

 

 

 

 

 

 

7. Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên

Mở đầu

Nhà trường luôn quan tâm phát triển đội ngũ nhân viên phục vụ hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ. Trước tiên, Nhà trường quan tâm quy hoạch đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) đáp ứng nhu cầu về ĐT, NCKH và các hoạt động PVCĐ. Bên cạnh đó, các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định và phổ biến công khai. Trên cơ sở đó, Nhà trường tuyển dụng đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ. Năng lực của đội ngũ nhân viên của Nhà trường được xác định và được đánh giá. Hằng năm, Nhà trường triển khai đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó. Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho ĐT, NCKH và các hoạt động PVCĐ.

Tiêu chí 7.1: Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng

1. Mô tả hiện trạng

Căn cứ phê duyệt chỉ tiêu biên chế của Bộ GD&ĐT, BGH Nhà trường trình Hội đồng Trường phê duyệt và ban hành danh mục vị trí việc làm, thông báo đến các đơn vị thuộc Trường rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hằng năm của CBVC và xây dựng kế hoạch nhân lực trong năm của đơn vị [H7.07.01.01], [H7.07.01.02], [H7.07.01.03]. Các đơn vị báo cáo nhu cầu nhân lực của đơn vị, bao gồm cả đội ngũ nhân viên, gửi về Phòng TCCB để tổng hợp, trong đó chú trọng đề xuất phát triển đội ngũ nhân viên đáp ứng hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ của các CTĐT [H7.07.01.05]. Trên cơ sở đó, Phòng TCCB thực hiện báo cáo phân tích nhu cầu nhân lực của toàn Trường, từ đó Nhà trường có cơ sở để xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực [H6.06.03.02].

Để thu hút đội ngũ nhân viên về làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác, Nhà trường áp dụng nhiều chính sách thu hút như: thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật hằng năm, chế độ phụ cấp 22%; triển khai nâng lương trước thời hạn đối với các nhân viên có thành tích xuất sắc; áp dụng các hình thức thi đua khen thưởng các cấp đối với nhân viên [H6.06.04.03], [H6.06.06.06]. Trong giai đoạn 2020 - 2024, với việc áp dụng các chính sách thu hút, Nhà trường tuyển dụng 48 nhân viên, trong đó có 04 ThS, 02 bác sĩ chuyên khoa I, 42 Cử nhân [H7.07.01.01].

Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Tây Nguyên giai đoạn 2020-2027, tầm nhìn 2035 đã đánh giá thực trạng về ĐT, NCKH, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế, đội ngũ giảng viên, nhân viên [H4.04.01.02]. Trên cơ sở đó, Nhà trường phân tích bối cảnh KT-XH, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để xác định các giải pháp, kế hoạch và chỉ tiêu phát triển đội ngũ đảm bảo về số lượng, chất lượng và hợp lý về cơ cấu, trong đó chú trọng đội ngũ nhân viên [H7.07.01.06]. Nhà trường xây dựng Đề án vị trí việc làm của Trường và trình Bộ GD&ĐT phê duyệt [H6.06.03.02]. Năm 2020, Nhà trường xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2020-2027, định hướng 2035, trong đó có nội dung và các chỉ số phát triển đội ngũ nhân viên được xây dựng dựa trên phân tích, dự báo nhu cầu về đội ngũ nhân viên [H4.04.01.02]. Năm 2021, Nhà trường triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển trung hạn Trường giai đoạn 2021-2023 [H7.07.01.07].

Phòng TCCB là đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu, hồ sơ, lý lịch của đội ngũ nhân viên toàn trường [H6.06.07.01]. Đội ngũ nhân viên của Nhà trường hiện nay gồm 146 người được mô tả như bảng 7.1.

Bảng 7.1. Thống kế số lượng đội ngũ nhân viên hỗ trợ hoat động đào tạo thạc sĩ ngành QLKT

Phòng, ban, trung tâm

Trình độ

PGS.TS; TS

Thạc sĩ

Cử nhân

Khác

Tổng

Phòng Đào tạo

02

06

04

0

12

Phòng Quản lý chất lượng

01

05

04

0

10

Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế

03

01

03

0

7

Phòng Tổ chức Cán bộ

02

06

01

0

9

Phòng Hành chính Tổng hợp

02

04

05

05

16

Phòng Kế hoạch Tài chính

01

04

07

0

12

Phòng Công tác sinh viên

02

06

04

0

12

Phòng Cơ sở vật chất

0

04

04

08

16

Phòng Thanh tra Pháp chế

02

05

0

0

7

Phòng Truyền thông và TVTS

01

05

02

0

8

Thư viên

0

04

03

02

9

Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học

01

03

01

0

5

Trung tâm Đổi mới sáng tạo

01

05

0

0

6

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên

0

02

03

06

11

Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn Tây Nguyên

02

03

01

0

6

Tổng

20

63

42

21

146

 Tại Khoa Kinh tế có 02 nhân viên đảm nhiệm công việc trợ lý khoa chuyên trách, trong đó có 01 trợ lý khoa phụ trách công tác đào tạo sau đại học [H7.07.01.08]. Đội ngũ nhân viên của Nhà trường đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ của Trường và của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT  [H6.06.03.02]. Hằng năm, Nhà trường triển khai khảo sát ý kiến phản hồi của các bên liên quan về hoạt động của Trường, trong đó có khảo sát ý kiến của GV, SV về đội ngũ nhân viên với kết quả thể hiện sự hài lòng về nhân viên của Trường [H7.07.01.09]. Ngoài ra, ý kiến của giảng viên tại Hội nghị viên chức hằng năm của Nhà trường thể hiện sự hài lòng về đội ngũ nhân viên của Trường [H6.06.06.05].

2. Điểm mạnh

Nhà trường triển khai để các đơn vị đề xuất nhu cầu đội ngũ nhân viên phục vụ hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ và trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đội ngũ nhân viên.

Nhà trường áp dụng nhiều chính sách thu hút đội ngũ nhân viên về làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Đội ngũ nhân viên của Nhà trường hiện nay đủ về số lượng và đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ của Trường và của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.

3. Điểm hạn chế

Công tác quy hoạch đội ngũ nhân viên gặp khó khăn do thực hiện tinh giảm biên chế.

4. Kế hoạch hành động

- Từ năm học 2025-2026, Nhà trường rà soát lại đề án vị trí việc làm và trên cơ sở đó thực hiện công tác quy hoạch, bố trí đội ngũ nhân viên hợp lý hơn.

- Thường xuyên khảo sát ý kiến phản hồi của các bên liên quan về hoạt động hỗ trợ của đội ngũ nhân viên nhằm có những biện pháp cải tiến kịp thời, hiệu quả.

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện rà soát quy hoạch đối với nhân viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng

Phòng TCCB

Hàng năm

 

2

Khắc phục

tồn tại

Có kế hoạch chi tiết quy hoạch đội ngũ nhân viên cho từng phòng ban

Phòng TCCB

Hàng năm

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 7.2: Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định và phổ biến công khai

1. Mô tả hiện trạng

Căn cứ các quy định hiện hành của Chính phủ về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và các quy định của Bộ GD&ĐT, Nhà trường xây dựng, ban hành quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng. Các tiêu chí tuyển dụng nhân viên bao gồm: trình độ và chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe, ngoại ngữ tin học, phẩm chất đạo đức [H7.07.02.01] Bên cạnh đó, các tiêu chí, tiêu chuẩn của nhân viên được thể hiện trong Đề án vị trí việc làm [H6.06.03.02].

Nhà trường đã ban hành quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Nhà trường và quy định hiện hành của Nhà nước. Quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức của Nhà trường bao gồm 7 bước cụ thể: (1) Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng; (2) Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ; (3) Kiểm tra hồ sơ, thông báo danh sách đủ điều kiện và gặp mặt giao nhiệm vụ cho ứng viên dự tuyển; (4) Tổ chức sát hạch; (5) Tổng hợp kết quả tuyển dụng; (6) Thông báo kết quả tuyển dụng; (7) Hiệu trưởng phỏng vấn ký hợp đồng tuyển dụng và nhận việc [H6.06.03.01]. Đối với cán bộ chủ chốt thuộc Trường, Nhà trường ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường Đại học Tây Nguyên và triển khai thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Đề án vị trí việc làm [H6.06.03.02]. Ngoài ra, trong Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tây Nguyên, Quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Trường Đại học Tây Nguyên và quy chế tổ chức hoạt động của bộ môn cũng quy định rõ các tiêu chí, điều kiện bổ nhiệm từng vị trí chức danh [H6.06.07.01].

Để có cơ sở tuyển dụng đội ngũ CB, GV, NV, Nhà trường triển khai xây dựng, rà soát Đề án vị trí việc làm và tiếp thu ý kiến của các đơn vị trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đó ban hành Đề án vị trí việc làm Trường Đại học Tây Nguyên [H6.06.03.02]. Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện báo cáo rà soát đánh giá và kế hoạch nhân lực của các đơn vị và gửi về Phòng Tổ chức Cán bộ để làm cơ sở triển khai công tác tuyển dụng của Trường  [H7.07.01.03]. Ngoài ra, Nhà trường xây dựng và báo cáo biên chế viên chức, số lượng người làm việc hàng năm theo danh mục vị trí việc làm, số lượng người làm việc của Trường và cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp hạng I, II, III, IV và trình Bộ GD&ĐT duyệt chỉ tiêu biên chế [H7.07.01.01].

Nhà trường gửi Quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường đến các đơn vị để thực hiện và thông báo, phổ biến đến đội ngũ GV, NV biết để thực hiện [H6.06.01.03], [H6.06.01.04]. Bên cạnh đó, Quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường được BGH phổ biến tại các cuộc họp giao ban của Trường [H7.07.02.02] và đăng tải trên website của Trường, [H7.07.02.03]. Trong giai đoạn 2020 – 2024, Nhà trường tuyển dụng …., bổ nhiệm …, điều chuyển … nhân viên [H7.07.02.04].  

2. Điểm mạnh

Nhà trường ban hành đầy đủ quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường.

Nhà trường phổ biến đầy đủ quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường đến CB, GV, NV bằng nhiều hình thức khác nhau.

3. Điểm hạn chế

Do hạn chế về nguồn lực nên các chính sách của Nhà trường thu hút đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm làm việc chưa phát huy tối đa hiệu quả.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện bộ tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Phòng TCCB

Hàng năm

 

2

Khắc phục

tồn tại

 

Tăng cường các chính sách thu hút nhân viên có năng lực và kinh nghiệm làm việc nhằm phục vụ tốt hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ

Phòng TCCB

Hàng năm

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 7.3: Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và được đánh giá

 1. Mô tả hiện trạng

 Trường Đại học Tây Nguyên đã xây dựng Đề án vị trí việc làm và triển khai đến các đơn vị để thực hiện thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn; phân nhóm công việc; xây dựng bản mô tả công việc, khung năng lực của từng vị trí việc làm [H6.06.03.02]. Trên cơ sở tổng hợp kết quả thống kê của các đơn vị, Nhà trường xây dựng Đề án vị trí việc làm và trình Bộ GD&ĐT phê duyệt. Năm 2019, Nhà trường xây dựng danh mục vị trí việc làm, mô tả chuẩn chức danh từng vị trí, trình Hội đồng Trường phê duyệt và Hiệu trưởng ký ban hành. Trong Đề án vị trí việc làm của Nhà trường ban hành có thể hiện rõ năng lực của đội ngũ nhân viên bao gồm trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, năng lực của nhân viên được thể hiện trong Bản mô tả công việc [H6.06.03.02]. Ngoài ra, Nhà trường đã xây dựng và ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn năng lực của đội ngũ CBQL, GV, NV. Quy chế tổ chức hoạt động làm cơ sở pháp lý đánh giá các mặt hoạt động của Nhà trường và yêu cầu năng lực đối với Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng phó các phòng, Trưởng phó các khoa, giảng viên, nhân viên [H7.07.03.01]. Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm quy định rõ tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tri thức, năng lực quản lý, hiệu quả công tác và tiêu chuẩn riêng về kinh nghiệm giảng dạy, trình độ đối với trưởng đơn vị phụ trách công tác tổ chức, đào tạo và NCKH [H6.06.01.03], [H6.06.01.04]. Quy định về tuyển dụng viên chức yêu cầu tiêu chuẩn về học lực, sức khỏe, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học đối với ứng viên dự tuyển viên chức giảng dạy, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên và nhân viên [H6.06.03.01]. Quy định về quản lý đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực của giảng viên về chuyên môn, ngoại ngữ, giảng dạy, NCKH được cụ thể hóa theo từng mốc thời gian công tác [H7.07.03.02].

Để đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên, Nhà trường ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn quy trình, tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của CB, giảng viên và nhân viên bao gồm: Quy định về định mức giờ dạy đối với giảng viên; Quy chế đánh giá phân loại CC, VC, NLĐ [H6.06.01.07]; Quy định về thi đua khen thưởng [H6.06.06.06], Quy chế nâng lương trước thời hạn [H6.06.04.03]. Đối với nhân viên, tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ như: học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ, tư tưởng chính trị, kết quả công việc được quy định trong Quy chế đánh giá phân loại CC, VC, NLĐ [H7.07.03.03]. Định kỳ cuối năm học, Nhà trường ban hành thông báo triển khai đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động và gửi đến các đơn vị triển khai công khai, dân chủ, minh bạch [H7.07.03.04]. Lãnh đạo các đơn vị tổ chức họp đơn vị để phổ biến đến VC, NLĐ thực hiện đúng quy trình từ bước cá nhân tự đánh giá, bộ môn nhận xét, đánh giá, phân loại, sau đó là cấp đơn vị và cuối cùng là cấp Trường [H7.07.03.05]. Sau khi đánh giá, phân loại viên chức năm học ở cấp đơn vị, Nhà trường tiến hành đánh giá, phân loại ở cấp Trường, công khai và gửi kết quả đánh giá về các đơn vị để thông báo đến CC, VC-NLĐ [H6.06.04.04]. Kết quả đánh giá, phân loại năm học làm cơ sở cho công tác bình xét thi đua khen thưởng các cấp và được sử dụng làm căn cứ để xác định chính sách hỗ trợ, đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phục vụ hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ và cơ sở để quy hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên [H7.07.03.05]. Kết quả đánh giá giảng viên hằng năm được lưu trữ trong hồ sơ của giảng viên do Phòng Tổ chức cán bộ quản lý [H6.06.07.01]. Trong giai đoạn 2020 – 2024, tất cả giảng viên Khoa Kinh tế được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, chiếm tỷ lệ 100% [H6.06.04.04]. Bên cạnh đó, hằng năm, Nhà trường triển khai khảo sát ý kiến phản hồi của các bên liên quan về hoạt động của Trường, trong đó có khảo sát ý kiến của GV, SV về đội ngũ nhân viên với kết quả thể hiện sự hài lòng về nhân viên của Trường [H7.07.01.10]. Kết quả đánh giá nhân viên hàng năm được lưu trữ trong hồ sơ của đội ngũ nhân viên [H6.06.07.01].

2. Điểm mạnh

Nhà trường ban hành hệ thống văn bản đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên, trong đó thể hiện rõ tiêu chí đánh giá chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Hằng năm, Nhà trường triển khai đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, mức độ hoàn thành công việc và sự hài lòng của các bên liên quan.

3. Điểm hạn chế

Các ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp đối với đội ngũ nhân viên chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Hoàn thiện hệ thống văn bản đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên, trong đó thể hiện rõ tiêu chí đánh giá chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ;

Tiếp tục triển khai đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, mức độ hoàn thành công việc và sự hài lòng của các bên liên quan.

Phòng TCCB

Hàng năm

 

2

Khắc phục

tồn tại

Cần xây dựng hệ thống KPI để đánh giá kết quả thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên được chính xác hơn

Phòng TCCB

Hàng năm

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 7.4: Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó

1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CB, GV, NV và thể hiện trong Quy hoạch phát triển Trường Đại học Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 [H7.07.04.01]. Để xác định nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của CB, GV và NV các cấp, Nhà trường triển khai thông báo đến các đơn vị rà soát, thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch chưa qua lớp bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý [H7.07.04.02]. Các đơn vị phổ biến để nhân viên đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và gửi về Phòng TCCB để tổng hợp [H6.06.05.01]. Trong giai đoạn 2020 – 2024, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ nhân viên Nhà trường tập trung ở các nội dung về: chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp giải quyết vấn đề [H6.06.05.01].

 Dựa trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị và căn cứ chỉ tiêu phát triển đội ngũ trong Quy hoạch phát triển Trường giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030, Nhà trường họp xét, xác định nhu cầu đào tạo CBQL, giảng viên theo giai đoạn của đơn vị, sau đó ban hành các quy hoạch đào tạo bồi dưỡng CBVC [H7.07.04.03], [H7.07.04.01]. Ngoài ra, Nhà trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên như: quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, nghiệp vụ thư viện, lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý Khoa, phòng, bộ môn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đội ngũ nhân viên. Đội ngũ nhân viên Nhà trường thường xuyên đăng ký đi học nâng cao trình độ chuyên môn, đăng ký thi thăng hạng, đăng ký học các khóa về đào tạo nghiệp vụ [H6.06.05.01].

Để triển khai thực hiện tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CB, GV, NV, Nhà trường xây dựng dự toán ngân sách và cơ cấu thu chi hằng năm dành cho hoạt động ĐT, phát triển đội ngũ CB, GV, NV [H7.07.04.04]. Căn cứ Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng giai đoạn, Nhà trường cử đội ngũ nhân viên học tập sau đại học, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ như: Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục và trung cấp chuyên nghiệp; nghiệp vụ thông tin thư viện; đào tạo về khởi nghiệp; bồi dưỡng nghiệp công tác thanh tra; công tác kế toán – kiểm toán; tập huấn đào tạo viết CĐR của CTĐT [H7.07.03.05]. Các CB, GV, NV được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng được Nhà trường hỗ trợ các chế độ theo quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm hỗ trợ học phí và hỗ trợ đi lại và sinh hoạt phí, hỗ trợ kinh phí bảo vệ luận văn, luận án; hỗ trợ kinh phí thi chứng chỉ Tiếng Anh (IELTS),... Các chế độ hỗ trợ CB, GV, NV được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được bổ sung và điều chỉnh định kỳ hằng năm trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường [H6.06.07.05]. Kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của Nhà trường được giám sát, đánh giá và thể hiện trong báo cáo tổng kết năm học hằng năm của Trường [H7.07.04.05]. Bên cạnh đó, kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của các đơn vị được thể hiện trong báo cáo tổng kết năm học hằng năm của đơn vị tại Hội nghị cán bộ viên chức đơn vị [H6.06.06.05]. Trên cơ sở giám sát, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, Nhà trường và các đơn vị áp dụng các biện pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân viên và thể hiện trong kế hoạch năm học của Trường và của các đơn vị [H7.07.04.05]. Trong giai đoạn 2020 – 2024, có 15 nhân viên của Nhà trường đạt học vị ThS và 560 lượt nhân viên được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ [H7.07.04.06]. Kết quả khảo sát ý kiến đội ngũ nhân viên thể hiện sự hài lòng về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường [H7.07.01.10]. 

2. Điểm mạnh

Nhà trường liên tục ban hành các Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC qua các giai đoạn.

Nhà trường triển khai nhiều hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nhằm tạo điều kiện để nhân viên phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phục vụ tốt hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ.

Trong giai đoạn 2020 – 2024, nhiều nhân viên của Nhà trường đã đạt được học vị ThS và được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Kết quả khảo sát ý kiến đội ngũ nhân viên thể hiện sự hài lòng về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

3. Điểm hạn chế

Số lượng nhân viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBVC;

Tiếp tục triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nhằm tạo điều kiện để nhân viên phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phục vụ tốt hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ.

Phòng TCCB

Hàng năm

 

2

Khắc phục

tồn tại

 

Tăng cường động viên, khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện để nhân viên tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.

Phòng TCCB

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 7.5: Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (gồm cả khenthưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, NCKHvà các hoạt động phục vụ cộng đồng

1. Mô tả hiện trạng

Năm 2019, Nhà trường xây dựng danh mục vị trí việc làm, mô tả chuẩn chức danh từng vị trí, trình Hội đồng Trường phê duyệt và Hiệu trưởng ký ban hành [H7.07.01.02]. Trong Đề án vị trí việc làm, bản mô tả công việc và mô tả khối lượng công việc có nêu rõ khối lượng công việc của đội ngũ nhân viên cần thực hiện [H6.06.03.02]. Nhà trường công khai và gửi đến các đơn vị Đề án vị trí việc làm, danh mục vị trí việc làm, mô tả chuẩn chức danh từng vị trí, quy định xếp loại CBVC và thi đua khen thưởng đến các đơn vị để thực hiện và thông báo, phổ biến đến CB, GV, NV biết để thực hiện.

 Để triển khai giám sát, đánh giá hiệu quả công việc của CB, GV, NV, Nhà trường giao cho Phòng Tổ chức Cán bộ là đơn vị thường trực Hội đồng đánh giá xếp loại viên chức của Trường và phụ trách công tác thi đua khen thưởng từ năm 2020 [H6.06.07.01]. Bên cạnh đó, trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường giao nhiệm vụ cho lãnh đạo các đơn vị quản lý theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên của đơn vị [H6.06.07.01]. Căn cứ các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT, Nhà trường ban hành các văn bản quản trị theo kết quả công việc của CB, GV, NV bao gồm: Quy định về định mức giờ dạy đối với GV; Quy định về thời giờ làm việc của viên chức hành chính; Quy chế đánh giá phân loại VC, NLĐ; Quy định về thi đua khen thưởng; Quy chế nâng lương trước thời hạn [H6.06.06.01], [H7.07.05.01], [H6.06.01.07], [H7.07.05.02], [H6.06.04.03]. Đầu mỗi năm học, toàn thể VC-NLĐ của Nhà trường thực hiện đăng ký thi đua và đó cũng là cơ sở xét thi đua cuối mỗi năm học [H6.06.06.03], [H7.07.05.03]. Trong kế hoạch năm học của các đơn vị luôn có nội dung phân loại VC-NLĐ và thi đua khen thưởng [H7.07.05.04].

Hằng năm, đội ngũ nhân viên thực hiện bản đăng ký kế hoạch năm học và được Nhà trường, lãnh đạo các đơn vị sử dụng để giám sát, đánh giá, phân loại nhân viên [H6.06.06.03]. Căn cứ nhiệm vụ được giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ và đối chiếu với các tiêu chuẩn của các quy định trên, định kỳ cuối năm học, Nhà trường ban hành thông báo triển khai đánh giá, phân loại VC-NLĐ và gửi đến các đơn vị để thực hiện [H7.07.03.04]. Các đơn vị tổ chức họp toàn thể VC-NLĐ để phổ biến và yêu cầu thực hiện đúng quy trình từ bước cá nhân tự đánh giá, đồng nghiệp nhận xét, đánh giá ,phân loại, sau đó là cấp đơn vị và cuối cùng là cấp Trường. Sau khi đánh giá, phân loại viên chức năm học ở cấp đơn vị [H7.07.05.05]. Nhà trường tiến hành đánh giá, phân loại ở cấp Trường, công khai và gửi kết quả đánh giá về các đơn vị để thông báo đến VC-NLĐ [H6.06.04.04]. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá, phân loại nhân viên được lưu trữ trong hồ sơ của đội ngũ nhân viên do Phòng TCCB quản lý [H7.07.05.06].

Trong quá trình xây dựng quy định xét thi đua khen thưởng, tất cả các nhân viên đều được tham gia góp ý và được các đơn vị tổng hợp, gửi Phòng Tổ chức Cán bộ tiếp thu, tham khảo [H7.07.05.07]. Kết quả đánh giá, phân loại năm học được sử dụng làm cơ sở để bình xét thi đua khen thưởng các cấp bao gồm: danh hiệu lao động tiên tiến đối với cá nhân, tập thể, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ; khen thưởng cấp Trường, cấp Tỉnh, cấp Bộ và được Hiệu trưởng công nhận kết quả bình xét thi đua khen thưởng năm học theo thẩm quyền [H6.06.06.06]. Báo cáo kết quả quản trị của đội ngũ nhân viên hằng năm được thể hiện trong báo cáo tổng kết năm học của Trường [H7.07.04.05] và báo cáo Hội nghị cán bộ viên chức hằng năm của Trường [H6.06.06.05]. Trong giai đoạn 2020 – 2024, nhân viên của Nhà trường nhận được các hình thức khen thưởng thường xuyên và đột xuất của các cấp như: Cấp trường, cấp tỉnh, cấp bộ [H6.06.06.06].

Hàng năm, Nhà trường triển khai khảo sát ý kiến phản hồi của các bên liên quan về hoạt động của Trường [H7.07.01.09]. Kết quả ý kiến của nhân viên thể hiện sự hài lòng về về việc thi đua khen thưởng và công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền [H7.07.01.09]. Ngoài ra, các ý kiến của nhân viên tại Hội nghị cán bộ viên chức hằng năm của Nhà trường và của các đơn vị thể hiện sự hài lòng về việc thi đua khen thưởng và công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền [H6.06.06.05].

2. Điểm mạnh

Nhà trường quy định về khối lượng công việc cụ thể đối với nhân viên và quy định về việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên, trong đó có cả các quy định về khen thưởng và công nhận.

Nhà trường triển khai việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên dựa trên quy định về khối lượng công việc cụ thể đã xác định và phân công.

Hằng năm, Nhà trường ban hành thông báo triển khai đánh giá, phân loại CC, VC-NLĐ và gửi đến các đơn vị để thực hiện.

Kết quả đánh giá, phân loại nhân viên và kết quả thi đua khen thưởng hằng năm được thông báo công khai và lưu trữ trong hồ sơ năng lực của đội ngũ nhân viên do Phòng TCCB quản lý.

Kết quả khảo sát ý kiến của nhân viên về việc thi đua khen thưởng và công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền thể hiện nhân viên hài lòng về việc thi đua khen thưởng và công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền.

3. Điểm hạn chế

Số lượng nhân viên được nhận các hình thức khen thưởng cấp cao còn hạn chế.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

 

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về thi đua, khen thưởng.

Phòng TCCB

Hàng năm

 

2

Khắc phục

tồn tại

Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá kết quả làm việc cho nhân viên

Phòng TCCB

Năm 2024

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7

 

Kết luận về Tiêu chuẩn 7

 

Nhà trường triển khai để các đơn vị đề xuất nhu cầu đội ngũ nhân viên phục vụ hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ và trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đội ngũ nhân viên. Nhà trường áp dụng nhiều chính sách thu hút đội ngũ nhân viên về làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác. Đội ngũ nhân viên của Nhà trường hiện nay đủ về số lượng và bảo đảm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ của Trường và của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT. Kết quả khảo sát ý kiến của GV, SV về đội ngũ nhân viên thể hiện sự hài lòng về nhân viên của Trường. Nhà trường ban hành quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức của Trường ban hành; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường và phổ biến đến CB, GV, NV bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong giai đoạn 2020 – 2024, Nhà trường bổ nhiệm 5 nhân viên, điều chuyển 15 nhân viên. Nhà trường ban hành hệ thống văn bản đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên, trong đó thể hiện rõ tiêu chí đánh giá chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Hằng năm, Nhà trường triển khai đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, mức độ hoàn thành công việc và sự hài lòng của các bên liên quan. Trong giai đoạn 2020 – 2024, tất cả nhân viên của Nhà trường được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, chiếm tỷ lệ 80%. Nhà trường ban hành Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC giai đoạn 2013-2017, giai đoạn 2015- 2020 và rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC giai đoạn 2017-2020 dựa trên nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của CB, giảng viên và nhân viên. Nhà trường triển khai nhiều hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nhằm tạo điều kiện để nhân viên phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phục vụ tốt hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ. Trong giai đoạn 2020 – 2024, có 15 nhân viên của Nhà trường đạt học vị ThS và 560 lượt nhân viên được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả khảo sát ý kiến đội ngũ nhân viên thể hiện sự hài lòng về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường. Nhà trường quy định về khối lượng công việc cụ thể đối với nhân viên và quy định về việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên, trong đó có cả các quy định về khen thưởng và công nhận. Trên cơ sở đó, Nhà trường triển khai việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên dưa trên quy định về khối lượng công việc cụ thể đã xác định và phân công. Hằng năm, Nhà trường ban hành thông báo triển khai đánh giá, phân loại VC-NLĐ và gửi đến các đơn vị để thực hiện. Kết quả đánh giá, phân loại nhân viên và kết quả thi đua khen thưởng hằng năm được thông báo công khai và lưu trữ trong hồ sơ năng lực của đội ngũ nhân viên do phòng TCCB quản lý. Kết quả khảo sát ý kiến của nhân viên về việc thi đua khen thưởng và công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền thể hiện nhân viên hài lòng về việc thi đua khen thưởng và công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền.

Công tác quy hoạch đội ngũ nhân viên gặp khó khăn do thực hiện tinh giảm biên chế. Do hạn chế về nguồn lực nên các chính sách của Nhà trường thu hút đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm làm việc chưa phát huy tối đa hiệu quả. Các ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp đối với đội ngũ nhân viên chưa nhiều. Số lượng nhân viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài chưa nhiều. Số lượng nhân viên được nhận các hình thức khen thưởng cấp cao còn hạn chế.

Tăng cường các chính sách thu hút GV, NV để nâng cao số lượng GV, NV có học hàm, học vị và có năng lực NCKH và kinh nghiệm làm việc nhằm phục vụ tốt hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ đồng thời Nhà trường và Khoa Kinh tế tăng cường chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để GV, NV học tập NCS ở trong và ngoài nước. Nhà trường tiến hành rà soát đề án vị trí việc làm để quy hoạch đội ngũ nhân viên bảo đảm về số lượng và chất lượng để phát huy tối đa năng lực của nhân viên.

Tự đánh giá theo 5 tiêu chí của tiêu chuẩn này, CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đạt yêu cầu 5/5 tiêu chí trong đó 5 tiêu chí đạt 4/7 điểm.

 

 

8. Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học

Mở đầu

Chính sách và quy trình thu nhận người học của Trường Đại học Tây Nguyên rất rõ ràng giúp Trường tuyển sinh người học đầu vào có chất lượng. Quá trình học tập của người học còn được theo dõi chặt chẽ nhờ các hoạt động tư vấn và hỗ trợ của các giảng viên, cán bộ trợ lý SĐH, các phòng ban và các tổ chức đoàn thể trong Trường. Ngoài ra, môi trường tâm lý xã hội tích cực, cảnh quan xung quanh đẹp, tiện ích tốt của Trường cũng đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho NH.

Tiêu chí 8.1: Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật

          1. Mô tả hiện trạng

Chính sách tuyển sinh của chương trình thạc sĩ Quản lý kinh tế tuân theo chính sách tuyển sinh của Trường Đại học Tây Nguyên và được công bố công khai ở đề án tuyển sinh hằng năm [H8.08.01.01]. Hình thức xét tuyển chủ yếu vào ngành QLKT là xét tuyển, xét tuyển và kết hợp với thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào đối với các thí sinh chưa có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ bậc 6 dùng cho Việt Nam. Chính sách tuyển sinh này phù hợp với những quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT. Từ năm học 2021-2022 đến nay, Trường Đại học Tây Nguyên lập kế hoạch tuyển sinh các ngành và đề ra đề án tuyển sinh củaTrường [H8.08.01.01]. Trong đó, các chính sách và quy định tuyển sinh (đối tượng xét tuyển, đánh giá đầu vào, đối tượng tuyển sinh …) được mô tả đầy đủ trong đề án tuyển sinh. Đề án tuyển sinh được xây dựng trên cơ sở kế thừa và dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê kết quả tuyển sinh [H8.08.01.02].

Kế hoạch tuyển sinh của Trường Đại học Tây Nguyên được nêu rõ trong thông báo tuyển sinh sau đại học [H8.08.01.03] và công bố công khai trên trang thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Tây Nguyên [H8.08.01.04] và chia sẻ trên các trang mạng xã hội như Facebook, các diễn đàn của người học [H8.08.01.05]. Các thông báo được gửi đến Khoa Kinh tế, Khoa sẽ triển khai đến tập thể Lãnh đạo Khoa và giảng viên trong Khoa [H8.08.01.06]. Bên cạnh đó, thông báo tuyển sinh sau đại học cũng được Khoa, bộ môn gửi bằng đường công văn trực tiếp về các đơn vị, ban ngành trong và ngoài tỉnh [H8.08.01.07].

Chính sách tuyển sinh được liên tục cập nhật dựa trên phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực hằng năm và dữ liệu lấy ý kiến của các bên liên quan trong việc xây dựng chính sách tuyển sinh. Để đảm bảo số lượng và chất lượng học viên đầu vào, chính sách tuyển sinh của chương trình thạc sĩ QLKT luôn có khảo sát của các bên liên quan. Trường Đại học Tây Nguyên căn cứ vào các quy định hiện hành, có sự góp ý, phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực của các BLQ để đề ra chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho ngành. Trường dựa vào nhu cầu tuyển dụng nhân lực hằng năm của các doanh nghiệp, dự báo nhu cầu về thị trường lao động, đồng thời dựa vào các hướng dẫn công tác tuyển sinh, các thông tư bổ sung của Bộ GDĐT cho nhóm ngành Kinh tế hệ chính quy để xây dựng chính sách tuyển sinh cho chương trình thạc sĩ QLKT. Nhu cầu nhân lực của ngành QLKT đang ở mức rất cao, vì vậy chỉ tiêu tuyển sinh của chương trình thạc sĩ QLKT được xác định tối đa theo số lượng giảng viên đang đào tạo và có sự điều chỉnh theo ngưỡng chất lượng được quy định bởi Bộ GD&ĐT cho mỗi đợt tuyển sinh [H8.08.01.01].

          2. Điểm mạnh

Chính sách tuyển sinh chương trình thạc sĩ QLKT được xác định rõ ràng và công
bố công khai, cập nhật trên website và các phương tiện thông tin đại chúng tạo điều kiện
thuận lợi cho thí sinh xét tuyển có đầy đủ thông tin để lựa chọn ngành học.

3. Điểm hạn chế

Nhà trường, khoa chưa thực hiện khảo sát cụ thể ý kiến của người học về chính sách tuyển sinh của CTĐT ngành thạc sĩ QLKT. Ý kiến các bên liên quan chưa đầy đủ, kịp thời.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện hoặc hoàn thành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục xác định chính sách tuyển sinh rõ ràng, theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, chính sách tuyển sinh cũng được công bố công khai cho các đối tượng tuyển sinh và luôn được cập nhật để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh

Phòng TT & TVTS

Năm học 2024 - 2025

 

2

Khắc phục Điểm hạn chế

Thực hiện khảo sát lấy ý kiến của người học về chính sách tuyển sinh của CTĐT ngành QLKT.

Khoa Kinh tế

Năm học 2024 - 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7.

Tiêu chí 8.2: Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng và được đánh giá

          1. Mô tả hiện trạng

Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được Trường Đại học Tây Nguyên xác định rõ ràng. Các tiêu chí về văn bằng, ngoại ngữ, kinh nghiệm và công tác chuyên môn, đối tượng và chính sách ưu tiên được nêu rõ trong đề án tuyển sinh. Hiện nay, hình thức xét tuyển được áp dụng với chương trình thạc sĩ QLKT [H8.08.01.01]. Yêu cầu về văn bằng được quy định cụ thể là người học phải tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành đăng ký xét tuyển; trường hợp người dự tuyển đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc quyết định công nhận tốt nghiệp đại học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học (tạm thời) thuộc các ngành cần bổ sung kiến thức phải hoàn thành việc học và thi các học phần bổ sung kiến thức trước khi xét tuyển [H8.08.01.01]. Yêu cầu về ngoại ngữ cũng được quy định cụ thể là người học có lực ngoại ngữ tương đương Bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam [H8.08.01.01]. Đối tượng và chính sách ưu tiên hiện nay không áp dụng đối với tuyển sinh ngành thạc sĩ QLKT. Quy trình tuyển chọn như trên mang tính khách quan và thực hiện nghiêm túc từ cấp Trường đến cấp đơn vị, tạo cho người học cơ hội được tham gia chương trình một cách công bằng.

Tiêu chí và phương pháp tuyển sinh cho chương trình thạc sĩ QLKT được rà soát,
đánh giá hàng năm và được đưa vào đề án tuyển sinh chung của Trường. Tiêu chí và
phương pháp tuyển sinh hằng năm được dựa trên cơ sở dữ liệu, thống kê kết quả tuyển
sinh, dữ liệu về ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng, rà soát,
đánh giá tiêu chí và phương pháp truyển chọn NH, văn bản đánh giá công
tác tuyển sinh sau đại học hàng năm của Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Tây Nguyên [H8.08.01.01], [H8.08.02.01].

          2. Điểm mạnh

Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học của Trường rõ ràng, minh bạch theo đúng Quy chế tuyển sinh do Bộ GD&ĐT ban hành và được công khai rộng rãi. Tiêu chí và phương pháp tuyển sinh được rà soát và đánh giá hàng năm.

          3. Điểm hạn chế

Cần đánh giá việc lấy ý kiến của các bên liên quan trong xây dựng, rà soát, đánh giá tiêu chí và phương thức tuyển sinh.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện hoặc hoàn thành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyển sinh theo những quy định của Bộ Giáo dục và ĐT với những tiêu chí và phương pháp tuyển chọn được xác định rõ ràng

Nhà trường

Năm học 2024 – 2025

 

2

Khắc phục Điểm hạn chế

Phối hợp khảo sát để lấy ý kiến của các bên liên quan trong xây dựng, rà soát, đánh giá tiêu chí và phương thức tuyển sinh

Nhà trường, Khoa Kinh tế

Năm học 2024 – 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7.

Tiêu chí 8.3: Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của NH

          1. Mô tả hiện trạng

Trường có hệ thống giám sát về sự tiến bộ của người học trong học tập và rèn luyện thông qua quy chế đào tạo sau đại học [H4.04.02.01]. Để triển khai giám sát về sự tiến bộ của NH, Trường có các bộ phận/nhân viên chuyên trách (GV, CVHT, trợ lý đào tạo, đội ngũ nhân viên các phòng/ban/trung tâm) được phân công giám sát sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của người học một cách kịp thời [H7.07.01.08]. Ở cấp Trường Đại học Tây Nguyên, Phòng Đào tạo có trách nhiệm tổ chức quản lý và tham mưu cho ban giám hiệu về vấn đề học tập của người học [H6.06.07.01]. Ở cấp Khoa, Trưởng Khoa đóng vai trò chỉ đạo trung gian đến bộ môn giám sát và tổ chức học tập cho người học [H8.08.03.01], Trợ lý Sau đại học đóng vai trò trung gian liên kết giữa bộ môn, khoa và các phòng ban chức năng, hỗ trợ Trưởng Khoa thực hiện chỉ đạo, quản lý công tác đào tạo hệ thạc sĩ QLKT [H7.07.01.08]. Tại Khoa Kinh tế, Trợ lý Sau đại học được khoa phân chịu trách nhiệm quản lý lớp học và hỗ trợ người học các thủ tục hành chính [H7.07.01.08]. Ở cấp bộ môn, Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm quản lý ngành thạc sĩ QLKT [H6.06.03.02]. Ngoài ra, Khoa cũng phân công cho các giảng viên để hướng dẫn nghiên cứu, thực hiện luận văn của người học ngay từ học kỳ 3 trong chương trình đào tạo [H1.01.01.02]. Kế hoạch học tập hàng năm được xây dựng từ đầu năm học để bộ môn, Khoa có căn cứ thực hiện; người học có kế hoạch học tập rõ ràng, cụ thể [H8.08.03.02]. Đầu kỳ, Trợ lý Khoa phụ trách sau đại học phối hợp với bộ môn triển khai kế hoạch học tập, kế hoạch thực tập môn học, tư vấn lựa chọn đề tài Luận văn thạc sĩ, kế hoạch thực tập tốt nghiệp đến với từng học viên thông qua các buổi họp lớp [H8.08.03.03]. Mỗi người học ngay từ khi nhập học được cấp một mã số học viên (MSHV), cho phép nhà trường, khoa và bộ môn theo dõi hồ sơ học tập và tiến độ của họ trên Phần mềm Quản lý đào tạo [H5.05.02.01]. Về phía NH, người học có thể dùng MSHV của mình để truy cập trên website của Trường Đại học Tây Nguyên để tra cứu kết quả học tập từng kỳ của từng năm học [H5.05.02.01]. Việc theo dõi kế hoạch học tập và kết quả học tập của người học được trợ lý khoa phụ trách sau đại học, bộ môn và Khoa thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua zalo của lớp có trợ lý khoa phụ trách sau đại học và đại diện bộ môn tham gia [H8.08.03.04]. Nhân viên các phòng ban chức năng và Khoa cũng đã hỗ trợ theo dõi và giám sát người học khi cần.

Trường có quy định về việc giám sát sự tiến bộ trong học tập rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của NH. Các văn bản quy định về CTĐT sau đại học cũng quy định rõ khối lượng học tập của người học [H1.01.01.02]. Mỗi năm người học đều được hướng dẫn sinh hoạt đầu khóa, đặc biệt là người học mới vào năm thứ nhất, Trường và Khoa kết hợp tổ chức sinh hoạt đầu khóa để cung cấp, hỗ trợ cho người học có những thông tin cần thiết, giới thiệu cán bộ phụ trách sau đại học để hướng dẫn người học về kế hoạch học tập và các sinh hoạt khác [H8.08.03.03].

CTĐT thạc sĩ QLKT được thiết kế theo hệ thống tín chỉ của Bộ GD&ĐT và người học cần tuân thủ theo hệ thống quản lý tín chỉ [H1.01.01.02]. CTĐT thạc sĩ QLKT được xây dựng theo định hướng ứng dụng, do đó, khối lượng nghiên cứu ứng dụng gồm 19,5 tín chỉ, bao gồm 10,5 tín chỉ thực tập, 9 tín chỉ dành cho đề án tốt nghiệp dưới hình thức đề án. Trong học kỳ, người học được phép đăng ký tối đa 15 tín chỉ, tương đương với 5 – 7 HP trong HK. Học kỳ 3 (Học kỳ hè) của năm học, đơn vị không bố trí giảng dạy do hạn chế về thời gian và sỉ số NH. Sau mỗi HK, do số lượng người học tương đối ít nên thường người học chỉ chọn học phần yêu thích quyết định mở lớp sẽ theo số đông người học đã chọn.

Dữ liệu về kết quả học tập của người học hàng năm được trợ lý phụ trách sau đại học và bộ môn báo cáo cho lãnh đạo đơn vị [H8.08.03.05]. Giảng viên hướng dẫn luận văn được phân công từ cuối học kỳ 2 năm thứ nhất của chương trình nên có thể nắm bắt tình hình học tập của người học thuận lợi và dễ dàng. Các trường hợp chậm tiến độ sẽ có biện pháp hỗ trợ để người học theo kịp tiến độ học tập. Các báo cáo và phản hồi về kết quả, tiến độ học tập cũng được theo dõi, đặc biệt là người học thôi học, chậm tiến độ [H8.08.03.09]. Danh sách cán bộ, nhân viên được phân công giám sát tiến hộ trong học tập của người học bao gồm: Trưởng Khoa Kinh tế, Trợ lý phụ trách sau đại học của đơn vị và tất cả giảng viên tham gia hướng dẫn luận văn. Danh sách này được cập nhật hàng năm theo người học mới [H8.08.03.07].

Trong giai đoạn 2019 – 2024, mặc dù Nhà trường chưa tiến hành khảo sát các bên liên quan để nhận sự phản hồi về hệ thống giám sát kết quả học tập của người học trong thời gian qua nhưng trong các buổi họp giao ban khoa, giao ban bộ môn, họp lớp có sự tham gia của Trợ lý phụ trách sau đại học và đại diện bộ môn, bộ môn và Khoa luôn cầu thị nhận sự phản hồi trực tiếp từ người học [H8.08.03.08]. Trên cơ sở đó, Khoa đưa ra các chỉ đạo kịp thời để điều chỉnh công tác giám sát, đôn đốc người học trong quá trình học tập.

          2. Điểm mạnh

Sự tiến bộ của người học được giám sát đồng bộ bởi cán bộ quản lý sau đại học của đơn vị, giảng viên, trợ lý đào tạo, các tổ chức đoàn thể và các đơn vị liên quan đã tạo ra sự hiệu quả trong hoạt động cải tiến chất lượng học tập của người học.

          3. Điểm hạn chế

Hiện Trợ lý Khoa được phân công phụ trách sau đại học sẽ phối hợp với bộ môn quản lý ngành để quản lý lớp, thực hiện các chức năng tương tự như Cố vấn học tập đối với hệ Đại học. Tuy nhiên, Trợ lý Khoa sẽ phải song song quản lý 2 lớp QLKT trong cùng một thời điểm, do đó, lượng công việc còn nhiều và tập trung tại một số thời điểm, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cố vấn và quản lý lớp.

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện hoặc hoàn thành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Phòng ĐT, Phòng CTSV, Khoa Kinh tế tiếp tục thực hiện hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của NH.

Phòng ĐT, Phòng CTSV, Khoa Kinh tế

Năm học 2024 – 2025

 

2

Khắc phục Điểm hạn chế

Nhà trường ra Quyết định phân công Cố vấn học tập cho từng lớp QLKT.

Nhà trường thực hiện khảo sát người học về hệ thống giám sát kết quả học tập của NH

Phòng Đào tạo, Trường Đại học Tây Nguyên

Năm học 2024 – 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 8.4: Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thiđua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc làmcủa NH

          1. Mô tả hiện trạng

Trường luôn có những bộ phận chịu trách nhiệm, cũng như có kế hoạch và triển khai các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để cải thiện việc học tập của người học. Hệ thống đội ngũ nhân viên của tất cả các đơn vị, bộ phận chức năng trong Trường Đại học Tây Nguyên đều có vai trò hỗ trợ người học [H6.06.07.01]. Trong đó, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo tỉnh Đắk Lắk và Phòng công tác sinh viên là đơn vị chính tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho người học [H6.06.07.01]. Quy định về tư vấn học tập, việc làm, hoạt động hỗ trợ người học được nêu rõ trong chức năng và nhiệm vụ của hai đơn vị này. Đối với hoạt động tư vấn học tập chủ yếu do đơn vị quản lý ngành là Bộ môn Kinh tế thực hiện và báo cáo cho Lãnh đạo Khoa Kinh tế. người học khi mới vào Trường sẽ buổi sinh hoạt đầu khóa có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Khoa, đại diện Lãnh đạo bộ môn Kinh tế và Trợ lý phụ trách sau đại học [H8.08.03.03]. Mục đích buổi gặp gỡ nhằm giúp người học mới nắm được các quy định của Nhà trường, quy chế đào tạo sau đại học, chương trình đào tạo, kế hoạch học tập, thực tập trong 2 năm, danh sách giảng viên giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo và trao đổi những khó khăn, vướng mắc của người học năm thứ nhất. Sau buổi gặp gỡ đầu tiên của Khoa và NH, Trợ lý phụ trách sau đại học sẽ gặp lớp và tổ chức thành lập Ban cán sự của lớp cũng như phổ biến thêm về định hướng học tập và các quy trình khác [H8.08.03.03]. Ngoài ra, động ngoại khóa và các dịch vụ hỗ trợ khác để cải thiện việc làm của người học thông qua các hoạt động:

a. Hỗ trợ về NCKH và hợp tác quốc tế: Trường Đại học Tây Nguyên dành một phần kinh phí để khuyến khích phong trào NCKH trong người học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và khả năng nghề nghiệp của người học. Ngoài ra, người học có thể tìm hiểu và chọn giáo viên hướng dẫn theo sở thích, sau đó, bộ môn và Khoa tiến hành phân công giáo viên hướng dẫn phù hợp với năng lực của giảng viên và lĩnh vực nghiên cứu mà người học lựa chọn [H8.08.04.01]. người học có môi trường làm nghiên cứu là hệ thống Cơ sở dữ liệu trực tuyến liên kết trực tiếp với Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ và Thư viện Trường Đại học Tây Nguyên với hàng nghìn đầu sách, giáo trình, tạp chí khoa học, luận văn, luận án [H8.08.04.02], [H8.08.04.03]. Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Khoa Kinh tế trong những năm gần đây khá mạnh nên thường xuyên có các hội thảo, hội nghị quốc gia, quốc tế được Khoa chủ trì tổ chức hoặc đồng chủ trì tổ chức [H8.08.04.04]. Vì vậy, người học có thể tiếp cận các kiến thức mới cũng như những cơ hội công bố các công trình nghiên cứu khoa học của mình [H8.08.04.05].

b. Hướng nghiệp và việc làm: Các cơ hội việc làm, thông tin tuyển dụng từ các
nhà tuyển dụng được cung cấp chi tiết trên website của Trường, trang facebook chính thức của Khoa [H8.08.04.06], [H8.08.04.07]. Nhà trường ký kết hợp tác với các tỉnh triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ học tập, Ngày hội việc làm, Khởi nghiệp [H8.08.04.08]. Trung tâm Đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk có trụ sở tại Trường Đại học Tây Nguyên thường xuyên phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động tổ chức Phiên giao dịch việc làm nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho người học [H8.08.04.09]. Để tăng cường cho người học các kiến thức thực tiễn, Trường và đơn vị cũng đã và đang liên kết với doanh nghiệp để tổ chức và phối hợp cho người học thực tập, nghiên cứu và tuyển dụng [H8.08.04.08].

Nội dung khảo sát người học về chất lượng và các hoạt động tư vấn học tập, hỗ trợ việc làm…. Do người học hầu hết có việc làm trước khi học thạc sĩ nên tỷ
lệ người học tốt nghiệp có việc làm là rất cao. Một số ít chưa có việc làm do đang tìm cơ hội việc làm mới tốt hơn sau khi tốt nghiệp thạc sĩ QLKT.

          2. Điểm mạnh

Trường có hệ thống đồng bộ hỗ trợ cho người học hầu hết các mặt hoạt động (học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động hỗ trợ hướng nghiệp và việc làm) giúp người học phát huy được các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Tây Nguyên.

3. Điểm hạn chế

Một số hoạt động ngoại khóa do Trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Kinh tế tổ chức chưa thu hút người học tham gia. Liên kết doanh nghiệp có thực hiện nhưng chưa thực sự mạnh mẽ, số lượng doanh nghiệp đến báo cáo chuyên đề cho người học trong các học phần còn chưa được thực hiện.

         


 

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện hoặc hoàn thành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Nhà trường, Khoa và bộ môn cần tiếp tục tổ chức các hoạt động tư vấn học tập nhằm cải thiện việc học tập và tăng cường cơ hội việc làm chất lượng cao cho người học sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó tăng cường thêm các hoạt động ngoại khóa để trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng của NH.

P. ĐT, P. CTSV, CVHT, Đoàn – Hội người học Trường

Năm học 2024 – 2025

 

2

Khắc phục điểm hạn chế

Tăng cường đầu tư, đổi mới về nội dung hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút người học tham gia; Tăng cường mức độ liên kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

Khoa Kinh tế

Năm học 2024 – 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 8.5: Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt động đàotạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân NH

1. Mô tả hiện trạng:

Căn cứ vào quy định của Nhà nước, Nhà trường ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế Trường học, Tổ Y tế học đường và giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo hoạt động y tế học đường của Trường [H8.08.05.01]. Phòng HCTH chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổng hợp báo cáo kiểm tra định kì về công tác phòng cháy chữa cháy trong Nhà trường [H6.06.07.01]. Phòng CSVC lập kế hoạch quản lý môi trường, ký kết hợp đồng với các nhà thầu, các cá nhân chăm sóc, cắt tỉa cây xanh định kỳ, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cây xanh trong khuôn viên Trường; vệ sinh giảng đường và khuôn viên Trường nhằm tạo môi trường làm việc và học tập thoải mái, xanh, sạch, đẹp cho CB, VC, NLĐ và người học trong toàn Trường [H8.08.05.02]. Đối với người học hệ thạc sĩ, hầu hết người học đều đã đi làm tại đơn vị sử dụng lao động, do đó, người học đã tham gia BHYT tại nơi làm việc. Ban Nữ công thuộc Công đoàn Trường xây dựng kế hoạch và hỗ trợ kinh phí khám sức khỏe định kì hàng năm cho nữ CB viên chức với mục đích tầm soát sức khỏe [H8.08.05.03]. Nhà trường ban hành nội quy tiếp công dân và triển khai thực hiện [H8.08.05.04]. Trong khuôn viên Nhà trường có những bảng nội quy Nhà trường và được treo ở các vị trí dễ nhìn để mọi người xem và thực hiện [H8.08.05.05]. Năm 2019, trên cơ sở phối hợp với VNPT, Nhà trường đã đầu tư hệ thống mạng wifi phủ khắp khuôn viên Trường, miễn phí phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giải trí [H8.08.05.06].

Trường Đại học Tây Nguyên có khuôn viên thoáng đãng, sạch sẽ, tiện lợi với nhiều cây xanh, ghế đá, khu tập luyện thể thao... đã tạo nên môi trường tâm lý thoải mái cho người học. Nhà trường có đủ diện tích lớp học theo quy định TCVN 3981 cho việc dạy và học. Hiện tại, Trường có 120 phòng học với tổng diện tích sử dụng là 17.234 m2, 16 phòng học đa phương tiện với tổng diện tích sử dụng là 1.134,84 m2, 4 hội trường với tổng diện tích sử dụng là 2.209 m2, 1 thư viện với tổng diện tích sử dụng là 2.793 m2, 1 trung tâm học liệu với tổng diện tích sử dụng là 931m2. Ngoài ra trường còn có 1 nhà tập đa năng với tổng diện tích sử dụng là 4.731 m2, sân bóng chuyền, sân bóng đá mini, sân bóng đá lớn và nhiều sân thể thao đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho cán bộ và người học [H8.08.05.07].

Đội bảo vệ thuộc Phòng HCTH trực tại Trường 24/24h với chức năng và nhiệm vụ được phân công cụ thể trong quy định làm việc của tổ bảo vệ, phối hợp với Công ty vệ sĩ Tuấn Ngọc với mục đích bảo vệ an ninh trật tự trong Trường [H8.08.05.08]. Ngoài ra, Nhà trường phối hợp tốt với Công an Phường Ea Tam, Công an thành phố Buôn Ma Thuột trong công tác bảo vệ an ninh chung trong Trường [H8.08.05.09].

Nhà trường thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao trình độ nhận thức của viên chức, NLĐ thông qua các đợt tập huấn hàng năm về phòng cháy chữa cháy [H8.08.05.10]. Phòng Hành chính tổng hợp xây dựng kế hoạch và tổng hợp báo cáo kiểm tra định kì về công tác phòng cháy chữa cháy trong Nhà trường và Ban PCCC phối hợp với các đơn vị kiểm tra, bảo dưỡng và bổ sung, đề xuất sửa chữa trang thiết bị phòng cháy chữa cháy trong khuôn viên Trường [H8.08.05.11]. Hiện nay, Nhà trường có các căn tin bán hàng phục vụ người học, VC, NLĐ trong khuôn viên Trường [H8.08.05.12]. Tất cả các căn tin đều có chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Nhà nước và cam kết thực hiện vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định cụ thể trong điều khoản hợp đồng kí kết với Nhà trường [H8.08.05.13], [H8.08.05.14]. Cảnh quan sư phạm của Nhà trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, an toàn, tạo sự thuận lợi cho tất cả CB, GV, NV, người học và khách đến làm việc, công tác tại Trường [H8.08.05.15].

Các dữ liệu theo dõi, đánh giá các hoạt động liên quan đến môi trường, sức khỏe, an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy của Nhà trường hàng năm được tổng hợp, đánh giá trong Báo cáo tổng kết công tác năm học và phương hướng năm học tiếp theo của Trường [H6.06.06.04]; Báo cáo kết quả khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công hằng năm [H8.08.05.16]; Báo cáo khảo sát ý kiến phản hồi của giảng viên, viên chức người lao động về môi trường làm việc tại Trường Đại học Tây Nguyên [H7.07.01.09]. Nhà trường thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm ở các đơn vị được phân công thực hiện và thông qua ý kiến góp ý của giảng viên tại Hội nghị Cán bộ viên chức, người lao động hàng năm và ý kiến của người học tại Hội nghị Đối thoại người học cấp Trường hàng năm thể hiện sự hài lòng đối với môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan trong trường [H6.06.06.05].

           2. Điểm mạnh

 Nhà trường luôn quan tâm, chú trọng xây dựng môi trường tâm lý, xã hội, môi trường làm việc thân thiện, tạo không khí thoải mái, để thực hiện hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu và phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị thưc hiện.

         Người học được học tập, NCKH và phát triển đầy đủ cả về thể chất cũng như tinh thần trong một môi trường đào tạo thuận lợi về an ninh, an toàn, xanh, sạch, đẹp.

3. Điểm hạn chế

Công tác tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho người học chưa được Khoa, Trường tổ chức thường xuyên và hiệu quả.

         


 

          4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện hoặc hoàn thành

Ghi chú

1

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục nâng cấp hệ thống CSVC và trang thiết bị của Nhà trường để đáp ứng nhu cầu ĐT và NCKH của giảng viên và người học.

Phòng CSVC

Năm học 2024 – 2025

 

2

Khắc phục điểm hạn chế

Tổ chức công tác tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho người học.

Phòng HCTH

Phòng CSCV

Năm học 2024 – 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

 

Kết luận về Tiêu chuẩn 8

 

Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, công khai, cập nhật hàng năm và luôn thực hiện theo đúng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Các tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học của Trường rõ ràng, minh bạch theo đúng Quy chế tuyển sinh do Bộ GD&ĐT ban hành và được công khai rộng rãi. Tiêu chí và phương pháp tuyển sinh được rà soát và đánh giá hàng năm.

Trong quá trình học tập tại Trường, người học luôn được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để giải quyết những khó khăn gặp phải, hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của người học đã được xây dựng và áp dụng nhằm theo dõi sự tiến bộ trong kết quả học tập và rèn luyện từng học kỳ của người học. Đội ngũ hỗ trợ các hoạt động đào tạo sau đại học của Khoa là những người có nhiệt huyết và kinh nghiệm trong công tác, luôn hỗ trợ, tư vấn kịp thời cho người học về ngành học, CTĐT, hoạt động NCKH, ngoại khóa…, cũng như luôn theo dõi kết quả, sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của người học, từ đó tạo ra tâm thế học tập tích cực ở người học ngay từ năm thứ nhất. Nhà trường luôn quan tâm, chú trọng xây dựng môi trường tâm lý, xã hội, môi trường làm việc thân thiện, tạo không khí thoải mái, để thực hiện hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu và phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị thưc hiện. Người học được học tập, NCKH và phát triển đầy đủ cả về thể chất cũng như tinh thần trong một môi trường đào tạo thuận lợi về an ninh, an toàn, xanh, sạch, đẹp.

Nhà trường, khoa chưa thực hiện khảo sát cụ thể ý kiến của người học về chính sách tuyển sinh của CTĐT ngành QLKT. Cần đánh giá việc lấy ý kiến của các bên liên quan trong xây dựng, rà soát, đánh giá tiêu chí và phương thức tuyển sinh. Một số hoạt động ngoại khóa do Khoa Kinh tế tổ chức chưa thu hút người học tham gia. Công tác tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho người học chưa được Khoa, Trường tổ chức thường xuyên và hiệu quả.

Tự đánh giá theo 5 tiêu chí của tiêu chuẩn này, CTĐT ngành QLKT đạt yêu cầu 5/5 tiêu chí trong đó 02 tiêu chí đạt 5/7 điểm, 03 tiêu chí đạt 4/7 điểm.

 

 

 

9. Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Mở đầu

Chương trình đào tạo thạc sĩ QLKT được giảng dạy tại Trường Đại học Tây Nguyên. Hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng của Nhà trường có đầy đủ và được các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Thư viện với các nguồn học liệu phong phú, hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo điều kiện cơ bản để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Nhà trường xác định các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị luôn được Trường Đại học Tây Nguyên quan tâm và coi trọng. Để nâng cao cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học, đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH, nhà trường luôn tăng cường công tác lập kế hoạch, tập trung các nguồn tài chính để xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại (được đề cập trong chiến lược phát triển Trường Đại học Tây Nguyên giai đoạn 2020 - 2027, tầm nhìn 2035.

Tiêu chí 9.1: Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

          1. Mô tả hiện trạng

Trường Đại học Tây Nguyên có hệ thống các phòng làm việc, phòng học, các phòng chức năng và thư viện được bố trí hợp lý [H9.09.01.01], có diện tích và các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và NCKH [H8.08.05.07]. Nhà trường hiện có 261 phòng làm việc và các công trình khác (nhà khách, nhà ăn, căn tin, nhà để xe, nhà truyền thống, nhà bảo vệ…) với diện tích 396.927,7 m2, đảm bảo bố trí đủ phòng làm việc cho các phòng chức năng, viện, trung tâm [H8.08.05.07]. Bên cạnh đó, Nhà trường hiện có 04 hội trường với diện tích 2.209 m2, phòng học từ 20 chỗ ngồi đến 150 chỗ ngồi với diện tích 17.234 m2 [H8.08.05.07]. Hệ thống phòng học của Nhà trường đảm bảo đủ để hỗ trợ các hoạt động đào tạo phục vụ CTĐT ngành QLKT theo quy định hiện hành [H8.08.05.07], [H9.09.01.02]. Các phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng của Nhà trường được thể hiện trong sơ đồ Trường ĐH Tây Nguyên được niêm yết tại cổng ra vào và tại tiền sảnh các khu nhà [H9.09.01.01]. Theo Báo cáo Ba công khai năm học 2022 - 2023, diện tích đất/người học là 34,59m2, diện tích sàn/người học là 8,56m2 [H9.09.01.03].

Các phòng làm việc, phòng học và phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu:

Tất cả các giảng đường của nhà trường đều được trang bị đầy đủ máy chiếu, màn chiếu, bảng viết, một số giảng đường có trang bị điều hòa nhiệt độ để phục vụ hoạt động đào tạo và NCKH [H8.08.05.07], [H9.09.01.04]. Nhà trường cũng đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng tài sản của Trường Đại học Tây Nguyên [H9.09.01.02]. Tại từng phòng học, nhà trường đều công khai nội quy sử dụng các trang thiết bị [H9.09.01.05], và đều có sổ theo dõi việc sử dụng thiết bị phòng học [H9.09.01.06]. Hàng năm, Nhà trường luôn ban hành kế hoạch sửa chữa chống xuống cấp tài sản [H9.09.01.07], thông báo về việc đăng ký sửa chữa và trang bị máy móc, thiết bị [H9.09.01.08], đồng thời, các đơn vị cũng đề nghị, đề xuất sửa chữa đột xuất khi trang thiết bị hư hỏng hoặc cần được thay mới [H9.09.01.09].

Các phòng làm việc, phòng học và phòng chức năng được nâng cấp và cập nhật thường xuyên:

Trong giai đoạn 2020 - 2024, Nhà trường đã thực hiện nhiều dự án đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các phương tiện dạy, học, các phòng thực hành được đầu tư cũng như thường xuyên thực hiện bảo dưỡng, bảo trì phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của ngành QLKT nói riêng và của toàn trường nói chung. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng giai đoạn 2020 - 2024 có sự thay đổi đáng kể, trong đó Nhà trường đã xây dựng, cải tạo khu nhà làm việc, khu giảng đường, sân bóng nhân tạo, sân chơi các môn thể thao… khang trang, tiện nghi, hiện đại phục vụ các hoạt động của Trường [H9.09.01.10].

Nhà trường phân công Phòng Cơ sở vật chất chịu trách nhiệm quản lý CSVC và trang thiết bị của Trường [H6.06.07.01]. Hằng năm, CSVC và trang thiết bị hỗ trợ các hoạt động thành đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường được soát, kiểm kê cụ thể. Nhà trường lập các tổ kiểm kê tài sản và tiến hành công tác kiểm kê tài sản của các đơn vị trong toàn trường [H9.09.01.11]. Bên cạnh đó, tại các phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm luôn có Sổ theo dõi tình trạng hoạt động, sử dụng CSVC và trang thiết bị [H9.09.01.12].

Hàng năm nhà trường có lấy ý kiến của các bên liên quan về mức độ hài lòng đối với phòng học, phòng làm việc và các phòng chức năng [H9.09.01.13], [H7.07.01.09].

Trường Đại học Tây Nguyên đã thực hiện các khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan, trong đó có nội dung về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các phương tiện dạy và học, phòng thực hành, thiết bị dạy học [H9.09.01.13], từ đó làm căn cứ đưa ra các đề xuất đầu tư, sửa chữa và nâng cấp [H9.09.01.07]. Hàng năm, Ban giám hiệu nhà trường và các đơn vị liên quan đều tổ chức Hội nghị đối thoại với người học để tiếp nhận các ý kiến đóng góp của người học [H9.09.01.14]. Các ý kiến đóng góp, phản hồi đều được tiếp nhận, giải trình và được triển khai trong các kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường [H9.09.01.07].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đủ hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng phù hợp và đảm bảo tỉ lệ diện tích/NH theo quy định để hỗ trợ các hoạt động đào tạo phục vụ CTĐT ngành QLKT theo quy định hiện hành.

Hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu phục vụ CTĐT ngành QLKT.

Trong giai đoạn 2019 - 2023, Nhà trường đầu tư nâng cấp, cải tạo CSVC và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo và nghiên cứu phục vụ CTĐT ngành QLKT.

Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên, người học thể hiện Nhà trường có đủ phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng phù hợp và đảm bảo tỉ lệ diện tích để hỗ trợ các hoạt động đào tạo phục vụ CTĐT ngành QLKT theo quy định hiện hành.

          3. Điểm tồn tại

Một số phòng học tuy đã được cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn của phòng học hiện đại.

          4. Kế hoạch hành động

STT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Khắc phục tồn tại

Rà soát, đầu tư kinh phí để cải tạo, nâng cấp các phòng học nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của phòng học hiện đại.

Phòng CSVC và các phòng ban chức năng có liên quan

Từ năm học 2024 - 2025

 

2

Phát huy điểm mạnh

Xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, tận dụng triệt để công năng của các phòng học, phòng thực hành hiện có.

Bộ môn Kinh tế

Khoa Kinh tế

Phòng Đào tạo.

Từ năm học 2024 - 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7.

Tiêu chí 9.2: Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ cáchoạt động đào tạo và nghiên cứu

          1. Mô tả hiện trạng

Năm 2024, đội ngũ CB, NV của Thư viện hiện có 14 người, bao gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc, 11 nhân viên [H9.09.02.01]. Đội ngũ CB, NV Thư viện đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ [H9.09.02.02] và hằng năm được Nhà trường cử tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thư viện [H9.09.02.03]. Thư viện có vị trí trung tâm của khuôn viên trường, với tổng diện tích sàn hiện nay là 3.200 m2 với 05 phòng (01 phòng nghiệp vụ, 04 phòng phục vụ: 01 phòng đọc tại chỗ, 01 phòng tham khảo, 01 phòng giáo trình, 01 phòng máy tra cứu) phục vụ đọc tại chỗ với 500 chỗ ngồi [H8.08.05.07].

 Mô hình thư viện không ngừng đổi mới phương cách phục vụ, từ kho đóng chuyển thành kho mở để người học dễ dàng tiếp cận tài liệu, mượn tài liệu theo yêu cầu, ứng dụng tin học hóa hoạt động mựợn trả tài liệu thư viện và kết nối liên thư viện, bạn đọc khi đến thư viện có thể tùy ý vào các giá sách để lựa chọn tài liệu, tự do chọn chỗ ngồi phù hợp để đọc hoặc nghiên cứu [H9.09.02.04]. Để phục vụ hiệu quả, Thư viện đã ban hành các quy định về nhiệm vụ, chức năng tổ chức bộ máy hoạt động [H9.09.02.01], các quy định về mượn trả tài liệu, quy định về xử phạt, quy định về việc sử dụng và thời gian mở cửa [H9.09.02.04]. Thư viện được trang bị phần mềm Ilib, đáp ứng nhu cầu tra cứu của bạn đọc, biết được tình trạng mượn – trả của tài liệu bạn đọc, tình trạng lưu thông của tài liệu (http://appsrv/opac/) [H9.09.02.05]. Tại tuần sinh hoạt công dân, Thư viện hướng dẫn người học năm nhất sử dụng thư viện [H9.09.02.06].

Thư viện Nhà trường có tổng số vốn tài liệu 13.371 đầu sách giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành phục vụ cho 9 khoa, 36 ngành đào tạo [H9.09.02.07]. Tài liệu nội sinh như luận văn, luận án, báo cáo khoa học, giáo trình do cán bộ, giảng viên Nhà trường viết và xuất bản tăng qua từng năm [H9.09.02.07]. Để nguồn tài liệu đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu bạn đọc, Thư viện Trường đã liên kết và được Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ [H8.08.04.03], Bộ CSDL Tạp chí điện tử đa ngành, Bộ CSDL Tạp chí điện tử chuyên ngành kinh tế: Emerald e-Journals Collection SAGE e- JournalsCollection, Thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF do tổ chức Đại học Pháp ngữ hỗ trợ chia sẻ và chuyển giao nguồn lực tư liệu điện tử, bạn đọc có thể truy cập mạng nội bộ để tìm tài liệu (https://lrcdig.ctu.edu.vn/digital/) [H9.09.02.07]. Nhờ đó, nguồn tài liệu là sách tham khảo, sách chuyên khảo dành cho người học, giảng viên của Khoa Kinh tế ngày càng phong phú, phục vụ tốt cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Vào đầu mỗi năm học, Thư viện gửi thông báo và mẫu đăng ký đặt mua giáo trình, sách tham khảo về các khoa [H9.09.02.08]. Trên cơ sở đó, Khoa Kinh tế triển khai để giảng viên đăng ký, tổng hợp và gửi đề xuất cho Thư viện [H9.09.02.09]. Trong giai đoạn 2019 - 2023, Nhà trường dành kinh phí hớn 2 tỷ đồng để bổ sung 27.884 sách, tạp chí cho Thư viện [H9.09.02.10]. Các tài liệu, học liệu (bản in và điện tử) được cập nhật đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của CTĐT ngành QLKT [H9.09.02.11].

Thư viện có Facebook riêng của thư viện để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu nói chung và đối với CTĐT ngành QLKT [H9.09.02.12]. Hàng năm, Phòng QLCL triển khai khảo sát ý kiến các bên liên quan về hoạt động của Trường, trong đó khảo sát ý kiến của giảng viên, người học về hoạt động của Thư viện với kết quả khảo sát thể hiện mức độ hài lòng của giảng viên, người học đối với thư viện [H9.09.02.13]. Trong Hội nghị đối thoại cấp trường giữa lãnh đạo trường và người học, Thư viện cũng luôn lắng nghe, tiếp thu, phản hồi và điều chỉnh kịp thời để phục vụ người học được tốt nhất [H9.09.01.14], [H9.09.02.04]. 

          2. Điểm mạnh

Nhà trường đầu tư nâng cấp thư viện, bố trí phòng đọc, phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của CTĐT ngành QLKT.

Thư viện có nội quy và triển khai thực hiện, đồng thời hướng dẫn người học năm thứ nhất tại Tuần sinh hoạt công dân.

Thư viện có đủ học liệu (tài liệu bắt buộc) bao gồm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo, phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các CTĐT nói chung và đối với CTĐT ngành QLKT.

Trong giai đoạn 2019 - 2023, Nhà trường cập nhật, bổ sung giáo trình, tài liệu, sách tham khảo cho thư viện với kinh phí hơn 2 tỷ đồng.

Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên, người học về hoạt động của Thư viện thể hiện mức độ hài lòng của giảng viên, người học đối với hoạt động của thư viện.

          3. Điểm tồn tại

Số lượng tài liệu điện tử tại Thư viện chưa nhiều.

          4. Kế hoạch hành động

Stt

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Khắc phục tồn tại

- Rà soát, đầu tư kinh phí để tăng cường tài liệu điện tử cho thư viện.

- Xây dựng kế hoạch và lộ trình số hóa các tài liệu tham khảo hiện có tại thư viện.

Thư viện và các phòng ban chức năng có liên quan.

Từ năm học 2023 - 2024

 

2

Phát huy điểm mạnh

- Cán bộ giảng dạy thạc sĩ ngành QLKT tăng cường nghiên cứu viết giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo phục vụ giảng dạy và tăng chất lượng, số lượng tài liệu tham khảo tại thư viện; thường xuyên cải tiến, cập nhật bài giảng.

Bộ môn Kinh tế

Khoa Kinh tế

Phòng Đào tạo.

Từ năm học 2023 - 2024

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 9.3: Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập nhậtđể hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

            1. Mô tả hiện trạng

   Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

Nhà trường có hệ thống phòng máy vi tính được trang bị đầy đủ các thiết bị phù hợp để hỗ trợ hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học [H8.08.05.07]. Cụ thể, trong chương trình đào tạo Thạc sĩ QLKT, người học được sử dụng các phòng máy vi tính tại giảng đường 7 với trang thiết bị, đầy đủ máy chiếu, loa, bàn ghế hiện đại để thực hành các học phần Tin học Đại cương, Nguyên lý thống kê. Nhà trường đã ban hành nội quy, quy chế về việc sử dụng trang thiết bị nói chung và các phòng thực hành tin học nói riêng. Bảng nội quy đều được dán tại mỗi phòng thực hành để người học và người dùng có thể nắm bắt đầy đủ [H9.09.01.05]. Bên cạnh đó, nhà trường cũng xây dựng quy trình, hệ thống văn bản theo dõi quá trình sử dụng của các phòng thực hành [H9.09.01.06], đồng thời phân công các cán bộ chuyên trách theo dõi quá trình sử dụng [H9.09.03.01] để kịp thời đề xuất các phương án nâng cấp thay thế .

Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị thường xuyên được nâng cấp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Nằm trong kế hoạch hoạt động của Phòng Quản trị thiết bị, các trang thiết bị, máy móc trong các phòng máy vi tính luôn được nhà trường dành sự quan tâm và đầu tư cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và trải nghiệm của người dùng [H9.09.01.07], [H9.09.01.09].

Hàng năm nhà trường có lấy ý kiến của các bên liên quan về mức độ hài lòng đối với phòng học, phòng làm việc và các phòng chức năng [H7.07.01.09].

Trường Đại học Tây Nguyên đã thực hiện các khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan, trong đó có nội dung về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các phương tiện dạy và học, phòng thực hành, thiết bị dạy học,... [H9.09.01.13], [H7.07.01.09] làm căn cứ đưa ra các đề xuất đầu tư, sửa chữa và nâng cấp. Hàng năm, Ban giám hiệu nhà trường và các đơn vị liên quan đều tổ chức Hội nghị đối thoại với người học để tiếp nhận các ý kiến đóng góp của người học [H9.09.01.14]. Các ý kiến đóng góp, phản hồi đều được tiếp nhận, giải trình và được triển khai trong các kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường [H9.09.01.07].

          2. Điểm mạnh

Phòng thực hành tin học với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, có khả năng phục vụ nhu cầu học tập và thực hành của người học chương trình đào tạo Thạc sĩ QLKT. Các phòng máy vi tính đều có quy trình theo dõi, quy định sử dụng và kế hoạch nâng cấp đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên của chương trình đào tạo.

          3. Điểm tồn tại

Nhà trường còn thiếu các cơ sở dữ liệu phục vụ cho NCKH như Bankscope, S&P Global, ebook của SpringerLink, Elsevier, Ebrary, ProQuest Central; mua phần mềm Turnitin kiểm tra đạo văn, tìm kiếm và khai thác các cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các trường đại học để đa dạng hóa các nguồn tài liệu, thông tin phục vụ NCKH.

         


 

          4. Kế hoạch hành động

Stt

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Khắc phục tồn tại

Rà soát, đầu tư kinh phí để các cơ sở dữ liệu phục vụ cho NCKH như Bankscope, S&P Global, ebook của SpringerLink, Elsevier, Ebrary, ProQuest Central; mua phần mềm Turnitin kiểm tra đạo văn

Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế

Khoa Kinh tế và các phòng ban chức năng có liên quan

Từ năm học 2024 - 2025

 

2

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục nâng cấp, sửa chữa kịp thời các phòng máy vi tính để phục vụ các học phần thực hành.

Xây dựng, điều chỉnh đề cương chi tiết các học phần tăng cường thực hành ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập.

Phòng CSVC;

Bộ môn Kinh tế.

Từ năm học 2024 - 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 9.4: Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng cho học tập trựctuyến) phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

           1. Mô tả hiện trạng

 Nhà trường đã đầu tư hệ thống mạng wifi phủ khắp khuôn viên trường [H8.08.05.06]. Tại các phòng thực hành máy tính, Phòng CSVC phân công đội ngũ nhân viên trực, quản lý phòng máy [H9.09.03.01] và lập sổ theo dõi sử dụng trang thiết bị CNTT phục vụ công tác ĐT và NCKH [H9.09.01.06]. Cuối mỗi năm tài chính, Phòng CSVC thực hiện việc rà soát, đánh giá hiệu quả việc đầu tư, sử dụng các thiết bị CNTT của toàn trường [H9.09.01.10], [H9.09.04.01]. Bên cạnh đó, hằng năm, Nhà trường thành lập tổ kiểm kê tài sản và tiến hành công tác kiểm kê tài các thiết bị CNTT [H9.09.01.11]. Theo kế hoạch khảo sát hằng năm của Nhà trường, Phòng QLCL tiến hành khảo sát ý kiến các bên liên quan về mức độ đáp ứng của hệ thống CNTT, việc sử dụng hệ thống máy tính và trang thiết bị chất lượng cao được đầu tư phục vụ cho hoạt động ĐT và nghiên cứu với kết quả khảo sát thể hiện sự hài lòng của CB, GV, người học về mức độ đáp ứng của hệ thống CNTT của Trường [H9.09.01.13], [H9.09.02.13]. Ngoài ra, các ý kiến của giảng viên tại Hội nghị Viên chức hằng năm [H6.06.06.05] và ý kiến của người học tại Hội nghị Đối thoại người học cấp Trường hằng năm thể hiện sự hài lòng đối với hệ thống CNTT của Trường để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Trường [H9.09.01.14]. Từ năm 2019, khi có dịch bệnh Covid-19, Nhà trường đã thành lập tổ tư vấn Công nghệ thông tin của Nhà trường, triển khai xây dựng và vận hành hệ thống quản lý học tập LMS và 02 thành viên của BM CNTT tham gia vào công tác hỗ trợ giảng dạy trực tuyến và thi trực tuyến của Nhà trường [H9.09.04.02]. Hệ thống quản lý học tập LMS được vận hành song song với hệ thống dạy trực tuyến MS Teams, mỗi giảng viên được cung cấp 01 tài khoản trên MS Teams và được hỗ trợ rất tốt để có thể chuyển đổi giảng dạy trực tuyến tại mọi thời điểm [H9.09.04.03].

          2. Điểm mạnh

Nhà trường quan tâm đầu tư hệ thống CNTT bao gồm hệ thống máy tính, phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng Internet, trang thông tin điện tử,... phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Nhà trường phân công Phòng CSVC và Trung tâm Thông tin là đơn vị lập kế hoạch bảo trì, kiểm toán, nâng cấp hệ thống CNTT.

Nhà trường triển khai nhiều biện pháp bảo mật nhằm đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động ổn định, an toàn để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Hằng năm, Nhà trường luôn rà soát hệ thống CNTT để kịp thời sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng và cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên, người học thể hiện sự hài lòng đối với hệ thống CNTT để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của CTĐT ngành QLKT.

          3. Điểm tồn tại

Do hạn chế về nguồn tài chính nên Nhà trường gặp khó khăn trong việc trang bị, nâng cấp hệ thống CNTT đồng bộ.

          4. Kế hoạch hành động

Stt

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Khắc phục tồn tại

Rà soát, đầu tư kinh phí để nâng cấp hệ thống CNTT đồng bộ.

Phòng CSVC và các phòng ban chức năng có liên quan

Từ năm học 2024 - 2025

 

2

Phát huy điểm mạnh

Tiếp tục phát triển các phần mềm quản lý. Ứng dụng CNTT để ngày càng hoàn thiện quy trình thủ tục hành chính một cửa trong Nhà trường.

Trung tâm Thông tin và các phòng, ban chức năng có liên quan.

Từ năm học 2024 - 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 9.5: Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triểnkhai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật

          1. Mô tả hiện trạng

Để thực hiện tốt các yêu cầu về môi trường, sức khỏe, sự an toàn và khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc biệt, Nhà trường đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho các đơn vị trực thuộc trường [H6.06.07.01]. Nhà trường đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, Tổ Y tế học đường và giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo hoạt động y tế học đường của Trường [H8.08.05.01]. Năm 2021, Nhà trường đã ban hành nội quy, trong đó có nội dung quy định về việc đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn cho CB, GV, NV, người học và các cá nhân đến liên hệ công tác với Trường [H8.08.05.05], [H9.09.05.01], [H8.08.05.04]. Bên cạnh đó, trong quy định về công tác người học của Nhà trường ban hành có xác định các tiêu chí về môi trường, sức khỏe, an toàn và có lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật [H9.09.05.01]. Hàng năm, Nhà trường ra thông báo về kế hoạch tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người học chính quy ra trường [H8.08.05.03]. Ngoài ra, Nhà trường phổ biến và yêu cầu các đơn vị triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường [H9.09.05.02]. Hàng năm, các nhân sự quản lý môi trường, sức khỏe, an toàn của Trường được cử tham dự các khóa bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo về quản lý môi trường, sức khỏe, an toàn trong trường học [H7.07.03.05], [H8.08.05.10]. Phòng Cơ sở vật chất được phân công và chịu trách nhiệm về đảm bảo vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn thương tích và các công tác liên quan tới phòng cháy chữa cháy. Phòng HCTH triển khai đảm bảo an toàn cho CB, GV, người học trong đó có người khuyết tật; Phòng CTSV đảm bảo sức khỏe cho người học trong đó có người khuyết tật [H6.06.07.01].

Đối với những cá nhân có nhu cầu đặc biệt, khuyết tật, tàn tật đều được tạo điều kiện tham gia học tập, làm việc tại Trường [H9.09.05.03], [H9.09.05.04], [H9.09.05.04]. Nhà trường đã ban hành quy định về tổ chức giảng dạy môn học Giáo dục thể chất đối với ĐTĐH theo học chế tín chỉ trong đó quy định chương trình giáo dục thể chất dành cho nhóm người học sức khỏe hạn chế [H9.09.05.06]. Năm 2021, Nhà trường ban hành nội quy, trong đó có nội dung quy định về việc đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn cho CB, GV, NV, người học và các cá nhân đến liên hệ công tác với Trường [H8.08.05.05], [H9.09.05.02]. Bên cạnh đó, trong quy định về công tác người học của Nhà trường ban hành có xác định các tiêu chí về môi trường, sức khỏe, an toàn và có lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật [H9.09.05.01]. 

Nhà trường có tường rào bao bọc, cách ly hoàn toàn với môi trường xung quanh [H9.09.05.06]. Đội bảo vệ thuộc Phòng HCTH trực tại trường 24/24h với chức năng và nhiệm vụ được phân công cụ thể trong quy định làm việc của tổ bảo vệ [H8.08.05.08]. Ngoài ra, Nhà trường phối hợp tốt với Công an Phường Eatam trong công tác bảo vệ an ninh chung trong trường [H8.08.05.09]. Nhà trường thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao trình độ nhận thức của viên chức, người lao động thông qua các đợt tập huấn hằng năm về phòng cháy chữa cháy [H8.08.05.09]. Ban PCCC phối hợp với các đơn vị kiểm tra, bảo dưỡng và bổ sung, đề xuất sửa chữa trang thiết bị phòng cháy chữa cháy trong khuôn viên Trường [H8.08.05.11]. Hiện nay, Nhà trường có các căn tin bán hàng phục vụ NH, VC&NLĐ trong khuôn viên trường [H8.08.05.12]. Tất cả các căn tin đều có chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Nhà nước và cam kết thực hiện vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định cụ thể trong điều khoản hợp đồng kí kết với Trường [H8.08.05.13], [H8.08.05.14]. 

Trong giai đoạn 2020 - 2024, Nhà trường có 02 người học là người khuyết tật trong đó 01 người học thuộc Khoa Kinh tế [H9.09.05.04]. Hằng năm, trong nội dung khảo sát ý kiến của giảng viên, người học về hoạt động của Nhà trường, Phòng QLCL khảo sát ý kiến của giảng viên, người học về môi trường, sức khỏe và an toàn có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật [H9.09.05.06]. Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên, người học thể hiện sự hài lòng về môi trường, sức khỏe và an toàn có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật của Trường [H9.09.05.07].

          2. Điểm mạnh

Nhà trường luôn quan tâm đến việc đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn cho CB, GV, người học và có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

Nhà trường triển khai nhiều biện pháp đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn cho CB, GV, người học và có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

Nhà trường và Khoa Kinh tế triển khai công tác đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn cho người khuyết tật. Nhà trường chú trọng thiết kế lối đi dành cho người khuyết tật tại khu thực hành thực tập, bố trí phòng học cho các lớp có người học khuyết tật tại các tầng trệt giảng đường.

          3. Điểm tồn tại

Do hạn chế về kinh phí nên Nhà trường chưa có nhiều công trình phục vụ nhu cầu của người khuyết tật.

          4. Kế hoạch hành động

Stt

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị, người thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Khắc phục tồn tại

Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí sửa chữa, cải tiến các công trình hiện có nhằm tăng thêm chức năng phục vụ cho người khuyết tật.

Phòng CSVC và các phòng ban chức năng có liên quan

Từ năm học 2024 - 2025

 

2

Phát huy điểm mạnh

Nhà trường tiếp tục, nâng cấp, đầu tư, cải thiện công tác vệ sinh quang cảnh và an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong khuôn viên nhà trường.

Tiếp tục bố trí lịch học cho các lớp có người học là người khuyết tật tại tầng trệt các khu giảng đường.

Phòng CSVC

Bộ môn Kinh tế

 Khoa Kinh tế

Phòng Đào tạo.

Từ năm học 2024 - 2025

 

          5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

 

Kết luận về Tiêu chuẩn 9

 

Mỗi bộ môn đều có văn phòng làm việc riêng, do đó đã rất thuận lợi cho việc gặp gỡ người học cũng như các sinh hoạt chuyên môn của các tổ bộ môn được thuận lợi.

Trường ĐH Tây Nguyên có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp, hỗ trợ các hoạt động đào tạo khác và hoạt động NCKH của NH.

Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạtđộng ĐT và nghiên cứu cho các ngành; hệ thống phòng thực hành đáp ứng đủ về sốlượng, được trang bị hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt hoạt cho động đào tạo và nghiên cứu;hệ thống CNTT đã và đang phát huy hiệu quả để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiêncứu. Khoa cũng có tủ sách chuyên ngành để phục vụ người học trong quá trình học tập. Cáctiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn đều đạt và vượt yêu cầu.

Một số phòng học tuy đã được cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn của phòng học hiện đại. Số lượng tài liệu điện tử tại Thư viện chưa nhiều. Nhà trường chưa xây dựng các phòng thực hành phục vụ riêng cho một số học phần đặc thù của CTĐT QLKT.

Do hạn chế về nguồn tài chính nên Nhà trường gặp khó khăn trong việc trang bị, nâng cấp hệ thống CNTT đồng bộ, chưa có nhiều công trình phục vụ nhu cầu của người khuyết tật.

Trường Đại học Tây Nguyên, Phòng CSVC và các phòng ban chức năng có liên quan cần có kế hoạch rà soát kinh phí để cải tạo, nâng cấp các phòng học, phòng máy tính và hệ thống CNTT nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của phòng học hiện đại; đầu tư phòng và trang thiết bị cho hệ thống phòng học ngoại ngữ, phòng thực hành mô phỏng các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại; tăng cường tài liệu điện tử cho Thư viện; xây dựng lộ trình số hóa tài liệu tham khảo hiện có.

Bộ môn Kinh tế và Khoa Kinh tế xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, tận dụng triệt để công năng của các phòng học, phòng máy tính hiện có; Cán bộ giảng dạy tăng cường nghiên cứu viết giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo phục vụ giảng dạy; điều chỉnh CTĐT theo hướng tăng cường thực hành, ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Tự đánh giá theo 5 tiêu chí của tiêu chuẩn này, CTĐT ngành QLKT đạt yêu cầu 5/5 tiêu chí trong đó 01 tiêu chí đạt 5/7 điểm và 04 tiêu chí đạt 4/7 điểm.

 

 

10. Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

Mở đầu

Nâng cao chất lượng thông qua việc thực hiện đồng bộ các biện pháp về đào tạo, NCKH và PVCĐ luôn được Nhà trường quan tâm và triển khai thực hiện. Đối với hoạt động phát triển CTĐT, thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển CTDH. Quy trình thiết kế và phát triển CTDH được thiết lập, được rà soát, đánh giá và cải tiến. Bên cạnh đó, quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học được rà soát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với CĐR. Các kết quả NCKH được sử dụng để cải tiến việc dạy và học. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá và cải tiến. Ngoài ra, cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống, được đánh giá và cải tiến.

Tiêu chí 10.1: Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụnglàm căn cứ để thiết kế và phát triển CTDH

1. Mô tả hiện trạng

Hệ thống thu thập thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan của Trường có sự tham gia của nhiều đơn vị chức năng liên quan trực tiếp đến hoạt động thiết kế và phát triển CTĐT và CTDH bao gồm Phòng QLCL, Phòng Đào tạo, các đơn vị đào tạo và các phòng ban liên quan khác. Hoạt động thu thập thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được thực hiện theo quy định của Trường: Quy định về hoạt động ĐBCLGD của Trường Đại học Tây Nguyên; Quy trình thực hiện đánh giá môn học/giảng viên cuối học kỳ và Quy trình thực hiện đánh giá chất lượng toàn khóa học; Quy định về khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên [H5.05.03.02] và Quy trình thu thập thông tin phản hồi được thể hiện trong các thông báo về rà soát, đánh giá, cập nhật CTĐT trình độ thạc sĩ, tiến sĩ [H1.01.01.04].

Hoạt động khảo sát lấy ý kiến phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được thực hiện theo kế hoạch chung của Trường [H10.10.01.01]. Kết quả khảo sát lấy ý kiến phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan [H1.01.01.05] được sử dụng làm căn cứ thiết kế và phát triển CTĐT và CTDH. Trong lần cập nhật CTĐT thạc sĩ ngành QLKT, Khoa Kinh tế đã tiến hành lấy ý kiến khảo sát các bên có liên quan [H1.01.01.05], Hội thảo cập nhật CTĐT [H10.10.01.02], [H2.02.01.02]. Trong lần cập nhật CTĐT  thạc sĩ ngành QLKT năm 2022, Khoa Kinh tế mời các bên có liên quan bao gồm giảng viên, đơn vị sử dụng lao động, cựu học viên và học viên tham dự họp góp ý CTĐT [H2.02.01.02]. Các nội dung góp ý này được đưa vào điều chỉnh, bổ sung để ban hành vào các năm 2020 và 2022 [H1.01.01.02].

           2. Điểm mạnh

Nhà trường có hệ thống thu thập thông tin bao gồm Phòng QLCL, Phòng Đào tạo, các Khoa đào tạo và các phòng ban có liên quan khác về nhu cầu nguồn nhân lực khi thiết kế CTDH và phản hồi từ các bên liên quan.

Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được thu thập, xử lý và sử dụng để cập nhật CTĐT và phát triển CTDH thạc sĩ ngành QLKT.

3. Điểm hạn chế

Hoạt động thu thập thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan về CTĐT và CTDH còn hạn chế, chưa khảo sát lấy ý kiến phản hồi của đội ngũ các chuyên gia về phát triển CTĐT từ các trường đại học khác, các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu về khoa học giáo dục, cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện việc lấy ý kiến của các bên có liên quan về CTĐT

Phòng QLCL

Phòng Đào tạo
Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

2

Khắc phục

tồn tại

Mở rộng đối tượng lấy ý kiến để phát triển CTĐT: Chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, cơ sở đào tạo khác

Phòng QLCL

Phòng Đào tạo
Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 10.2. Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được xác lập, đượcđánh giá và cải tiến

1. Mô tả hiện trạng

Quy trình thiết kế, phát triển các CTĐT, CTDH thạc sĩ ngành QLKT của Trường Đại học Tây Nguyên được áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 [H5.05.01.01]; Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 [H10.10.02.02] và Quy định của Nhà trường Quy trình thiết kế, phát triển CTĐT, CTDH được quy định rõ trong Thông báo cập nhật CTĐT, CTDH của Nhà trường; Trong đó có mô tả rõ quy trình thiết kế, phát triển CTĐT, gồm 07 bước [H1.01.01.04], [H2.02.01.01], [H3.03.01.01].

Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Nhà trường, Khoa Kinh tế đã tiến hành rà soát, cập nhật CTĐT thạc sĩ ngành QLKT theo định kỳ 2 năm 1 lần dựa trên các văn bản quy định của Bộ và cơ sở giáo dục cũng như ý kiến của các bên có liên quan.

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã ban hành quy trình thiết kế CTĐT và phát triển CTDH vào năm 2020.

CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đã được thực hiện rà soát theo đúng quy trình thiết kế và phát triển CTDH.

3. Điểm hạn chế

Nhà trường chưa thực hiện việc đánh giá quy trình thiết kế và phát triển CTDH để cải tiến quy trình thiết kế và phát triển CTDH.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện việc rà soát, cập nhật CTĐT, CTDH theo đúng quy trình định kỳ 2 năm 1 lần

Phòng Đào tạo
Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

2

Khắc phục

tồn tại

Thực hiện việc đánh giá quy trình thiết kế và phát triển CTDH để cải tiến quy trình thiết kế và phát triển CTDH

Phòng Đào tạo
Khoa Kinh tế

Định kỳ 2 năm 1 lần

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7

Tiêu chí 10.3: Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người họcđược rà soát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với CĐR

1. Mô tả hiện trạng

Quá trình dạy, học và đánh giá KQHT của người học trong CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được thực hiện theo quy chế đào tạo của Trường Đại học Tây Nguyên [H4.04.02.01], phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT [H5.05.01.01]; [H10.10.02.02]. Việc bố trí các học phần trong CTĐT thạc sĩ ngành QLKT được thực hiện theo đúng kế hoạch học tập toàn khóa đã được xây dựng trước khi bắt đầu khóa học [H10.10.03.01]. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo đúng đề cương chi tiết đã được phê duyệt [H1.01.01.02].

Hoạt động đánh giá quá trình dạy, học và đánh giá KQHT của người học được thực hiện thường xuyên thông qua các hoạt động đánh giá môn học. Kết quả đánh giá được thể hiện trong các báo cáo kết quả khảo sát HV cao học các khóa. Kết quả đánh giá cho thấy HV hài lòng đối với hoạt động của giảng viên về quá trình dạy, học và KTĐG KQHT của người học [H4.04.02.02], [H10.10.03.01].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có quy định về việc rà soát, đánh giá thường xuyên quá trình dạy học; việc đánh giá kết quả hoạt động của người học, các phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học trong CTĐT để đảm bảo sự tương thích với CĐR.

Hoạt động triển khai rà soát, đánh giá việc sử dụng các phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học trong CTĐT được thực hiện để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với CĐR.

3. Điểm hạn chế

Số lượng hội nghị, hội thảo về đổi mới giảng dạy, học tập, KTĐG KQHT của người học do Khoa Kinh tế tổ chức chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện việc rà soát, đánh giá thường xuyên quá trình dạy học; việc đánh giá kết quả hoạt động của người học sau mỗi học kỳ

Phòng QLCL
Khoa Kinh tế

Hàng kỳ

 

2

Khắc phục

tồn tại

Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo về đổi mới giảng dạy, học tập, đánh giá KTĐG KQHT của người học

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Hàng kỳ

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7

Tiêu chí 10.4: Các kết quả NCKH được sử dụng để cải tiến việc dạy và học

1. Mô tả hiện trạng

Đội ngũ giảng viên và học viên của Khoa có một số lượng lớn các đề tài NCKH, các công trình công bố trên các tạp chí quốc tế, tạp chí khoa học chuyên ngành, sách và tài liệu tham khảo sử dụng cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Tính đến ngày 30/06/2024, giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đã chủ trì và tham gia 1 đề tài cấp nhà nước; 11 đề tài cấp Bộ/Tỉnh; 66 đề tài cấp cơ sở (04 đề tài cơ sở trọng điểm, 36 đề tài cơ sở giảng viên, 26 đề tài cơ sở sinh viên). Thông qua các đề tài nghiên cứu, các giảng viên đã công bố 70 bài báo quốc tế (trong đó có 55 bài thuộc danh mục ISI, Scopus), 148 bài báo trong nước, 25 bài viết tham gia hội thảo quốc tế và 65 bài viết tham gia hội thảo quốc gia và 30 sách, giáo trình phục vụ đào tạo [H10.10.04.01]; [H10.10.04.02]. Trong khóa học từ năm 2017 – 2023, có Nhiều đề tài NCKH, bài báo và sách tham khảo có nội dung liên quan đến hoạt động dạy và học trong CTĐT của Khoa trong đó có CTĐT ngành QLKT.

Kết quả NCKH từ các đề tài, bài báo có nội dung được truyền tải thành nội dung giảng dạy và cải tiến hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của người học [H10.10.04.03].

Kết quả NCKH từ các đề tài NCKH của giảng viên đã thực hiện thuộc lĩnh vực chuyên môn giảng dạy có liên quan chặt chẽ, sát với nội dung chuyên môn trong quá trình dạy và học. Kết quả NCKH các đề tài các cấp, nhất là đề tài NCKH của học viên góp phần cải tiến hoạt động giảng dạy và học tập, rèn luyện khả năng tư duy khoa học, tăng cường năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề nâng cao năng lực giảng dạy và học tập của giảng viên và người học.

2. Điểm mạnh

Giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT của trường Đại học Tây Nguyên có các đề tài NCKH liên quan đến việc dạy và học. Đồng thời học viên cũng có các đề tài luận văn thạc sĩ và đề án thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đào tạo và liên quan đến việc dạy và học.

Các kết quả NCKH được áp dụng vàchuyển tải thành nội dung chuyên đề giảng dạy trong các học phần trong CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.

Nhà trường và Khoa Kinh tế đã sử dụng các kết quả NCKH để cải tiến hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của người học

3. Điểm hạn chế

Việc sử dụng kết quả NCKH để đổi mới phương pháp dạy, học và đánh giá KQHT còn hạn chế

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Giảng viên và học viên tiếp tục thực hiện các đề tài NCKH liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế

Phòng QLCL
Khoa Kinh tế

Hàng kỳ

 

2

Khắc phục

tồn tại

Tăng cường sử dụng kết quả NCKH để đổi mới phương pháp dạy, học và đánh giá KQHT trong CTĐT thạc sĩ ngành QLKT

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Hàng kỳ

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 10.5: Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thínghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá và cải tiến

1. Mô tả hiện trạng

Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống CNTT và các dịch vụ hỗ trợ khác được đánh giá theo quy định của Trường. Hằng năm, Nhà trường ban hành kế hoạch khảo sát ý kiến của các bên liên quan về hoạt động của Trường, trong đó có khảo sát ý kiến của GV, HV về đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống CNTT và các dịch vụ hỗ trợ khác [H10.10.05.01]. Kết quả khảo sát ý kiến của GV, HV được Phòng QLCL báo cáo BGH Nhà trường và gửi đến các đơn vị để cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống CNTT và các dịch vụ hỗ trợ khác của Trường [H9.09.02.13]. Bên cạnh đó, Nhà trường định kỳ triển khai khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân đối với giáo dục công của Trường nhằm rà soát, điều chỉnh, cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo sự hài lòng của người dân đối với chất lượng giáo dục của Nhà trường [H7.07.01.09].

Thực hiện các văn bản liên quan đến khảo sát các bên có liên quan về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ, Phòng QLCL đã triển khai việc lấy ý kiến khảo sát. Kết quả khảo sát.

Trong giai đoạn 2020-2024, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, trang thiết bị, hệ thống CNTT và các dịch vụ hỗ trợ khác được cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ. Cụ thể: Hệ thống phần mềm quản lý ĐT để giám sát các hoạt động được thường xuyên cải tiến nhằm phục vụ tốt cho quá trình quản lý, phục vụ và hỗ trợ người học [H5.05.02.01]; Nội quy, quy chế hoạt động và phần mềm của Thư viện được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc [H9.09.02.04], [H9.09.02.05].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có văn bản quy định về việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Nhà trường giao cho Phòng QLCL thực hiện việc đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác (tư vấn NH, công tác sinh viên, các hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoại khóa, …).

Kết quả khảo sát các bên có liên quan về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ được xem xét để cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, hệ thống quản lý đào tạo

3. Điểm hạn chế

Chất lượng cải tiến còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện việc đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác

Phòng QLCL

Hàng kỳ

 

2

Khắc phục

tồn tại

Nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích theo hướng công nghệ hóa

Phòng QLCL

Hàng năm

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

Tiêu chí 10.6: Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống, được đánh giá và cải tiến

1. Mô tả hiện trạng

Hệ thống lấy ý kiến phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan hoạt động theo cơ chế đối chiếu, so sánh thông tin thu thập từ các bên liên quan ở cả bên trong và bên ngoài Trường với các quy định, quy trình đã được thiết lập cho tất cả các hoạt động của Trường bao gồm các hoạt động đào tạo, NCKH, PVCĐ. Cơ chế phản hồi của các bên liên quan được thiết lập, kết nối đa chiều giữa các bên liên quan bao gồm Lãnh đạo Trường, các phòng ban chức năng, các đơn vị đào tạo; giảng viên, học viên đang theo học, cựu học viên, đơn vị sử dụng lao động.

Hệ thống phản hồi hoạt động theo các quy định của Trường được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Phòng QLCL [H10.10.01.01]. Hằng năm, Nhà trường ban hành kế hoạch đảm bảo chất lượng với nhiều hoạt động như đào tạo, NCKH – HTQT, kết nối và phục vụ cộng đồng [H7.07.04.05] trong đó có hoạt động khảo sát ý kiến các bên liên quan về hoạt động của Trường (giảng dạy, tình hình việc làm sau tốt nghiệp của cựu HV, chất lượng đào tạo, mức độ đáp ứng của CHVC…) [H10.10.05.01], [H10.10.06.01]. Bên cạnh đó, Nhà trường định kỳ triển khai khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân đối với giáo dục công của Trường nhằm rà soát, điều chỉnh, cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo sự hài lòng của người dân đối với chất lượng giáo dục [H8.08.05.16]. Kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan về hoạt động của Trường được Phòng QLCL báo cáo BGH Nhà trường và gửi đến các đơn vị để thực hiện cải tiến chất lượng [H10.10.06.02].

Cơ chế phản hồi của các bên liên quan được rà soát và cải tiến. Nhà trường ban hành được thể hiện trong Sổ tay Đảm bảo chất lượng [H10.10.06.03] và gửi đến các đơn vị để thực hiện [H10.10.06.04]. Trong năm 2021, Nhà trường và các đơn vị chú trọng sử dụng ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động của Trường và của đơn vị

2. Điểm mạnh

Nhà trường phân công trách nhiệm cụ thể cho Phòng QLCL và các đơn vị phối hợp khảo sát ý kiến của các bên liên quan đối với hoạt động của Trường và hằng năm, Nhà trường ban hành kế hoạch khảo sát ý kiến các bên liên quan về hoạt động của Trường.

Phòng QLCL phối hợp các đơn vị triển khai khảo sát ý kiến các bên liên quan về hoạt động của Trường và gửi kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan đến các đơn vị để thực hiện cải tiến chất lượng.

Năm 2021, Nhà trường ban hành Quy định khảo sát ý kiến của các bên liên quan, trong đó có cơ chế phản hồi của các bên liên quan đã được điều chỉnh.

3. Điểm hạn chế

Việc cải tiến sau phản hồi của các bên liên quan chưa được thực hiện tốt và chưa được thể hiện rõ ràng.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục thực hiện xây dựng cơ chế phản hồi của các bên có liên quan để lấy ý kiến phản hồi phục vụ cho việc cải tiến chất lượng

Phòng QLCL

Hàng kỳ

 

2

Khắc phục

tồn tại

Nâng cao chất lượng của việc lấy ý kiến các bên có liên quan

Phòng QLCL

Hàng năm

 

5. Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 4/7.

 

Kết luận về Tiêu chuẩn 10

 

Nhà trường có hệ thống thu thập thông tin bao gồm Phòng QLCL, Phòng Đào tạo, các Khoa đào tạo và các phòng ban có liên quan khác về nhu cầu nguồn nhân lực khi thiết kế CTDH và phản hồi từ các bên liên quan.

Nhà trường đã ban hành quy trình thiết kế CTĐT và phát triển CTDH vào năm 2020. CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đã được thực hiện rà soát theo đúng quy trình thiết kế và phát triển CTDH.

Nhà trường có quy định về việc rà soát, đánh giá thường xuyên quá trình dạy học; việc đánh giá kết quả hoạt động của người học, các phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học trong CTĐT để đảm bảo sự tương thích với CĐR. Hoạt động triển khai rà soát, đánh giá việc sử dụng các phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học trong CTĐT được thực hiện để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với CĐR.

Nhà trường có văn bản quy định về việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác. Nhà trường giao cho Phòng QLCL thực hiện việc đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác. Kết quả khảo sát các bên có liên quan về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ được xem xét để cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, hệ thống quản lý đào tạo

Nhà trường phân công trách nhiệm cụ thể cho Phòng QLCL và các đơn vị phối hợp khảo sát ý kiến của các bên liên quan đối với hoạt động của Trường và hằng năm, Nhà trường ban hành kế hoạch khảo sát ý kiến các bên liên quan về hoạt động của Trường. Phòng QLCL phối hợp các đơn vị triển khai khảo sát ý kiến các bên liên quan về hoạt động của Trường và gửi kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan đến các đơn vị để thực hiện cải tiến chất lượng.

Tự đánh giá theo 6 tiêu chí của tiêu chuẩn này, CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đạt yêu cầu 6/6 tiêu chí trong đó 06 tiêu chí đạt 4/7 điểm.

 

 

 

Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra

Mở đầu

         Kết quả đầu ra là thước đo phản ánh chất lượng đào tạo chuyên ngành thạc sĩ Quản lý Kinh tế của Khoa Kinh tế. Vì vậy, Nhà trường và Khoa đã xây dựng hệ thống giám sát việc đạt được các chuẩn đầu ra, tỉ lệ tốt nghiệp và tỉ lệ thôi học, thời gian tốt nghiệp trung bình và tỉ lệ có việc làm của người học sau khi tốt nghiệp hàng năm. Bên cạnh đó, Nhà trường và Khoa cũng đã xây dựng hệ thống quản lý thông tin quá trình đào tạo, thống kê và đo lường sự hài lòng của người học, giảng viên và các bên liên quan, làm cơ sở đảm bảo và cải tiến chất lượng.

Tiêu chuẩn 11.1. Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

          1. Mô tả hiện trạng

         Để đảm bảo chất lượng các học viên đạt được kết quả học tập mong đợi của CTĐT thạc sĩ QLKT, Nhà trường có cơ sở dữ liệu về người học nhằm theo dõi, báo cáo tổng kết, đánh giá tỉ lệ tốt nghiệp, thôi học của học viên thông qua việc xác lập, theo dõi, giám sát, đối sánh để cải tiến kết quả tốt nghiệp của người học.

         Kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá hình thức tập trung toàn thời gian của CTĐT thạc sĩ được quy định là 24 tháng (02 năm). Thời gian tối đa để học viên hoàn thành khoá học không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo [H4.04.02.01]. Mỗi khóa học, Khoa phân công trợ lý khoa làm nhiệm vụ quản lý lớp học nhằm quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ để học viên có thể hoàn tất CTĐT trong thời gian quy định [H11.11.01.01]. Sau mỗi học kỳ, trợ lý khoa quản lý các lớp cao học thống kê tình hình kết quả học tập, số lượng học viên thôi học, số lượng học viên gia hạn luận văn (tối đa một năm), tình hình kéo dài thời gian học tập quá thời hạn quy định [H11.11.01.02]. Tỷ lệ này được theo dõi, so sánh giữa các năm và báo cáo cho Ban Giám hiệu.

         Định kì, Nhà trường và Khoa tiến hành tổ chức họp xét tốt nghiệp để đánh giá tỷ lệ tốt nghiệp của học viên. Trong đó, hầu hết các học viên tổt nghiệp là đúng hạn (từ 2 – 3 năm), đặc biệt khoá học 2020-2022 có 95,56% học viên tốt nghiệp sau thời gian học tập từ 2 – 2,5 năm. Không có tỷ lệ thôi học sau khoảng thời gian học năm thứ 1 và năm thứ 3. Năm thứ 2, có tỷ lệ thôi học nhưng chiếm tỷ lệ thấp và giảm dần so với các khoá học. Khoá 2020-2022 tỷ lệ thôi học chỉ chiếm 2,22%, khoá 2017-2019 chiếm 5,56% (bảng 11.1).

Bảng 11.1. Tỷ lệ học viên tốt nghiệp và thôi học CTĐT thạc sĩ QLKT

Khóa đào tạo

Số lượng

học viên

nhậphọc

(người)

Tỷ lệ tốt nghiệp sau thờigian (%)

Tỷ lệ thôi học sau

thời gian (%)

 2-2,5

năm

2,5-3

năm

3-3,5

năm

3,5-4

năm

Năm

thứ 1

Năm

thứ 2

Năm

thứ 3

 

Khoá 2017-2019

54

55,56

38,89

0,00

0,00

0,00

5,56

0,00

 

Khoá 2018-2020

29

0,00

86,21

0,00

0,00

0,00

13,79

0,00

 

Khoá 2019-2021

40

25,00

70,00

0,00

0,00

0,00

5,00

0,00

 

Khoá 2020-2022

45

95,56

0,00

0,00

2,22

0,00

2,22

0,00

 

Khoá 2021-2023

38

78,95

2,63

0,00

0,00

0,00

18,42

0,00

 

                     

Nguồn: Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo

         Khoa thực hiện báo cáo phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thôi học của học viên và đề xuất các biện pháp để giảm thiểu tỉ lệ thôi học. Qua phân tích nguyên nhân cho thấy, lý do thôi học chủ yếu là do học viên bận công việc, điều chuyển nơi công tác, hoặc thay đổi công việc [H11.11.01.02]. Một số biện pháp cải tiến được thực hiện ở Khoa và Nhà trường: giảm số lượng môn học nhưng vẫn đảm bảo số lượng tín chỉ tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT về khối lượng kiến thức tối thiểu của trình độ thạc sĩ; thay đổi các môn học mang tính ứng dụng cao; thay đổi đề cương chi tiết học phần về dung lượng và hình thức tổ chức dạy-học, thay đổi kết cấu điểm đánh giá học phần; cử cán bộ làm việc trực tiếp với học viên thiếu các điều kiện tốt nghiệp, nhắc nhở học viên hoàn thành luận văn đúng thời hạn; trung tâm ngoại ngữ-tin học thường xuyên tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ (B1).

2. Điểm mạnh

Có bộ phận để theo dõi, cập nhật danh sách, tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp. Có tiến hành thống kê danh sách, tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp mỗi khóa đào tạo. Có tìm hiểu, phân tích nguyên nhân thôi học.

3. Điểm tồn tại

Chưa thực hiện những đối sánh về tỉ lệ tốt nghiệp, tỉ lệ thôi học với các ngành hoặc các cơ sở giáo dục khác trong và ngoài trường.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

- Thực hiện theo dõi, cập nhật danh sách, thống kê tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp và đề xuất phương án điều chỉnh giảm tỉ lệ thôi học và tăng tỉ lệ tốt nghiệp của người học.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lớp

Phòng Đào tạo

Hàng năm

 

2

Khắc phục

tồn tại

Định kỳ thực hiện đối sánh tỉ lệ tốt nghiệp, thôi học với các cơ sở giáo dục khác khi có thông tin tương ứng.

Khoa Kinh tế

Từ năm 2024

 

5. Tự đánh giá

Tiêu chí đạt mức 4/7.

Tiêu chuẩn 11.2. Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng

1. Mô tả hiện trạng

Trong quá trình đào tạo, Khoa và Nhà trường đã thiết kế CTĐT và phân bổ các học phần một cách hợp lý đảm bảo khối lượng kiến thức và thời gian tốt nghiệp cho học viên. Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ trong vòng 24 tháng, trong trường hợp đặc biệt, thời gian tối đa để học viên hoàn thành khóa học không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toán khóa[H4.04.02.01].

Khoa Kinh tế thống kê số lượng học viên tốt nghiệp theo từng khóa, thời gian đào tạo nhằm theo dõi tiến độ học tập của học viên [H11.11.01.02]. Qua đó, có thể đánh giá sự phù hợp của CTĐT so với tình hình thực tế để có biện pháp cải tiến.

Qua bảng thống kê cho thấy, trong những khóa trở lại đây, thời gian tốt nghiệp trung bình của học viên cao học ngành QLKT càng được rút ngắn, với khoá gần nhất (Khóa 2021-2023) có thời gian tốt nghiệp trung bình thấp nhất là 2,31 năm trong khi các khoá trước đều có thời gian tốt nghiệp cao hơn (bảng 11.2). Trong thực tế, trừ một số ít học viên nghỉ học tạm thời trong quá trình đào tạo, hầu hết các học viên đều hoàn tất chương trình học trong 3 học kỳ đầu tiên của CTĐT và thực hiện luận văn thạc sĩ ở học kỳ 4. Tuy nhiên vẫn có một số ít học viên tốt nghiệp muộn vì thiếu các điều kiện tốt nghiệp, cụ thể là chứng chỉ ngoại ngữ B1 nhưng cũng đã được hỗ trợ bằng cách chuyển hình thức thi tiếng anh B1 [H11.11.02.01]; [H11.11.02.02].

Bảng 11.2. Thời gian tốt nghiệp trung bình của các khóa gần nhất

Khóa đào tạo

Số lượng

 học viên

 tốtnghiệp

Thời gian

 tốt nghiệp

trung bình

 (năm)

Tỷ lệ tốt nghiệp theo thời gian (năm)

2,-2,5

2,5-3

3,0-3,5

3,5-4

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Khoá 2017-2019

51,0

2,47

30

58,82

21

41,18

0

0,00

0

0,00

Khoá 2018-2020

25,0

2,56

0

0,00

25

100,00

0

0,00

0

0,00

Khoá 2019-2021

38,0

2,43

10

26,32

28

73,68

0

0,00

0

0,00

Khoá 2020-2022

44,0

2,44

43

97,73

0

0,00

0

0,00

1

2,27

Khoá 2021-2023

31,0

2,31

30

96,77

1

3,23

0

0,00

0

0,00

Ghi chú: SL (Số lượng)

Nguồn: Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo

2. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện chuyển đổi hình thức thi tiếng anh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ giúp đảm bảo tiến độ học tập khi tìm hiểu về nguyên nhân tốt nghiệp muộn của học viên. Mỗi năm Khoa và Nhà trường tổ chức nhiều đợt xét tốt nghiệp cho học viên đủ điều kiện tốt nghiệp. CTĐT cũng được thiết kế và cải tiến với thời lượng hợp lývà phù hợp nhằm đảm bảo học viên đạt được chuẩn đầu ra của CTĐT.

3. Điểm tồn tại

Chưa thực hiện những đối sánh về thời gian tốt nghiệp trung bình của học viên CTĐT thạc sĩ QLKT với các ngành và cơ sở giáo dục khác trong và ngoài trường.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục tìm hiểu, phân tích nguyên nhân người học tốt nghiệp muộn để đề xuất giải pháp hỗ trợ kịp thời

Phòng Đào tạo

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

1

Khắc phục

tồn tại

Thực hiện những đối sánh về thời gian tốt nghiệp trung bình của học viên khi có thông tin tương ứng.

Phòng Đào tạo

Khoa Kinh tế

Từ năm 2024

 

5. Tự đánh giá

Tiêu chí đạt mức 4/7.

Tiêu chuẩn 11.3. Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đốisánh để cải tiến chất lượng.

1. Mô tả hiện trạng

Học viên cao học chuyên ngành QLKT ở trường Đại học Tây Nguyên là người đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng. Do đó, hầu hết mối quan tâm của các học viên không phải là việc làm, mà là nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực công tác, và đáp ứng yêu cầu của vị trí công tác [H11.11.03.01].

Khoa Kinh tế đã xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin học viên, trong đó có nội dung đơn vị công tác và vị trí công tác [H11.11.03.01]. Các thông tin này là cơ sở để Khoa và Nhà trường có thể khảo sát ý kiến của nhà tuyển dụng về những năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm mà học viên đạt được sau khi tốt nghiệp cũng như khảo sát cựu học viên về những tiến bộ trong kiến thức và kỹ năng, những cải thiện về cơ hội việc làm đã đạt được sau khóa học.

Tuy nhiên, Nhà trường chưa đối sánh về tỷ lệ có việc làm hoặc cải thiện cơ hội làm việc của các cơ sở đào tạo sau đại học khác, nên chưa tiến hành đối sánh tỷ lệ tương ứng.

2. Điểm mạnh

Các học viên đang theo học CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đếu có việc làm. Số liệu tin về vị trí việc làm, đơn vị công tác của người học được thống kê và theo dõi

3. Điểm tồn tại

Chưa thực hiện khảo sát người học tốt nghiệp về cải thiện cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Chưa khảo sát nhà tuyển dụng về cải thiện năng lực học viên sau tốt nghiệp.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục duy trì bộ phận thống kê danh sách học viên tốt nghiệp có việc làm

Phòng Đào tạo

Khoa Kinh tế

Hàng năm

 

2

Khắc phục

tồn tại

- Thực hiện khảo sát người học tốt nghiệp về cải thiện cơ hội việc làm sau tốt nghiệp; khảo sát nhà tuyển dụng về cải thiện năng lực học viên sau tốt nghiệp.

- Tìm kiếm dữ liệu về tỷ lệ việc làm của CTĐT cùng ngành với các trường đại học khác để đối sánh.

Phòng Đào tạo

Khoa Kinh tế

Các khoá tốt nghiệp từ năm 2024

 

5. Tự đánh giá

Tiêu chí đạt mức 5/7.

Tiêu chuẩn 11.4. Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

          1. Mô tả hiện trạng

         Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường đại học. Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó, số lượng và loại hình các hoạt động nghiên cứu học viên cao học tham gia (với tư cách là thành viên) chủ yếu là các đề tài và bài báo khoa học đăng Tạp chí trong nước (bảng 11.3).

         Nhằm khuyến khích khả năng nghiên cứu của học viên, Nhà trường có cơ chế cộng điểm vào kết quả đánh giá luận văn thạc sĩ cho học viên (tối đa 1,0 điểm đối với bài báo khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu công bố trên tạp chí có mã số ISBN hoặc ISSN hoặc nằm trong danh mục các tạp chí chuyên ngành [H4.04.02.01].

Bảng 11.3. Số lượng đề tài NCKH của học viên thạc sĩ QLKT đã công bố trong giai đoạn 2019-2023

Năm

Tổng số đề tài

Tổng số học viên

tham gia

Bao gồm

Kỷ yếu

Hội thảo

Tạp chí

trong nước

Tạp chíquốc tế

2019

0

0

0

0

0

2020

2

2

0

0

0

2021

2

1

0

2

0

2022

4

2

0

0

0

2023

1

1

0

3

0

Nguồn: Phòng KH và QHQT, Khoa Kinh tế

          2. Điểm mạnh

         Trường đã ban hành các văn bản về nghiên cứu khoa học và triển khai sâu rộng đến tất cả đối tượng học viên. Đồng thời, đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khuyến khích học viên tham gia nghiên cứu khoa học.

3. Điểm tồn tại

Chưa thực hiện đối sánh loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của học viên giữa các cơ sở giáo dục khác.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Hỗ trợ hơn nữa cho học viên tham gia nghiên cứu khoa học thông qua giáo viên hướng dẫn luận văn

 

Phòng KH&QHQT

Khoa Kinh tế

Năm học 2024-2025

 

1

Khắc phục

tồn tại

Thực hiện đối sánh về loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học khi có thông tin tương ứng.

Khoa;

Bộ phận SĐH; P.KH&QHQT

Năm học 2024-2025

 

5. Tự đánh giá

Tiêu chí đạt mức 5/7.

Tiêu chuẩn 11.5. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

           1. Mô tả hiện trạng

Bên cạnh đối tượng người học, Nhà trường xác định các bên liên quan khác là giảng viên, nhà tuyển dụng, viên chức quản lý. Nhằm đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục thường ban hành quy định khảo sát ý kiến của các bên liên quan về hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ hỗ trợ người học, cơ sở vật chất,… Với nội dung khảo sát có thể bao gồm: người học đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên vào mỗi học kỳ; đánh giá chất lượng khóa học dành cho người học năm cuối. Tuy đã có bộ phận tiếp nhận những phản hồi của các bên liên quan đối với ngành QLKT nhưng chưa thực hiện khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của các bên liên quan một cách có hệ thống.

2. Điểm mạnh

Có bộ phận tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các bên liên quan thông qua trợ lý khoa đảm nhận vai trò quản lý lớp.

3. Điểm tồn tại

Chưa thực hiện khảo sát các bên liên quan với các nội dung tương ứng.

4. Kế hoạch hành động

TT

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Phát huy

điểm mạnh

Tiếp tục hỗ trợ bộ phận tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các bên liên quan, đồng thời tiến hành khảo sát bằng nhiều hình thức linh hoạt

 

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Năm học 2024-2025

 

1

Khắc phục

tồn tại

- Thực hiện khảo sát các bên liên quan gồm cán bộ nhân viên, giảng viên, học viên, cựu học viên, nhà tuyển dụng về các nội dung như hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất,…

- Đẩy mạnh công tác đánh giá cải tiến chất lượng dựa vào khảo sát các bên liên quan

Phòng QLCL

Khoa Kinh tế

Năm học 2024-2025

 

5. Tự đánh giá

         Tiêu chí đạt mức 4/7.

 

Kết luận về Tiêu chuẩn 11

 

         CTĐT cao học ngành QLKT được thiết kế phù hợp, phương pháp giảng dạy và các hoạt động hỗ trợ được triển khai hiệu quả đã cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công việc hiện tại. Tỉ lệ học viên tốt nghiệp được xác lập, được giám sát chặt chẽ tại Khoa, và Phòng Đào tạo. Dữ liệu về quá trình và kết quả học tập của học viên được cập nhật thường xuyên.

         Điểm tồn tại nổi bật: Chưa thực hiện khảo sát các bên liên quan và đối sánh với các ngành/cơ sở giáo dục khác.

         Tự đánh giá: Căn cứ vào mức độ đạt được của các tiêu chí, tiêu chuẩn 11 có 5/5 tiêu chí đạt yêu cầu, với 3 tiêu chí đạt mức điểm 4/7, 2 tiêu chí đạt 5/7.

 

 

PHẦN III. KẾT LUẬN

 

         CTĐT cao học ngành QLKT được thiết kế phù hợp, phương pháp giảng dạy và các

1. Tóm tắt những điểm mạnh và điểm cần phát huy

1.1. Mục tiêu và CĐR của CTĐT

          Mục tiêu của CTĐT ngành QLKT được xác định một cách rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của Trường Đại học Tây Nguyên; phù hợp với mục tiêu của Luật Giáo dục đại học và có tính ổn định tương đối.

CĐR ngành QLKT được xác định rõ ràng, phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với quy định của Nhà nước về khung trình độ quốc gia Việt Nam.

          CĐR ngành ngành QLKT được quy định rõ ràng, phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan và tạo thuận lợi cho việc xây dựng chương trình đào tạo và công tác tổ chức quá trình đào tạo.

          CĐR của chương trình đào tạo ngành QLKT đảm bảo tính ổn định và định kỳ được rà soát, cập nhật và điều chỉnh dựa trên các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, kết quả nghiên cứu và khảo sát ý kiến các bên liên quan.

     CĐR của CTĐT thạc sĩ QLKT của Nhà trường được xác định trên cơ sở có sự tham gia của các bên liên quan và định kỳ 2 năm được cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở kết quả khảo sát ý kiến và đóng góp của các bên liên quan, quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và đã được công khai đến các bên có liên quan.

1.2. Bản mô tả CTĐT

          Bản mô tả CTĐT của ngành QLKT được xây dựng đầy đủ thông tin cần thiết để giúp cho bên liên quan lựa chọn, xác lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện CTĐT.

          Bản mô tả CTĐT ngành QLKT được cập nhật 2 năm một lần.

         Đề cương chi tiết các học phần của ngành QLKT thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết theo đúng quy định, được rà soát, đánh giá, điều chỉnh và cập nhật thường xuyên theo định kỳ 2 năm 1 lần để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của CTĐT và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

          Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đã được công bố công khai đến các bên liên quan. Các bên bên liên quan dễ dàng tiếp cận Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.

1.3. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

          CTDH thạc sĩ của ngành QLKT được thiết kế một cách có hệ thống dựa trên các yêu cầu của CĐR. Trong đó thể hiện rõ những yêu cầu mà học viên cần đạt được về kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm sau khi kết thúc khoá học.

          Các học phần đều đã xác định được cách thức kiểm tra, đánh giá mức đáp ứng CĐR của học phần, từ đó có thể đánh giá mức đáp ứng CĐR chung của CTĐT.

100% các học phần trong CTDH có sự tương tích về nội dung và thể hiện sự đóng góp cụ thể của mỗi học phần nhằm đạt được CĐR.

          100% các học phần trong CTDH xác định rõ tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR.

          Nội dung các học phần trong CTDH thể hiện việc đạt được CĐR và định kỳ được lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan.

          Các học phần trong CTDH được cấu trúc đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khối thống nhất.

          100% các học phần trong CTDH được bố trí một cách hợp lý.

          CTDH được đình kỳ rà soát/điều chỉnh, bổ sung và cập nhập ít nhất 2 năm 1 lần.

          CTDH khi được điều chỉnh có tham khảo các CTĐT tiên tiến trong nước hoặc quốc tế.

1.4. Phương pháp tiếp cận trong dạy học

          Triết lý giáo dục đã được tuyên bố rõ ràng.

          Triết lý giáo dục được phổ biến rộng rãi tới các bên có liên quan và các bên liên quan thông qua nhiều hình thức khác nhau để các bên liên quan tiếp cận và hiểu được.

          Việc thiết kế, lựa chọn các học phần giảng dạy được thực hiện dựa trên phân tích ma trận kiến thức, kỹ năng để đảm bảo tính logics với mục tiêu đào tạo và CĐR của ngành QLKT. Phương thức dạy và học ngành QLKT cũng được sử dụng đa dạng, tăng cường tính tự chủ của học viên, được thiết kế có tính đến tính đặc thù của từng môn học, qua đó giúp nâng cao hiệu quả việc dạy và học.

          Các hoạt động dạy và học ngành QLKT trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Tây Nguyên được thiết kế và thực hiện khoa học, đảm bảo đạt được các CĐR và mục tiêu CTĐT. Đề cương chi tiết các học phần mô tả rõ việc sử dụng các phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng và năng lực của học viên nhằm đáp ứng CĐR của học phần.

            Đề cương chi tiết các học phần mô tả rõ hoạt động tự học, tự nghiên cứu nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt đời cho học viên.  

            Dựa vào CĐR của học phần, nội dung của học phần; giảng viên đã thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp nhằm hỗ trợ học viên rèn luyện kỹ năng và năng lực nghề nghiệp.

1.5. Đánh giá kết quả học tập của người học

          Quy trình đánh giá kết quả học tập của người học rõ ràng được thể hiện rõ trong Quy chế học vụ của Nhà trường.

          Các tài liệu hướng dẫn việc thiết kế các phương pháp kiểm tra và đánh giá người học phù hợp tương ứng với mức độ đạt được CĐR.

          Các hoạt động dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp nhằm đạt được mức độ đạt CĐR.

          Nhà trường có các tài liệu hướng dẫn rõ ràng về thời gian, hình thức, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan đến đánh giá và kết quả học tập của người học.

          Các tài liệu hướng dẫn có quy định cụ thể về thời gian, hình thức, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan đến đánh giá và kết quả học tập của người học và đã được công bố công khai tới người học trước mỗi kỳ học/học phần.

          Người học được phổ biến các quy định về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học theo CTĐT ThS QLKT rất rõ ràng, công khai, minh bạch và được thông báo công khai đến người học thông qua Website, Sổ tay học viên, ĐCCT và được giới thiệu trực tiếp tại lớp vào buổi học đầu tiên.

          - Giảng viên sử dụng các phương pháp khác nhau để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.

          - Các phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng đảm bảo đo lường được mức độ đạt được của CĐR; đảm bảo độ tin cậy và có các tiêu chí đánh giá rõ ràng nhằm đảm bảo tính công bằng phù hợp với quy định chung của Nhà trường

          - Quy trình đánh giá chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng, khách quan.

Nhà trường có các quy định về việc phản hồi kết quả đánh giá của người học bao gồm phản hồi về điểm bộ phận, điểm thi kết thúc học phần và điểm bảo vệ luận văn thạc sĩ.

          Các quy định về phản hồi kết quả đánh giá được công bố công khai, kịp thời đến giảng viên và người học.

          Người học được phản hồi kết quả đánh giá kịp thời thông qua giảng viên (đối với điểm đánh giá bộ phận) và phần mềm quản lý đào tạo (điểm đánh giá học phần).

          Thông tin phản hồi về kết quả học tập sau mỗi học kỳ được sử dụng để cải thiện việc học tập của người học.

          Người học được cán bộ quản lý lớp học phổ biến đầy đủ các quy định, quy trình về khiếu nại kết quả học tập trước mỗi học kỳ.

          Hằng năm, việc khiếu nại về kết quả học tập được xử lý, giải quyết kịp thời, thoả đáng.

1.6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

          Nhà trường có kế hoạch và quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trong việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng, kéo dài thời gian công tác đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu.

          Đội ngũ giảng viên tham gia CTĐT thạc sĩ ngành QLKT có trình độ chuyên môn và các năng lực khác đáp ứng yêu cầu về giảng dạy, NCKH và phục vụ cộng đồng.

          Nhà trường ban hành Quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và thông báo đến giảng viên, các bên liên quan bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, Nhà trường ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường Đại học Tây Nguyên và triển khai thực hiện.

          Các tiêu chí, tuyển dụng và lựa chọn giảng viên để bổ nhiệm, điều chuyển được thể hiện trong Quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường Đại học Tây Nguyên.

Năng lực của giảng viên Nhà trường được xác định rõ ràng trong đề án vị trí việc làm.

          Hằng năm, Nhà trường triển khai đánh giá, phân loại viên chức và người lao động, trong đó có đánh giá năng lực của đội ngũ giảng viên.

          Nhà trường ban hành Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC giai đoạn 2018 – 2022, giai đoạn 2023 - 2027 và rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC giai đoạn 2019 - 2023 dựa trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị và căn cứ chỉ tiêu phát triển đội ngũ trong Kế hoạch chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục giai đoạn 2019 – 2024 tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Tây Nguyên giai đoạn 2020 – 2027 tầm nhìn 2035.

          Để triển khai thực hiện tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên, Nhà trường xây dựng dự toán ngân sách và cơ cấu thu chi hằng năm dành cho kế hoạch kinh phí chi ĐT, phát triển đội ngũ giảng viên.

          Trong giai đoạn 2020 - 2024, có nhiều giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đã được công nhận học vị tiến sĩ, tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước.

          Nhà trườn có kế hoạch công tác cụ thể hằng năm đối với GV, NCV thể hiện qua hệ thống các văn bản quản trị theo kết quả công việc đối với giảng viên, nghiên cứu viên.

          Việc triển khai thực hiện quản trị theo kết quả công việc được thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Nhà trường.

GV, NCV hài lòng về kết quả đánh giá xếp loại viên chức, kết quả bình xét thi đua khen thưởng.

          Nhà trường ban hành đầy đủ văn bản quy định cụ thể về các loại hình và số lượng sản phẩm NCKH mà giảng viên phải thực hiện và triển khai thực hiện.

          Hằng năm, Phòng KH&QHQT thống kê kết quả hoạt động NCKH của giảng viên toàn trường và đối sánh với chỉ tiêu trong kế hoạch năm học cũng như đối sánh giữa các năm học với nhau.

          Nhà trường áp dụng nhiều biện pháp cải tiến hoạt động NCKH của giảng viên và trong giai đoạn 2020 - 2024, số lượng đề tài NCKH các cấp và số lượng các bài báo khoa học do giảng viên thực hiện tăng lên, kể cả số lượng bài báo công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, SCOPUS.

1.7. Đội ngũ nhân viên

          Nhà trường triển khai để các đơn vị đề xuất nhu cầu đội ngũ nhân viên phục vụ hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ và trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đội ngũ nhân viên.

          Nhà trường áp dụng nhiều chính sách thu hút đội ngũ nhân viên về làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác.

       Đội ngũ nhân viên của Nhà trường hiện nay đủ về số lượng và đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ của Trường và của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.

          Nhà trường ban hành đầy đủ quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường.

       Nhà trường phổ biến đầy đủ quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Trường đến CB, GV, NV bằng nhiều hình thức khác nhau.

          Nhà trường ban hành hệ thống văn bản đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên, trong đó thể hiện rõ tiêu chí đánh giá chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ.

       Hằng năm, Nhà trường triển khai đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, mức độ hoàn thành công việc và sự hài lòng của các bên liên quan.

          Nhà trường liên tục ban hành các Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC qua các giai đoạn.

          Nhà trường triển khai nhiều hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nhằm tạo điều kiện để nhân viên phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phục vụ tốt hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ.

          Trong giai đoạn 2020 – 2024, nhiều nhân viên của Nhà trường đã đạt được học vị ThS và được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

          Kết quả khảo sát ý kiến đội ngũ nhân viên thể hiện sự hài lòng về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

          Nhà trường quy định về khối lượng công việc cụ thể đối với nhân viên và quy định về việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên, trong đó có cả các quy định về khen thưởng và công nhận.

          Nhà trường triển khai việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên dựa trên quy định về khối lượng công việc cụ thể đã xác định và phân công.

          Hằng năm, Nhà trường ban hành thông báo triển khai đánh giá, phân loại CC, VC-NLĐ và gửi đến các đơn vị để thực hiện.

          Kết quả đánh giá, phân loại nhân viên và kết quả thi đua khen thưởng hằng năm được thông báo công khai và lưu trữ trong hồ sơ năng lực của đội ngũ nhân viên do Phòng TCCB quản lý.

          Kết quả khảo sát ý kiến của nhân viên về việc thi đua khen thưởng và công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền thể hiện nhân viên hài lòng về việc thi đua khen thưởng và công nhận của Trường và các cấp có thẩm quyền.

1.8. Người học và hoạt động hỗ trợ người học

          Chính sách tuyển sinh chương trình thạc sĩ QLKT được xác định rõ ràng và công
bố công khai, cập nhật trên website và các phương tiện thông tin đại chúng tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh xét tuyển có đầy đủ thông tin để lựa chọn ngành học.

          Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học của Trường rõ ràng, minh bạch theo đúng Quy chế tuyển sinh do Bộ GD&ĐT ban hành và được công khai rộng rãi. Tiêu chí và phương pháp tuyển sinh được rà soát và đánh giá hàng năm.

          Sự tiến bộ của người học được giám sát đồng bộ bởi cán bộ quản lý sau đại học của đơn vị, giảng viên, trợ lý đào tạo, các tổ chức đoàn thể và các đơn vị liên quan đã tạo ra sự hiệu quả trong hoạt động cải tiến chất lượng học tập của NH.

          Trường có hệ thống đồng bộ hỗ trợ cho người học hầu hết các mặt hoạt động (học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động hỗ trợ hướng nghiệp và việc làm) giúp người học phát huy được các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Tây Nguyên.

          Nhà trường luôn quan tâm, chú trọng xây dựng môi trường tâm lý, xã hội, môi trường làm việc thân thiện, tạo không khí thoải mái, để thực hiện hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu và phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị thưc hiện.

          Người học được học tập, NCKH và phát triển đầy đủ cả về thể chất cũng như tinh thần trong một môi trường đào tạo thuận lợi về an ninh, an toàn, xanh, sạch, đẹp.

1.9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

          Nhà trường có đủ hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng phù hợp và đảm bảo tỉ lệ diện tích/NH theo quy định để hỗ trợ các hoạt động đào tạo phục vụ CTĐT ngành QLKT theo quy định hiện hành.

          Hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu phục vụ CTĐT ngành QLKT.

Trong giai đoạn 2019 - 2023, Nhà trường đầu tư nâng cấp, cải tạo CSVC và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo và nghiên cứu phục vụ CTĐT ngành QLKT.

          Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên, người học thể hiện Nhà trường có đủ phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng phù hợp và đảm bảo tỉ lệ diện tích để hỗ trợ các hoạt động đào tạo phục vụ CTĐT ngành QLKT theo quy định hiện hành.

          Nhà trường đầu tư nâng cấp thư viện, bố trí phòng đọc, phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của CTĐT ngành QLKT.

          Thư viện có nội quy và triển khai thực hiện, đồng thời hướng dẫn người học năm thứ nhất tại Tuần sinh hoạt công dân.

Thư viện có đủ học liệu (tài liệu bắt buộc) bao gồm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo, phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các CTĐT nói chung và đối với CTĐT ngành QLKT.

          Trong giai đoạn 2019 - 2023, Nhà trường cập nhật, bổ sung giáo trình, tài liệu, sách tham khảo cho thư viện với kinh phí hơn 2 tỷ đồng.

          Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên, người học về hoạt động của Thư viện thể hiện mức độ hài lòng của giảng viên, người học đối với hoạt động của thư viện.

          Phòng thực hành tin học với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, có khả năng phục vụ nhu cầu học tập và thực hành của người học chương trình đào tạo Thạc sĩ QLKT. Các phòng máy vi tính đều có quy trình theo dõi, quy định sử dụng và kế hoạch nâng cấp đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên của chương trình đào tạo.

          Nhà trường quan tâm đầu tư hệ thống CNTT bao gồm hệ thống máy tính, phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng Internet, trang thông tin điện tử,... phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

          Nhà trường phân công Phòng CSVC và Trung tâm Thông tin là đơn vị lập kế hoạch bảo trì, kiểm toán, nâng cấp hệ thống CNTT.

          Nhà trường triển khai nhiều biện pháp bảo mật nhằm đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động ổn định, an toàn để hỗ trợ các hoạt động ĐT và nghiên cứu.

          Hằng năm, Nhà trường luôn rà soát hệ thống CNTT để kịp thời sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng và cập nhật để hỗ trợ các hoạt động ĐT và nghiên cứu.

   Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên, người học thể hiện sự hài lòng đối với hệ thống CNTT để hỗ trợ các hoạt động ĐT và nghiên cứu của CTĐT ngành QLKT.

Nhà trường luôn quan tâm đến việc đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn cho CB, GV, người học và có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

          Nhà trường triển khai nhiều biện pháp đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn cho CB, GV, người học và có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

          Nhà trường và Khoa Kinh tế triển khai công tác đảm bảo môi trường, sức khỏe và an toàn cho người khuyết tật. Nhà trường chú trọng thiết kế lối đi dành cho người khuyết tật tại khu thực hành thực tập, bố trí phòng học cho các lớp có người học khuyết tật tại các tầng trệt giảng đường.

1.10.  Nâng cao chất lượng

          Nhà trường có hệ thống thu thập thông tin bao gồm Phòng QLCL, Phòng Đào tạo, các Khoa đào tạo và các phòng ban có liên quan khác về nhu cầu nguồn nhân lực khi thiết kế CTDH và phản hồi từ các bên liên quan.

          Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được thu thập, xử lý và sử dụng để cập nhật CTĐT và phát triển CTDH thạc sĩ ngành QLKT.

          Nhà trường đã ban hành quy trình thiết kế CTĐT và phát triển CTDH vào năm 2020.

     CTĐT thạc sĩ ngành QLKT đã được thực hiện rà soát theo đúng quy trình thiết kế và phát triển CTDH.

          Nhà trường có quy định về việc rà soát, đánh giá thường xuyên quá trình dạy học; việc đánh giá kết quả hoạt động của người học, các phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học trong CTĐT để đảm bảo sự tương thích với CĐR.

          Hoạt động triển khai rà soát, đánh giá việc sử dụng các phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học trong CTĐT được thực hiện để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với CĐR.

          Giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT của trường Đại học Tây Nguyên có các đề tài NCKH liên quan đến việc dạy và học. Đồng thời học viên cũng có các đề tài luận văn thạc sĩ và đề án thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đào tạo và liên quan đến việc dạy và học.

          Các kết quả NCKH được áp dụng vàchuyển tải thành nội dung chuyên đề giảng dạy trong các học phần trong CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.

Nhà trường và Khoa Kinh tế đã sử dụng các kết quả NCKH để cải tiến hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của người học.

          Nhà trường có văn bản quy định về việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Nhà trường giao cho Phòng QLCL thực hiện việc đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác (tư vấn NH, công tác sinh viên, các hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoại khóa, …).

          Kết quả khảo sát các bên có liên quan về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ được xem xét để cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, hệ thống quản lý đào tạo.

Nhà trường phân công trách nhiệm cụ thể cho Phòng QLCL và các đơn vị phối hợp khảo sát ý kiến của các bên liên quan đối với hoạt động của Trường và hằng năm, Nhà trường ban hành kế hoạch khảo sát ý kiến các bên liên quan về hoạt động của Trường.

          Phòng QLCL phối hợp các đơn vị triển khai khảo sát ý kiến các bên liên quan về hoạt động của Trường và gửi kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan đến các đơn vị để thực hiện cải tiến chất lượng.

          Năm 2021, Nhà trường ban hành Quy định khảo sát ý kiến của các bên liên quan, trong đó có cơ chế phản hồi của các bên liên quan đã được điều chỉnh.

1.11.  Kết quả đầu ra

          Có bộ phận để theo dõi, cập nhật danh sách, tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp. Có tiến hành thống kê danh sách, tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp mỗi khóa đào tạo. Có tìm hiểu, phân tích nguyên nhân thôi học.

          Nhà trường thực hiện chuyển đổi hình thức thi tiếng anh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ giúp đảm bảo tiến độ học tập khi tìm hiểu về nguyên nhân tốt nghiệp muộn của học viên. Mỗi năm Khoa và Nhà trường tổ chức nhiều đợt xét tốt nghiệp cho học viên đủ điều kiện tốt nghiệp. CTĐT cũng được thiết kế và cải tiến với thời lượng hợp lývà phù hợp nhằm đảm bảo học viên đạt được chuẩn đầu ra của CTĐT.

          Trường đã ban hành các văn bản về nghiên cứu khoa học và triển khai sâu rộng đến tất cả đối tượng học viên. Đồng thời, đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khuyến khích học viên tham gia nghiên cứu khoa học.

          Có bộ phận tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các bên liên quan thông qua trợ lý khoa đảm nhận vai trò quản lý lớp.

2. Tóm tắt những điểm tồn tại

2.1. Mục tiêu và CĐR của CTĐT

            Việc thu thập ý kiến đánh giá và khảo sát nhu cầu của các bên liên quan chưa được thực hiện một cách thực sự rộng rãi và thường xuyên trên nhiều đối tượng trong quá trình xây dựng và cập nhật, điều chỉnh mục tiêu của CTĐT ngành QLKT.

Việc khảo sát các bên có liên quan về CĐR của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT chưa được thực hiện thường xuyên.

          Số lượng các bên có liên quan tham gia vào việc góp ý CĐR của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT còn ít.

          Việc khảo sát ý kiến và đóng góp của các bên liên quan chưa được thực hiện một cách thường xuyên, mà chủ yếu thực hiện vào các kỳ điều chỉnh cập nhật chương trình đào tạo, số lượng các bên tham gia còn ít. Việc công bố CĐR chưa được rộng rãi trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.

2.2. Bản mô tả CTĐT

          Việc lấy ý kiến các bên liên quan về bản mô tả CTĐT chưa được thực hiện rộng rãi, số lượng lấy ý kiến còn ít.

          Nhà trường mới có những quy định về quy trình cập nhật, điều chỉnh đề cương chi tiết theo định kỳ chung (2 năm một lần) mà chưa có quy trình cụ thể cho việc cập nhật thường xuyên sau mỗi học kỳ giảng dạy.

          Kênh công bố Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT chưa đa dạng.

2.3. Cấu trúc và nội dung CTDH

          Sự tham gia của các bên liên quan cho việc góp ý kiến xây dựng CTDH còn hạn chế.

          Một số học phần còn bị trùng lặp về nội dung.

          Việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan chưa thường xuyên để phục vụ cho việc điểu chỉnh CTDH.

2.4. Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

          Mặc dù mục tiêu đào tạo ngành QLKT được công bố rõ ràng, phù hợp với triết lý giáo dục của Nhà trường, tuy nhiên, việc phổ biến đến các bên liên quan còn khá ít về số lượng, do vậy số lượng ý kiến đóng góp của các bên liên quan nhận được là hạn chế.

          Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy và học, tuy nhiên chưa thật sự có nhiều đổi mới trong phương pháp, đặc biệt là các phương pháp hướng dẫn học viên tự học, tự nghiên cứu, kích thích tính sáng tạo của học viên.

       Chương trình học còn chưa cập nhật một số kỹ năng phù hợp với sự thay đổi trong bối cảnh mới.

          Trong công tác giảng dạy, do đặc thù của nhiều môn học mà việc áp dụng các
phương pháp giảng dạy tích cực còn hạn chế. Ngoài ra, việc đánh giá, kiểm tra các hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học viên chưa thực sự hiệu quả do học viên phân tán, trình độ chuyên môn không đồng đều.

2.5. Đánh giá KQHT của người học

          Mặc dù đã xây dựng thang đo Rubric đánh giá mức độ đạt được CĐR học phần nhưng chưa thực hiện việc đánh giá theo các thang đo này.

          Việc lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về các phương pháp đánh giá kết quả học tập, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng chưa được thực hiện thường xuyên.

          Chưa thực hiện liên tục việc khảo sát ý kiến học viên về mức độ phản hồi kịp thời của kết quả đánh giá để người học cải thiện việc học tập.

2.6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

          Số lượng giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT thạc sĩ ngành QLKT có bằng TS đúng chuyên ngành về QLKT còn chưa nhiều.

          Việc tuyển dụng giảng viên có trình độ tiến sĩ đúng chuyên ngành QLKT để phục vụ cho việc đào tạo thạc sĩ ngành QLKT còn hạn chế do chính sách thu hút giảng viên của Nhà trường chưa phát huy tối đa hiệu quả.

          Cơ sở dữ liệu chung chưa có tính liên kết giữa các phòng ban về việc thống kê giờ dạy, giờ NCKH, minh chứng các công trình NCKH.

          Nhà trường chưa ban hành bộ tiêu chí KPI đánh giá năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trên tất cả các lĩnh vực.

          Số lượng giảng viên có học vị TS đúng chuyên ngành của Khoa Kinh tế tham gia giảng dạy chuyên ngành QLKT trình độ thạc sĩ chưa nhiều.

          Nhà trường chưa xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả công việc giúp cho bình xét thi đua, khen thưởng được công bằng.

          Loại hình NCKH do giảng viên Khoa Kinh tế thực hiện chưa đa dạng.

          Chưa hình thành các nhóm nghiên cứu trong và ngoài Khoa Kinh tế.

2.7. Đội ngũ nhân viên

          Công tác quy hoạch đội ngũ nhân viên gặp khó khăn do thực hiện tinh giảm biên chế.

          Do hạn chế về nguồn lực nên các chính sách của Nhà trường thu hút đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm làm việc chưa phát huy tối đa hiệu quả.

          Các ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp đối với đội ngũ nhân viên chưa nhiều.

          Số lượng nhân viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài chưa nhiều.

          Số lượng nhân viên được nhận các hình thức khen thưởng cấp cao còn hạn chế.

2.8. Người học và hoạt động hỗ trợ người học

          Nhà trường, khoa chưa thực hiện khảo sát cụ thể ý kiến của người học về chính sách tuyển sinh của CTĐT ngành thạc sĩ QLKT. Ý kiến các bên liên quan chưa đầy đủ, kịp thời.

          Cần đánh giá việc lấy ý kiến của các bên liên quan trong xây dựng, rà soát, đánh giá tiêu chí và phương thức tuyển sinh.

          Hiện Trợ lý Khoa được phân công phụ trách sau đại học sẽ phối hợp với bộ môn quản lý ngành để quản lý lớp, thực hiện các chức năng tương tự như Cố vấn học tập đối với hệ Đại học. Tuy nhiên, Trợ lý Khoa sẽ phải song song quản lý 2 lớp QLKT trong cùng một thời điểm, do đó, lượng công việc còn nhiều và tập trung tại một số thời điểm, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cố vấn và quản lý lớp.

          Một số hoạt động ngoại khóa do Trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Kinh tế tổ chức chưa thu hút người học tham gia. Liên kết doanh nghiệp có thực hiện nhưng chưa thực sự mạnh mẽ, số lượng doanh nghiệp đến báo cáo chuyên đề cho người học trong các học phần còn chưa được thực hiện.

          Công tác tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho người học chưa được Khoa, Trường tổ chức thường xuyên và hiệu quả.

2.9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

          Một số phòng học tuy đã được cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn của phòng học hiện đại.

          Số lượng tài liệu điện tử tại Thư viện chưa nhiều.

          Nhà trường còn thiếu các cơ sở dữ liệu phục vụ cho NCKH như Bankscope, S&P Global, ebook của SpringerLink, Elsevier, Ebrary, ProQuest Central; mua phần mềm Turnitin kiểm tra đạo văn, tìm kiếm và khai thác các cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các trường đại học để đa dạng hóa các nguồn tài liệu, thông tin phục vụ NCKH.

          Do hạn chế về nguồn tài chính nên Nhà trường gặp khó khăn trong việc trang bị, nâng cấp hệ thống CNTT đồng bộ.

          Do hạn chế về kinh phí nên Nhà trường chưa có nhiều công trình phục vụ nhu cầu của người khuyết tật.

2.10. Nâng cao chất lượng

          Hoạt động thu thập thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan về CTĐT và CTDH còn hạn chế, chưa khảo sát lấy ý kiến phản hồi của đội ngũ các chuyên gia về phát triển CTĐT từ các trường đại học khác, các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu về khoa học giáo dục, cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo và cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.

          Nhà trường chưa thực hiện việc đánh giá quy trình thiết kế và phát triển CTDH để cải tiến quy trình thiết kế và phát triển CTDH.

Số lượng hội nghị, hội thảo về đổi mới giảng dạy, học tập, KTĐG KQHT của người học do Khoa Kinh tế tổ chức chưa nhiều.

          Việc sử dụng kết quả NCKH để đổi mới phương pháp dạy, học và đánh giá KQHT còn hạn chế.

          Chất lượng cải tiến còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích.

          Việc cải tiến sau phản hồi của các bên liên quan chưa được thực hiện tốt và chưa được thể hiện rõ ràng.

2.11. Kết quả đầu ra

          Chưa thực hiện những đối sánh về tỉ lệ tốt nghiệp, tỉ lệ thôi học với các ngành hoặc các cơ sở giáo dục khác trong và ngoài trường.

          Chưa thực hiện những đối sánh về thời gian tốt nghiệp trung bình của học viên CTĐT thạc sĩ QLKT với các ngành và cơ sở giáo dục khác trong và ngoài trường.

          Chưa thực hiện đối sánh loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của học viên giữa các cơ sở giáo dục khác.

Chưa thực hiện khảo sát các bên liên quan với các nội dung tương ứng.

3. Tóm tắt các kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT

3.1. Mục tiêu và CĐR của CTĐT

          Định kỳ 2 năm 1 lần:

          + Khoa Kinh tế tiếp tục, thường xuyên rà soát, cập nhập mục tiêu của CTĐT để phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của Nhà trường, cũng như nhu cầu của thị trường lao động.

          + Khoa Kinh tế phối hợp với Phòng QLCL tăng cường sự tham gia của các bên liên quan vào xây dựng CTĐT.

          + Khoa Kinh tế tiếp tục rà soát, hoàn thiện chuẩn đầu ra của CTĐT.

          + Phòng QLCL phối hợp với Khoa Kinh tế tiến hành khảo sát thường xuyên và tăng số lượng các bên có liên quan tham gia khảo sát.

          + Khoa Kinh tế tiếp tục rà soát, điều chỉnh CĐR của CTĐT nhằm phản ánh đầy đủ hơn yêu cầu của các bên liên quan.

          + Phòng QLCL phối hợp với Khoa Kinh tế tiến hành thường xuyên việc khảo sát ý kiến các bên liên quan; Công bố CĐR công khai qua nhiều kênh thông tin khác nhau, đến nhiều đối tượng khác nhau.

3.2. Bản mô tả CTĐT

          Định kỳ 2 năm 1 lần, Khoa Kinh tế:

          + Tiếp tục hoàn thiện bảng mô tả CTĐT đảm bảo phản ánh tốt hơn yêu cầu của xã hội .

          + Tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan vào góp ý cho bản mô tả CTĐT.

          + Tiếp tục cập nhật thường xuyên đề cương chi tiết các học phần đáp ứng nhu cầu xã hội.

          Phòng Đào tạo xây dựng quy định về cập nhật thường xuyên sau mỗi học kỳ giảng dạy mỗi học kỳ 1 lần.

          Hàng năm:

          + Khoa Kinh tế phối hợp với phòng TT&TVTS tiếp tục công khai Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT trên các phương tiện đã công bố.

          + Khoa Kinh tế phối hợp với phòng TT&TVTS mở rộng phương tiện công bố Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.

3.3. Cấu trúc và nội dung CTDH

          Định kỳ 2 năm 1 lần:

          + Khoa Kinh tế tiếp tục rà soát CTDH nhằm đáp ứng tốt hơn các mục tiêu và CĐR của CTĐT .

          + Khoa Kinh tế phối hợp với Phòng QLCL tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong việc thu thập ý kiến xây dựng CTDH.

          + Khoa Kinh tế tiếp tục rà soát đề cương chi tiết học phần để đảm bảo tương thích hơn với CĐR của CTĐT; Rà soát nội dung các học phần để điều chỉnh các nội dung trùng lặp; Tiếp tục rà soát CTDH nhằm đảm bảo tính linh hoạt và tích hợp; Tăng cường lấy ý kiên của các bên có liên quan để có cơ sở điều chỉnh CTDH phù hợp hơn.

3.4. Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

          Hàng năm:

          + Nhà trường tiếp tục phổ biến rộng rãi triết lý giáo dục được tới các bên có liên quan.

          Khoa Kinh tế thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo với các nhà tuyển dụng để giới thiệu và tuyên truyền rộng rãi triết lý giáo dục; Tiếp tục rà soát phương pháp giảng dạy của các học phần đa dạng phù hợp với đặc thù của học phần; Thiết kế các hoạt động để nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên.

          Định kỳ 2 năm 1 lần, Khoa Kinh tế tiếp tục rà soát các hoạt động dạy và học theo hướng hỗ trợ người học rèn luyện các kỹ năng, năng lực và nâng cao khả năng học tập suốt đời.

          Hàng năm:

          + Khoa Kinh tế thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo phương pháp giảng dạy.

          + Khoa Kinh tế kết hợp đánh giá năng lực học tập với năng lực tự học, tự nghiên cứu của học viên.

3.5. Đánh giá KQHT của người học

          Hàng năm:

          + Khoa Kinh tế tiếp tục rà soát và hoàn thiện phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học nhằm đạt CĐR của học phần.

          + Phòng Đào tạo triển khai thực hiện việc đánh giá CĐR học phần theo thang đo Rubric đã được xây dựng trong đề cương.

          + Phòng QLCL phối hợp với Khoa Kinh tế tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về thời gian, hình thức, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan đến đánh giá và kết quả học tập của người học; Tăng cường hơn nữa việc khảo sát lấy ý kiến người học về đánh giá kết quả học tập.

          + Khoa Kinh tế tiếp tục thực hiện việc rà soát, điều chỉnh phương pháp đánh giá nhằm đảm bảo độ tin cậy và công bằng.

          Mỗi học kỳ: Phòng QLCL phối hợp Khoa Kinh tế thực hiện việc khảo sát lấy ý kiến người học về phương pháp đánh giá kết quả học tập thường xuyên hơn; Tiếp tục thực hiện các quy định về phản hồi kết quả đánh giá được công bố công khai, kịp thời đến giảng viên và người học; Khảo sát ý kiến học viên về mức độ phản hồi kịp thời của kết quả đánh giá để người học cải thiện việc học tập; Tiếp tục thực hiện việc phổ biến đầy đủ các quy định, quy trình về khiếu nại kết quả học tập đến người học.

3.6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

          Hàng năm, Khoa Kinh tế phối hợp Phòng TCCB tiếp tục làm tốt công tác xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch; Thực hiện tốt việc bồi  dưỡng giảng viên; Cử các tiến sĩ không thuộc chuyên ngành QLKT tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy; Quy hoạch giảng viên có trình độ thạc sĩ theo học bậc tiến sĩ chuyên ngành QLKT.

          Năm học 2024 – 2025, Phòng TCCB phối hợp Khoa Kinh tế tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyển dụng và lựa chọn giảng viên để bổ nhiệm, điều chuyển theo đúng quy định; Tăng cường các chính sách thu hút để tuyển dụng được nhiều tiến sĩ đúng chuyên ngành QLKT; Tiếp tục công tác đánh giá giảng viên theo đúng quy định.

          Năm học 2024 – 2025:

          + Phòng TCCB phối hợp Phòng Đào tạo, Phòng KH và QHQT và Khoa Kinh tế đồng bộ cơ sở dữ liệu chung có tính liên kết giữa các phòng ban về việc thống kê giờ dạy, giờ NCKH, minh chứng các công trình NCKH; Ban hành bộ tiêu chí KPI đánh giá năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên trên tất cả các lĩnh vực.

          + Phòng TCCB phối hợp Khoa Kinh tế tiếp tục thực hiện các khảo sát về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV, NCV nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo; Tham  mưu chính sách phù hợp để khuyến khích giảng viên học tập trình độ TS đúng chuyên ngành để giữ ngành hoặc mở ngành mới.

          Hàng năm, Phòng TCCB phối hợp Khoa Kinh tế tiếp tục duy trì việc triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả hàng năm theo các văn bản quản trị kết quả công việc của Nhà trường; Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc để việc bình xét thi đua khen thưởng được chính xác và công bằng; Triển khai thực hiện phương hướng hoạt động HCN&HTQT theo từng năm học; Tạo lập để hình thành các nhóm nghiên cứu trong Khoa, mở rộng các nhóm nghiên cứu ra ngoài Trường và mở rộng các loại hình NCKH.

3.7. Đội ngũ nhân viên

          Hàng năm, Phòng TCCB tiếp tục thực hiện rà soát quy hoạch đối với nhân viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng; Xây dựng kế hoạch chi tiết quy hoạch đội ngũ nhân viên cho từng phòng ban; Tiếp tục rà soát, hoàn thiện bộ tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Tăng cường các chính sách thu hút nhân viên có năng lực và kinh nghiệm làm việc nhằm phục vụ tốt hoạt động ĐT, NCKH và PVCĐ; Hoàn thiện hệ thống văn bản đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên, trong đó thể hiện rõ tiêu chí đánh giá chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ;  Tiếp tục triển khai đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, mức độ hoàn thành công việc và sự hài lòng của các bên liên quan; Xây dựng, cập nhập hệ thống KPI để đánh giá kết quả thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên được chính xác hơn; Hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBVC; Tiếp tục triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nhằm tạo điều kiện để nhân viên phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phục vụ tốt hoạt động ĐT, NCKH, PVCĐ; Tăng cường động viên, khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện để nhân viên tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; Tiếp tục hoàn thiện các quy định về thi đua, khen thưởng.

          Năm 2024, Phòng TCCB Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá kết quả làm việc cho nhân viên.

3.8. Người học và hoạt động hỗ trợ người học

          Năm học 2024 – 2025, Khoa Kinh tế thực hiện khảo sát lấy ý kiến của người học về chính sách tuyển sinh của CTĐT ngành QLKT; Tiếp tục xác định chính sách tuyển sinh rõ ràng, theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, chính sách tuyển sinh cũng được công bố công khai cho các đối tượng tuyển sinh và luôn được cập nhật để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh.

          Năm học 2024 – 2025, Nhà trường khảo sát để lấy ý kiến của các bên liên quan trong xây dựng, rà soát, đánh giá tiêu chí và phương thức tuyển sinh; Nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyển sinh theo những quy định của Bộ Giáo dục và ĐT với những tiêu chí và phương pháp tuyển chọn được xác định rõ ràng; Ra Quyết định phân công Cố vấn học tập cho từng lớp QLKT; Phòng Đào tạo thực hiện khảo sát người học về hệ thống giám sát kết quả học tập của NH.

          Năm học 2024 – 2025:

          + Phòng Đào tạo phối hợp Phòng CTSV, Khoa Kinh tế tiếp tục thực hiện hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của NH.

          + Khoa Kinh tế tăng cường đầu tư, đổi mới về nội dung hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút người học tham gia; Tăng cường mức độ liên kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

          + Nhà trường, Khoa Kinh tế và bộ môn cần tiếp tục tổ chức các hoạt động tư vấn học tập nhằm cải thiện việc học tập và tăng cường cơ hội việc làm chất lượng cao cho người học sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó tăng cường thêm các hoạt động ngoại khóa để trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng của NH.

          +  Nhà trường, Khoa Kinh tế tổ chức công tác tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho NH.

          + Nhà trường tiếp tục nâng cấp hệ thống CSVC và trang thiết bị của Nhà trường để đáp ứng nhu cầu ĐT và NCKH của giảng viên và NH.

3.9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

          Từ năm học 2024 – 2025:

          + Phòng CSVC và các phòng ban chức năng có liên quan rà soát, đầu tư kinh phí để cải tạo, nâng cấp các phòng học nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của phòng học hiện đại.

          + Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, tận dụng triệt để công năng của các phòng học, phòng thực hành hiện có.

          + Trường Đại học Tây Nguyên rà soát, đầu tư kinh phí để tăng cường tài liệu điện tử cho thư viện; Thư viện và các phòng ban chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch và lộ trình số hóa các tài liệu tham khảo hiện có tại thư viện.

          + Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế, cán bộ giảng dạy thạc sĩ QLKT tăng cường nghiên cứu viết giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo phục vụ giảng dạy và tăng chất lượng, số lượng tài liệu tham khảo tại thư viện; thường xuyên cải tiến, cập nhật bài giảng.

          + Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Khoa Kinh tế và các phòng ban chức năng có liên quan rà soát, đầu tư kinh phí để các cơ sở dữ liệu phục vụ cho NCKH như Bankscope, S&P Global, ebook của SpringerLink, Elsevier, Ebrary, ProQuest Central; mua phần mềm Turnitin kiểm tra đạo văn.

          + Phòng CSVC tiếp tục nâng cấp, sửa chữa kịp thời các phòng máy vi tính để phục vụ các học phần thực hành. Bộ môn Kinh tế xây dựng, điều chỉnh đề cương chi tiết các học phần tăng cường thực hành ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập; Phòng CSVC và các phòng ban chức năng có liên quan rà soát, đầu tư kinh phí để nâng cấp hệ thống CNTT đồng bộ.

          + Trung tâm Thông tin và các phòng, ban chức năng có liên quan tiếp tục phát triển các phần mềm quản lý. Ứng dụng CNTT để ngày càng hoàn thiện quy trình thủ tục hành chính một cửa trong Nhà trường.

          + Phòng CSVC và các phòng ban chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí sửa chữa, cải tiến các công trình hiện có nhằm tăng thêm chức năng phục vụ cho người khuyết tật.

          + Nhà trường tiếp tục, nâng cấp, đầu tư, cải thiện công tác vệ sinh quang cảnh và an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong khuôn viên nhà trường; Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo tiếp tục bố trí lịch học cho các lớp có người học là người khuyết tật tại tầng trệt các khu giảng đường.

 

3.10. Nâng cao chất lượng

          Hàng năm, Phòng QLCL, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế tiếp tục thực hiện việc lấy ý kiến của các bên có liên quan về CTĐT.

          Định kỳ 2 năm 1 lần:

          + Phòng QLCL, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế mở rộng đối tượng lấy ý kiến để phát triển CTĐT: Chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, cơ sở đào tạo khác; Tiếp tục thực hiện việc rà soát, cập nhật CTĐT, CTDH theo đúng quy trình.

          + Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế thực hiện việc đánh giá quy trình thiết kế và phát triển CTDH để cải tiến quy trình thiết kế và phát triển CTDH.

Mỗi học kỳ, Phòng QLCL, Khoa Kinh tế tiếp tục thực hiện việc rà soát, đánh giá thường xuyên quá trình dạy học; việc đánh giá kết quả hoạt động của người học; Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo về đổi mới giảng dạy, học tập, đánh giá KTĐG KQHT của người học.

          + Phòng QLCL, giảng viên và học viên Khoa Kinh tế tiếp tục thực hiện các đề tài NCKH liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế.

          + Phòng QLCL, Khoa Kinh tế tăng cường sử dụng kết quả NCKH để đổi mới phương pháp dạy, học và đánh giá KQHT trong CTĐT thạc sĩ ngành QLKT.

          + Phòng QLCL tiếp tục thực hiện việc đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác.

          Hàng năm, Phòng QLCL nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích theo hướng công nghệ hóa.

          Mỗi học kỳ, Phòng QLCL tiếp tục thực hiện xây dựng cơ chế phản hồi của các bên có liên quan để lấy ý kiến phản hồi phục vụ cho việc cải tiến chất lượng.

Hàng năm, Phòng QLCL nâng cao chất lượng của việc lấy ý kiến các bên có liên quan.

3.11. Kết quả đầu ra

          Hàng năm, Phòng Đào tạo, thực hiện theo dõi, cập nhật danh sách, thống kê tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp và đề xuất phương án điều chỉnh giảm tỉ lệ thôi học và tăng tỉ lệ tốt nghiệp của người học; Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lớp.

          Từ năm 2024, Khoa Kinh tế, định kỳ thực hiện đối sánh tỉ lệ tốt nghiệp, thôi học với các cơ sở giáo dục khác khi có thông tin tương ứng.

          Hàng năm, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế tiếp tục tìm hiểu, phân tích nguyên nhân người học tốt nghiệp muộn để đề xuất giải pháp hỗ trợ kịp thời.

          Từ năm 2024, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế thực hiện những đối sánh về thời gian tốt nghiệp trung bình của học viên khi có thông tin tương ứng.

          Năm học 2024-2025:

          + Phòng KH&QHQT, Khoa Kinh tế hỗ trợ hơn nữa cho học viên tham gia nghiên cứu khoa học thông qua giáo viên hướng dẫn luận văn.

          + Khoa Kinh tế, Phòng KH&QHQT thực hiện đối sánh về loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học khi có thông tin tương ứng.

Năm học 2024-2025, Phòng QLCL, Khoa Kinh tế tiếp tục hỗ trợ bộ phận tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các bên liên quan, đồng thời tiến hành khảo sát bằng nhiều hình thức linh hoạt.

          +  Phòng QLCL, Khoa Kinh tế thực hiện khảo sát các bên liên quan gồm cán bộ nhân viên, giảng viên, học viên, cựu học viên, nhà tuyển dụng về các nội dung như hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất,…; Đẩy mạnh công tác đánh giá cải tiến chất lượng dựa vào khảo sát các bên liên quan.


 

4. Tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT

Tiêu chuẩn / Tiêu chí

Thang đánh giá

Tổng hợp theo tiêu chuẩn

Chưa đạt

Đạt

Mức trung bình

Số tiêu chí đạt

Tỷ lệ số tiêu chí đạt

1

2

3

4

5

6

7

Tiêu chuẩn 1

             

4,67

3

100%

Tiêu chí 1.1

       

5

   

Tiêu chí 1.2

       

5

   

Tiêu chí 1.3

     

4

     

Tiêu chuẩn 2

             

4,67

3

100%

Tiêu chí 2.1

       

5

   

Tiêu chí 2.2

       

5

   

Tiêu chí 2.3

     

4

     

Tiêu chuẩn 3

             

4,67

3

100%

Tiêu chí 3.1

       

5

   

Tiêu chí 3.2

       

5

   

Tiêu chí 3.3

     

4

     

Tiêu chuẩn 4

             

4,33

3

100%

Tiêu chí 4.1

       

5

   

Tiêu chí 4.2

     

4

     

Tiêu chí 4.3

     

4

     

Tiêu chuẩn 5

             

4,00

5

100%

Tiêu chí 5.1

     

4

 

   

Tiêu chí 5.2

     

4

 

   

Tiêu chí 5.3

     

4

 

   

Tiêu chí 5.4

     

4

 

   

Tiêu chí 5.5

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 6

             

4,71

7

100%

Tiêu chí 6.1

       

5

   

Tiêu chí 6.2

       

5

   

Tiêu chí 6.3

       

5

   

Tiêu chí 6.4

       

5

   

Tiêu chí 6.5

       

5

   

Tiêu chí 6.6

     

4

 

   

Tiêu chí 6.7

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 7

             

4,00

5

100%

Tiêu chí 7.1

     

4

 

   

Tiêu chí 7.2

     

4

 

   

Tiêu chí 7.3

     

4

 

   

Tiêu chí 7.4

     

4

 

   

Tiêu chí 7.5

     

4

     

Tiêu chuẩn 8

             

4,40

5

100%

Tiêu chí 8.1

       

5

   

Tiêu chí 8.2

       

5

   

Tiêu chí 8.3

     

4

 

   

Tiêu chí 8.4

     

4

 

   

Tiêu chí 8.5

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 9

             

4,20

5

100%

Tiêu chí 9.1

       

5

   

Tiêu chí 9.2

     

4

     

Tiêu chí 9.3

     

4

 

   

Tiêu chí 9.4

     

4

 

   

Tiêu chí 9.5

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 10

             

4,00

6

100%

Tiêu chí 10.1

     

4

 

   

Tiêu chí 10.2

     

4

 

   

Tiêu chí 10.3

     

4

 

   

Tiêu chí 10.4

     

4

 

   

Tiêu chí 10.5

     

4

 

   

Tiêu chí 10.6

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 11

             

4,40

5

100%

Tiêu chí 11.1

     

4

     

Tiêu chí 11.2

     

4

     

Tiêu chí 11.3

     

 

5

   

Tiêu chí 11.4

     

 

5

   

Tiêu chí 11.5

     

4

     

Đánh giá chung

4,34

50

100

 

 

 

 

 

 

PHẦN IV. PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 6A. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT)

Tên cơ sở giáo dục: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Mã: TNU

Tên CTĐT: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã CTĐT: 8310110

Tiêu chuẩn / Tiêu chí

Thang đánh giá

Tổng hợp theo tiêu chuẩn

Chưa đạt

Đạt

Mức trung bình

Số tiêu chí đạt

Tỷ lệ số tiêu chí đạt

1

2

3

4

5

6

7

Tiêu chuẩn 1

             

4,67

3

100%

Tiêu chí 1.1

       

5

   

Tiêu chí 1.2

       

5

   

Tiêu chí 1.3

     

4

     

Tiêu chuẩn 2

             

4,67

3

100%

Tiêu chí 2.1

       

5

   

Tiêu chí 2.2

       

5

   

Tiêu chí 2.3

     

4

     

Tiêu chuẩn 3

             

4,67

3

100%

Tiêu chí 3.1

       

5

   

Tiêu chí 3.2

       

5

   

Tiêu chí 3.3

     

4

     

Tiêu chuẩn 4

             

4,33

3

100%

Tiêu chí 4.1

       

5

   

Tiêu chí 4.2

     

4

     

Tiêu chí 4.3

     

4

     

Tiêu chuẩn 5

             

4,00

5

100%

Tiêu chí 5.1

     

4

 

   

Tiêu chí 5.2

     

4

 

   

Tiêu chí 5.3

     

4

 

   

Tiêu chí 5.4

     

4

 

   

Tiêu chí 5.5

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 6

             

4,71

7

100%

Tiêu chí 6.1

       

5

   

Tiêu chí 6.2

       

5

   

Tiêu chí 6.3

       

5

   

Tiêu chí 6.4

       

5

   

Tiêu chí 6.5

       

5

   

Tiêu chí 6.6

     

4

 

   

Tiêu chí 6.7

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 7

             

4,00

5

100%

Tiêu chí 7.1

     

4

 

   

Tiêu chí 7.2

     

4

 

   

Tiêu chí 7.3

     

4

 

   

Tiêu chí 7.4

     

4

 

   

Tiêu chí 7.5

     

4

     

Tiêu chuẩn 8

             

4,40

5

100%

Tiêu chí 8.1

       

5

   

Tiêu chí 8.2

       

5

   

Tiêu chí 8.3

     

4

 

   

Tiêu chí 8.4

     

4

 

   

Tiêu chí 8.5

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 9

             

4,20

5

100%

Tiêu chí 9.1

       

5

   

Tiêu chí 9.2

     

4

     

Tiêu chí 9.3

     

4

 

   

Tiêu chí 9.4

     

4

 

   

Tiêu chí 9.5

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 10

             

4,00

6

100%

Tiêu chí 10.1

     

4

 

   

Tiêu chí 10.2

     

4

 

   

Tiêu chí 10.3

     

4

 

   

Tiêu chí 10.4

     

4

 

   

Tiêu chí 10.5

     

4

 

   

Tiêu chí 10.6

     

4

 

   

Tiêu chuẩn 11

             

4,40

5

100%

Tiêu chí 11.1

     

4

     

Tiêu chí 11.2

     

4

     

Tiêu chí 11.3

     

 

5

   

Tiêu chí 11.4

     

 

5

   

Tiêu chí 11.5

     

4

     

Đánh giá chung

4,34

50

100

- Ghi chú:

  1. Tiêu chí có điểm cao nhất: 5 điểm
  2. Tiêu chí có điểm nhấp nhất: 4 điểm
  3. Số tiêu chí đạt điểm từ 4 điểm trở lên: 50/50 (100%)
  4. Số tiêu chuẩn có điểm trung bình từ 4 điểm trở lên: 11/11 (100%)
  5. Số tiêu chuẩn có điểm trung bình dưới 2 điểm: 0/11 (0%)

Đắk Lắk, ngày07 tháng10 năm 2024

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 


 

PHỤ LỤC 7. CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

CƠ SỞ DỮ LIỆU

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Thời điểm báo cáo: Tính đến ngày 30/6/2024

 

I. Thông tin chung về cơ sở giáo dục

1. Tên cơ sở giáo dục (theo Quyết định thành lập)

-           Tiếng Việt: Trường ĐH Tây Nguyên

-           Tiếng Anh: Tay Nguyen University

2. Tên viết tắt của cơ sở giáo dục

-           Tiếng Việt: TTN

-           Tiếng Anh: TNU

3. Tên trước đây (nếu có): Không

4. Cơ quan quản lý trực tiếp: Bộ Giáo dục & Đào tạo

5. Địa chỉ: 567 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

6. Thông tin liên hệ: Điện thoại: (0262)3825185. Số fax: (0262)3825184

E-mail: dhtn@ttn.edu.vn. Website: www.ttn.edu.vn

7. Năm thành lập cơ sở giáo dục (theo Quyết định thành lập): 1977

8. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 1977

9. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá I: 1981

10. Loại hình cơ sở giáo dục:

Công lập ☒          Bán công ☐       Dân lập ☐           Tư thục ☐

11. Loại hình khác (đề nghị ghi rõ): không

II. Thông tin chung về cơ sở giáo dục thực hiện chương trình đào tạo

12. Tên Khoa/ Bộ môn thực hiện CTĐT (theo Quyết định thành lập)

-          Tiếng Việt: Khoa Kinh tế

-           Tiếng Anh: Faculty of Economics

13. Tên viết tắt của Khoa/ Bộ môn thực hiện CTĐT:

-          Tiếng Việt: Khoa Kinh tế

-           Tiếng Anh: Faculty of Economics

14. Tên trước đây (nếu có):

-           Tiếng Việt: Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

-           Tiếng Anh: Faculty of Economics and Business Administration

15. Mã CTĐT: 8310110

-           Tiếng Việt: Quản lý kinh tế

-           Tiếng Anh: Economic Management

16. Tên trước đây của CTĐT (nếu có):

-           Tiếng Việt:

-           Tiếng Anh:

17. Địa chỉ của Khoa thực hiện CTĐT: Trường ĐH Tây Nguyên – 567 Lê Duẩn – Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

18. Số điện thoại liên hệ: 0262.3853274

Email: Khoakinhte@ttn.edu.vn         Website: https://www.ttn.edu.vn/index.php/kkinhte

19. Năm thành lập Khoa (theo Quyết định thành lập): 1997

20. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I (của CTĐT): 2017

21. Thời gian cấp bằng cho khóa I (của CTĐT): 2019

III. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực hiện chương trình đào tạo

22. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị thực hiện CTĐT

Khoa Kinh tế được thành lập theo Quyết định số 91/TCCB ngày 21/02/1997 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, là đơn vị đào tạo bậc đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành kinh tế, kinh tế nông nghiệp, kinh tế phát triển, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, tài chính-ngân hàng, kế toán, kiểm toán và luật kinh doanh theo tiêu chí chất lượng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên cũng như cả nước. Mục tiêu của Khoa là “trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn có uy tín trong lĩnh vực luật kinh doanh, kinh tế, quản lý, tài chính và ngân hàng ở Tây Nguyên với trình độ và chất lượng theo kịp các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và khu vực”.

Khoa Kinh tế là khoa đào tạo có quy mô lớn của Trường Đại học Tây Nguyên, theo hướng đa ngành, đa cấp bậc và đa loại hình đào tạo. Tính đến tháng 12/2023, Khoa có 47 viên chức (trong đó có 45 giảng viên). Về trình độ chuyên môn, Khoa có 02 giảng viên cao cấp, 28 giảng viên chính, 14 tiến sĩ, 32 thạc sĩ và 01 cử nhân. Ngoài ra, Khoa còn có 1 PGS, 5 tiến sĩ và 5 thạc sĩ đang giữ vị trí lãnh đạo và kiêm nhiệm ở các phòng ban. Khoa được tổ chức thành 06 bộ môn, bao gồm Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Thông tin kinh tế và Luật kinh doanh. Khoa đã đào tạo được hơn 20.000 sinh viên bậc đại học hệ chính qui, hơn 5.000 học viên hệ vừa làm vừa học, hơn 300 học viên sau đại học và nhiều học viên hệ đào tạo ngắn hạn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt suất sắc và giỏi chiếm khoảng 20%. Nhiều sinh viên ra trường đã giữ các vị trí cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện và xã ở các tỉnh Tây Nguyên.

 Các bậc đào tạo và loại hình đào tạo của Khoa:

            - Đào tạo đại học

STT

Ngành đào tạo

Chính quy

Vừa làm vừa học

Đại học

Liên thông

 

1

Quản trị kinh doanh

x

x

x

 

2

Kế toán

x

x

x

 

3

Tài chính Ngân hàng

x

x

x

 

4

Kinh tế nông nghiệp

x

x

 

 

5

Kinh tế

x

 

 

 

6

Kế toán - Kiểm toán

x

 

 

 

7

Kinh doanh thương mại

x

 

 

 

8

Kinh tế phát triển

x

 

 

 

-      Đào tạo sau đại học

STT

Ngành đào tạo

Thạc sĩ

Tiến sĩ

1

Kinh tế nông nghiệp

x

x

2

Quản lý kinh tế

x

 

-      Đào tạo ngắn hạn: Kế toán trưởng, Thực hành kê khai báo cáo thuế, Thực hành kế toán.

-      Ngoài ra, Khoa Kinh tế còn đào tạo và tập huấn theo nhu cầu cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh và các tỉnh lân cận.

Nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Kinh tế theo hai hướng: ứng dụng và lý thuyết.

Hướng ứng dụng: các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; Kinh tế hộ, trang trại; SMEs và HTX; Marketing; Chính sách nông thôn; Kinh tế, quản lý tài nguyên và môi trường; Kế toán, kiểm toán; Tài chính vi mô, hệ thống tài chính trong nông thôn; Luật kinh tế.

Hướng lý thuyết: các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm mô hình lý thuyết, mô hình kinh tế lượng, kiểm định các lý thuyết với số liệu thực tiễn.

Trong giai đoạn 5 năm (2020 - 2024), các giảng viên Khoa Kinh tế đã chủ trỉ thực hiện đề tài các cấp, bao gồm:

- 01 đề tài cấp Nhà nước;

- 11 đề tài cấp Bộ/Tỉnh;

- 66 đề tài cấp cơ sở, trong đó:

      + 04 đề tài cơ sở trọng điểm

      + 36 đề tài cơ sở giảng viên

      + 26 đề tài cơ sở sinh viên

- Công bố 218 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, trong đó có 70 bài đăng trên các tạp chí quốc tế riêng số bài ISI/Scopus là 55 bài);

- 90 bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế, trong đó có 25 bài hội thảo quốc tế.

23. Cơ cấu tổ chức hành chính của cơ sở giáo dục và đơn vị thực hiện CTĐT (vẽ sơ đồ riêng)

23.1. Cơ cấu tổ chức hành chính của trường Đại học Tây Nguyên

 

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của trường ĐH Tây Nguyên

23.2 Cơ cấu tổ chức hành chính của Khoa Kinh tế


Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Khoa Kinh tế - trường Đại học Tây Nguyên

 

24. Danh sách Ban lãnh đạo cơ sở giáo dục và danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đơn vị thực hiện CTĐT

TT

Các bộ phận

Họ và tên

Năm sinh

Học vị, chức danh,

chức vụ

Điện thoại

Email

 

Ban lãnh đạo trường ĐH Tây Nguyên

1

Hội đồng Trường

Nguyễn Thị Tĩnh

1976

TS, GVC, Chủ tịch

0914461976

nttinh@ttn.edu.vn

1

Ban Giám hiệu

Nguyễn Thanh Trúc

1979

TS, GVC, Hiệu trưởng

0905467699

trucdhtn@ttn.edu.vn

2

Lê Đức Niêm

1972

PGS.TS, GVCC, Phó Hiệu trưởng

0964061111

ldniem@ttn.edu.vn

3

Nguyễn Văn Nam

1968

PGS.TS, GVCC, Phó Hiệu trưởng

0766789268

nvnam@ttn.edu.vn

4

Lê Thế Phiệt

1978

TS, GVC, Phó Hiệu trưởng

0913484099

ltphiet@ttm.edu.vn

 

Đơn vị thực hiện CTĐT

I.

Lãnh đạo chủ chốt của đơn vị

1.

Lãnh đạo Khoa Kinh tế

1.1.

 

 

Khoa Kinh tế

Nguyễn Thị Hải Yến

1979

TS, GVC, Trưởng khoa

0919356677

nthyen@ttn.edu.vn

1.2.

Đỗ Thị Nga

1977

TS, GVC, Phó Trưởng khoa

0914056482

dothinga@ttn.edu.vn

2.

Lãnh đạo Bộ môn Kinh tế

2.1.

 

Bộ môn Kinh tế

Dương Thị Ái Nhi

1984

TS, GVC, Trưởng bộ môn

0905236579

tnhang@ttn.edu.vn

2.2.

Phạm Văn Trường

1985

TS, GVC. P. Trưởng bộ môn

0935812817

ntpthaoa@ttn.edu.vn

II.

Các tổ chức Đảng, Đoàn TN, Công đoàn, hội

1.

Chi bộ Khoa Kinh tế

Nguyễn Thị Hải Yến

1979

TS, GVC, Bí thư chi bộ

0919356677

nthyen@ttn.edu.vn

2.

Công đoàn Khoa Kinh tế

Nguyễn Thị Phương Thảo

1985

Thạc sĩ, GVC, P. Trưởng bộ môn

0935812817

ntpthaoa@ttn.edu.vn

3.

Đoàn Khoa Kinh tế

Nguyễn Đức Quyền

1985

Thạc sĩ, GV, Bí thư Đoàn Khoa Kinh tế

0905787986

ndquyen@ttn.edu.vn

III

Các phòng, ban

1

Phòng ĐTĐH

Nguyễn Phương Đại Nguyên

1979

PGS.TS

0914032103

npdnguyen@ttn.edu.vn

2

Phòng KH-TC

Lê Thế Phiệt

1978

TS

0913484099

ltphiet@ttn.edu.vn

3

Phòng CTSV

Phạm Trọng Lượng

1976

TS

0915855887

ptluong@ttn.edu.vn

4

Phòng KH&QHQT

Nguyễn Đình Sĩ

1980

TS

0914075140

ndsy@ttn.edu.vn

5

Phòng HCTH

Nguyễn Tuấn Hùng

1963

TS

0913448299

nthung@ttn.edu.vn

6

Phòng QLCL

Huỳnh Văn Quốc

1965

ThS

0913471392

hvquoc@ttn.edu.vn

7

Phòng CSVC

Phạm Văn Thành

1965

ThS

0774646868

pvthanh@ttn.edu.vn

8

Phòng thanh tra PC

Nguyễn Thanh Tân

1968

TS

0914581199

nttan@ttn.edu.vn

9

Phòng TCCB

Ngô Thị Hiếu

1979

TS

0914116779

ngothihieu@ttn.edu.vn

10

Thư viện

Vũ Thị Giang

1977

ThS

0907699772

vtgiang@ttn.edu.vn

IV.

Các bộ môn

1.

BM Tài chính - Ngân hàng

Trương Ngọc Hằng

1975

Thạc sĩ, GVC, Trưởng bộ môn

0919356677

tnhang@ttn.edu.vn

2.

BM Luật Kinh doanh

Trịnh Thị Thủy

1985

Thạc sĩ, GVC, Phó Trưởng bộ môn phụ trách

0972344322

ttthuy@ttn.edu.vn

3.

BM Thông tin Kinh tế

Nguyễn Văn Hóa

1966

Tiến sĩ, GVC, Trưởng bộ môn

0849455555

nvhoa@ttn.edu.vn

4.

BM Quản trị Kinh doanh

Nguyễn Ngọc Thắng

1967

Tiến sĩ, GVC, Trưởng bộ môn

0935500000

nnthang@ttn.edu.vn

5.

BM Kinh tế

Dương Thị Ái Nhi

1984

Tiến sĩ, GVC, Trưởng bộ môn

0905900503

ainhi@ttn.edu.vn

6

BM Kế toán

Bùi Thị Hiền

1968

Thạc sĩ, GVC, Trưởng bộ môn

0967765260

bthien@ttn.edu.vn

25. Các ngành/chuyên ngành đào tạo của đơn vị thực hiện CTĐT: Đại học 9, thạc sĩ 2 và tiến sĩ 01

26. Số lượng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: 01

27. Số lượng chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: 02

28. Số lượng ngành đào tạo đại học: 09

29. Số lượng ngành đào tạo cao đẳng: 0

30. Số lượng ngành (chuyên ngành) đào tạo khác (đề nghị nêu rõ): 0

31. Các loại hình đào tạo của đơn vị thực hiện CTĐT (đánh dấu x vào các ô tương ứng)

 

Không

Chính quy

Không chính quy

Từ xa

Liên kết đào tạo với nước ngoài

Liên kết đào tạo trong nước

32 Tổng số các ngành đào tạo: Tiễn sĩ 01, thạc sĩ 02

IV. Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo

33. Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên của đơn vị thực hiện CTĐT

TT

Phân loại

Nam

Nữ

Tổng số

I

Cán bộ cơ hữu

Trong đó:

15

38

53

I.1

Cán bộ trong biên chế

15

38

53

I.2

Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và

hợp đồng không xác định thời hạn

0

0

0

II

Các cán bộ khác

Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm cả

giảng viên thỉnh giảng)

0

0

0

 

Tổng số

15

38

53

 

 

 

 

 

 

34. Thống kê, phân loại giảng viên

TT

Trình độ, học vị, chức danh

Số lượngGV

GV cơ hữu

GVthỉnhgiảng trong nước

GV quốc tế

GV trong biên chế trực tiếp giảng dạy

GV hợp đồng dài hạn[3] trực tiếp giảng dạy

GV kiêm nhiệm là cán bộ quản lý

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Giáo sư, Viện sĩ

0

0

0

0

0

0

2

Phó Giáo sư

1

0

0

1

0

0

3

Tiến sĩ khoa học

0

0

0

0

0

0

4

Tiến sĩ

18

14

0

4

0

0

5

Thạc sĩ

31

30

0

1

 

0

6

Đại học

0

0

0

0

0

0

 

Tổng số

50

44

0

6

0

0

Tổng số giảng viên cơ hữu = Cột (3) - cột (7) - cột (8) = 50 người

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu: 100%

35. Quy đổi số lượng giảng viên của đơn vị

Quy đổi số lượng giảng viên của đơn vị thực hiện CTĐT theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu đơn vị có giảng viên có trình độ TSKH nhưng không có học hàm thì tính ngang với Phó Giáo sư theo thứ tự như cột 3 trong bảng 32).

Số liệu bảng 32 được lấy từ bảng 31 nhân với hệ số quy đổi (Ví dụ đối với trường đại học, học viện).

TT

Trình độ, học vị, chức danh,

Hệ sốquy đổi

Số lượngGV

GV cơ hữu

GV thỉnhgiảng

GVquốc tế

GV quyđổi

GV trong biên chế trực tiếp giảng dạy

GV hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy

GV kiêm nhiệm là cán bộ quản lý

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

Hệ số quy đổi

 

 

1,0

1,0

0,3

0,2

0,2

 

1

Giáo sư, Viện sĩ

5,0

0

0

0

0

0

0

0

2

Phó Giáo sư

3,0

1

0

0

1

0

0

0,9

3

Tiến sĩ khoa học

3,0

0

0

0

0

0

0

0

4

Tiến sĩ

2

18

15

0

4

0

0

30,4

5

Thạc sĩ

1

31

30

0

1

0

0

30,3

6

Đại học

0,5

0

0

0

0

0

0

0

 

Tổng

 

50

 

 

 

 

 

61,6

Cách tính: Cột 10 = cột 3*(cột 5 + cột 6 + 0,3*cột 7 + 0,2*cột 8 + 0,2*cột 9)

36. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo trình độ, giới tính và độ tuổi

 

 

TT

 

 

Trình độ / học vị

 

Số lượng (người)

 

 

Tỷ lệ (%)

Phân loại theo giới tính (người)

 

Phân loại theo tuổi (người)

Nam

Nữ

< 30

30-40

41-50

51-60

> 60

1

Giáo sư, Viện sĩ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Phó Giáo sư

1

2

1

0

0

0

1

0

0

3

Tiến sĩ khoa học

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Tiến sĩ

18

36

8

10

0

14

1

3

0

5

Thạc sĩ

31

62

4

27

9

13

5

1

3

6

Đại học

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

Tổng

50

100,00

13

37

9

27

7

4

3

36.1. Tuổi trung bình của giảng viên cơ hữu: 37,84 tuổi

36.2. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT: 38%

36.3. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT: 100,00%

37. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử dụng ngoại ngữ và tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu

 

 

TT

 

 

Tần suất sử dụng

Tỷ lệ (%) GV cơ hữu sử dụng ngoại ngữ và tin học

Ngoại ngữ

Tin học

1

Luôn sử dụng (trên 80% thời gian của công việc)

12,96

87,04

2

Thường sử dụng (trên 60-80% thời gian của công việc)

18,52

12,96

3

Đôi khi sử dụng (trên 40-60% thời gian của công việc)

61,11

0

4

Ít khi sử dụng (trên 20-40% thời gian của công việc)

7,41

0

5

Hiếm khi sử dụng hoặc không sử dụng (0-20% thời gian của

công việc)

0

0

 

Tổng

100

100

 


 

V. Người học (chỉ tính số lượng người học của chương trình đào tạo)

38. Người học bao gồm học viên

Tổng số người đăng ký dự tuyển vào chương trình đào tạo, số người học trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây (hệ chính quy)

Năm học

Số thí sinh đăng ký vào CTĐT (người)

Số trúng tuyển

(người)

Tỷ lệ cạnh tranh(%)

Số nhập học

thực tế (người)

Điểm tuyển đầu vào/ thang điểm

Điểm trung bình của sinh viên được

tuyển

Số lượng sinh viên quốc tế nhập học (người)

2017-2018

76

54

1,4

54

Đợt 1: 13,5/20
Đợt 2: 10,25/20

Đợt 1: 14,13
Đợt 2: 12,73

0

2018-2019

29

29

1,0

29

10,00/20

13,21

0

2019-2020

48

41

1,2

41

Đợt 1: 11,25/20
Đợt 2: 10,50/20

Đợt 1: 14,24
Đợt 2: 13,79

0

2020-2021

45

45

1,0

45

11,00/20

15,13

0

2021-2022

44

38

1,2

38

11,00/20

15,01

0

2022-2023

26

23

1,1

23

15,18/30

20,70

0

2023-2024

33

28

1,2

28

Đợt 1: 17,49/30,
Đợt 2: 18,39/30

Đợt 1: 19,67
Đợt 2: 21,50

0

39. Thống kê, phân loại số lượng người học theo học CTĐT trong 5 năm gần đây các hệ chính quy và không chính quy

Các tiêu chí

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

1. Nghiên cứu sinh

 

 

 

 

 

2. Học viên cao học

70

86

83

61

51

3. Sinh viên đại học Trong đó:

 

 

 

 

 

Hệ chính quy

 

 

 

 

 

Hệ không chính quy

 

 

 

 

 

40. Số học viên quốc tế theo học CTĐT trong 5 năm gần đây

 

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

Số lượng (người)

-

-

-

-

-

Tỷ lệ (%) trên tổng

số người học

-

-

-

-

-

 

 

 

41. Người học của CTĐT có chỗ ở trong ký túc xá/tổng số người học có nhu cầu

Các tiêu chí

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

1. Tổng diện tích phòng ở (m2)

 

10.040

 

10.040

 

10.040

 

10/040

 

10.040

2. Người học có nhu cầu về phòng ở (trong và ngoài

ký túc xá) (người)

0

0

0

0

0

3. Người học được ở trong ký túc xá (người)

0

0

0

0

0

4. Tỷ số diện tích trên đầu người học ở trong ký túc xá (m2/người)

-

-

-

-

-

42. Số lượng (người) và tỷ lệ (%) người học của CTĐT tham gia nghiên cứu khoa học

 

Năm học

2018-

2019

2019-

2020

2020-

2021

2021-

2022

2022-

2023

Số lượng (người)

0(29)

3(41)

1(45)

1(38)

0(23)

Tỷ lệ (%) trên tổng số sinh

viên

0

7,32

2,22

2,63

0

43. Thống kê số lượng người học của CTĐT tốt nghiệp trong 5 năm gần đây

 

Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

1. Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ

 

 

 

 

 

2. Học viên tốt nghiệp cao học

51

25

38

44

30

3. Sinh viên tốt nghiệp đại học Trong đó:

 

 

 

 

 

Hệ chính quy

 

 

 

 

 

Hệ không chính quy

 

 

 

 

 

4. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng Trong đó:

 

 

 

 

 

Hệ chính quy

 

 

 

 

 

Hệ không chính quy

 

 

 

 

 

5. Học sinh tốt nghiệp trung cấp Trong đó:

 

 

 

 

 

Hệ chính quy

 

 

 

 

 

Hệ không chính quy

 

 

 

 

 

6. Khác…

 

 

 

 

 

 

44. Tình trạng tốt nghiệp của học viên hệ chính quy của CTĐT

 

Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

1. Số lượng người học tốt nghiệp (người).

51

25

38

44

30

2. Tỷ lệ người học tốt nghiệp so với số tuyển vào (%).

94,44

83,33

97,50

97,78

78,95

  1. Đánh giá của người học tốt nghiệp về chất lượng CTĐT:
  2. Cơ sở giáo dục/Đơn vị thực hiện CTĐT không điều tra về vấn đề này chuyển xuống câu 4

B. Cơ sở giáo dục/Đơn vị thực hiện CTĐT có điều tra về vấn đề này điền các thông tin dưới đây:

 

 

 

 

 

3.1. Tỷ lệ người học trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%).

-

-

-

-

-

3.2. Tỷ lệ người học trả lời chỉ họcđược một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%).

-

-

-

-

-

3.3. Tỷ lệ người học trả lời không học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp

-

-

-

-

-

  1. Người học có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp:
  2. Cơ sở giáo dục/đơn vị thực hiện CTĐT không điều tra về vấn đề này chuyển xuống câu 5
  3. Cơ sở giáo dục/ đơn vị thực hiện CTĐT có điều tra về vấn đề này điền các thông tin dưới đây:

-

-

-

-

-

4.1. Tỷ lệ người học có việc làm đúng ngành đào tạo (%).

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

- Sau 6 tháng tốt nghiệp.

- Sau 12 tháng tốt nghiệp.

4.2. Tỷ lệ người học có việc làm trái ngành đào tạo (%).

-

-

-

-

-

4.3. Thu nhập bình quân/tháng của người học có việc làm.

-

-

-

-

-

  1. Đánh giá của nhà tuyển dụng về người học tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo:
  2. Cơ sở giáo dục/đơn vị thực hiện CTĐT không điều tra về vấn đề này chuyển xuống kết thúc bảng này.
  3. Cơ sở giáo dục/đơn vị thực hiện CTĐT có điều tra về vấn đề này điền các thông tin dưới đây:

-

-

-

-

-

5.1. Tỷ lệ người học đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng được ngay (%).

-

-

-

-

-

5.2. Tỷ lệ người học cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo thêm (%).

-

-

-

-

-

5.3. Tỷ lệ người học phải được đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung ít nhất 6 tháng (%).

-

-

-

-

-

Ghi chú:

Người học tốt nghiệp là người học có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp theo quy định, kể cả những người học chưa nhận được bằng tốt nghiệp.

Người học có việc làm là người học tìm được việc làm hoặc tạo được việc làm.

Năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp: 12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp.

Các mục bỏ trống đều được xem là cơ sở giáo dục/đơn vị thực hiện CTĐT không điều tra về việc này.

VI. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

45. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ của đơn vị thực hiện CTĐT được nghiệm thu trong 5 năm gần đây

TT

Phân loại đề tài

Hệ số**

Số lượng

2018-

2019

2019-

2020

2020-

2021

2021-

2022

2022--

2023

Tổng (đã

quy đổi)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Đề tài cấp NN

2,0

0

0

1

0

1

4,0

2

Đề tài cấp Bộ*

1,0

1

0

3

0

1

5,0

3

Đề tài cấp trường

0,5

6

6

4

8

6

15,0

4

Tổng

 

7

6

8

8

8

24,0

Cách tính: Cột 9 = cột 3*(cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8)

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước.

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số đề tài quy đổi: 37

Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT: 24/51

46. Doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của đơn vị thực hiện CTĐT trong 5 năm gần đây

TT

Năm

Doanh thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ

(triệu VNĐ)

Tỷ lệ doanh thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ sovới tổng kinh phí đầu vào của đơnvị thực hiện CTĐT (%)

Tỷ số doanh thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ trên cán bộ cơhữu(triệu VNĐ/ người)

1

2018-2019

-

-

-

2

2019-2020

-

-

-

3

2020-2021

-

-

-

4

2021-2022

-

-

-

5

2022-2023

-

-

-

47. Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 5 năm gần đây

 

Số lượng đề tài

Số lượng cán bộ tham gia

 

Ghi chú

Đề tài cấpNN

Đề tài cấpBộ*

Đề tài cấptrường

Từ 1 đến 3 đề tài

6

25

45

 

Từ 4 đến 6 đề tài

0

0

4

 

Trên 6 đề tài

0

0

0

 

Tổng số cán bộ tham gia

6

25

49

 

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước

48. Số lượng đầu sách của đơn vị thực hiện CTĐT được xuất bản 5 năm gần đây

T T

 

Phân loại sách

 

Hệ số**

Số lượng

2018-2019

2019-

2020

2020-

2021

2021-

2022

2022-2023

Tổng (đã quyđổi)

1

Sách chuyên khảo

2,0

1

1

1

1

1

10,0

2

Sách giáo trình

1,5

0

5

3

1

3

18,0

3

Sách tham khảo

1,0

5

4

5

7

6

27,0

4

Sách hướng dẫn

0,5

0

0

1

2

1

2,0

5

Tổng

 

6

10

10

10

11

86,0

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số sách (quy đổi): 86,0

Tỷ số sách đã được xuất bản (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 86,0/51

 

49. Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia viết sách trong 5 năm gần đây

 

Số lượng sách

Số lượng cán bộ cơ hữu tham gia viết sách

Sách chuyên khảo

Sách giáo trình

Sách tham khảo

Sách hướng dẫn

Từ 1 đến 3 cuốn sách

24

15

42

9

Từ 4 đến 6 cuốn sách

3

5

3

0

Trên 6 cuốn sách

0

0

0

0

Tổng số cán bộ tham gia

27

20

45

9

50. Số lượng bài của các cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT được đăng tạp chí trong 5 năm gần đây

 

TT

 

Phân loại tạp chí

 

Hệ số**

Số lượng

2018-

2019

2019-

2020

2020-

2021

2021-

2022

2022-

2023

Tổng (đã

quy đổi)

1

Tạp chí khoa học quốc tế

1,5

2

2

20

20

8

78

2

Tạp chí khoa học cấp

ngành trong nước

1,0

29

15

28

31

24

103

3

Tạp chí / tập san của cấp

trường

0,5

0

0

0

0

0

0

Tổng

 

31

17

48

51

22

181

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số bài đăng tạp chí (quy đổi): 189

Tỷ số bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 189/54

51. Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia viết bài đăng tạp chí trong 5 năm gần đây

Số lượng cán bộ cơ hữu có bàibáo đăng trên tạp chí

Nơi đăng

Tạp chí khoa học quốc tế

Tạp chí khoa học cấp ngành

trong nước

Tạp chí / tập san cấp trường

Từ 1 đến 5 bài báo

14

9

-

Từ 6 đến 10 bài báo

3

28

-

Từ 11 đến 15 bài báo

1

8

-

Trên 15 bài báo

0

5

-

Tổng số cán bộ tham gia

18

50

-

 

 

 

52. Số lượng báo cáo khoa học do cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT báo cáo tại các hội nghị, hội thảo, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 5 năm gần đây

 

TT

 

Phân loại hội thảo

 

Hệ số**

Số lượng

2018-

2019

2019-

2020

2020-

2021

2021-

2022

2022-

2023

Tổng (đã

quy đổi)

1

Hội thảo quốc tế

1,0

2

2

20

20

8

15

2

Hội thảo trong nước

0,5

9

12

12

5

36

37

3

Hội thảo cấp trường

0,25

0

0

0

0

0

0

4

Tổng

 

11

14

19

8

37

52

(Khi tính Hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các Hội thảo của cơ sở giáo dục vì đã được tính 1 lần)

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số bài báo cáo (quy đổi): 52

Tỷ số bài báo cáo (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 52/53

53. Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT có báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 5 năm gần đây

Số lượng cán bộ cơ hữu có báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo

Cấp hội thảo

Hội thảo

quốc tế

Hội thảo

trong nước

Hội thảo ở

trường

Từ 1 đến 5 báo cáo

14

40

30

Từ 6 đến 10 báo cáo

1

5

0

Từ 11 đến 15 báo cáo

0

2

0

Trên 15 báo cáo

0

0

0

Tổng số cán bộ than gia

15

47

30

(Khi tính Hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các Hội thảo của trường)

54. Số bằng phát minh, sáng chế được cấp

 

Năm học

Số bằng phát minh, sáng chế được cấp

(ghi rõ nơi cấp, thời gian cấp, người được cấp)

2018-2019

-

2019-2020

-

2020-2021

-

2021-2022

-

2022-2023

-

 

44. Nghiên cứu khoa học của người học

44.1 Số lượng người học của đơn vị thực hiện CTĐT tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 5 năm gần đây

 

Số lượng đề tài

Số lượng người học tham gia

 

Ghi chú

Đề tài cấp

NN

Đề tài cấp

Bộ/Tỉnh*

Đề tài cấp

trường

Từ 1 đến 3 đề tài

0

5

0

 

Từ 4 đến 6 đề tài

0

0

0

 

Trên 6 đề tài

0

0

0

 

Tổng số người học tham gia

0

5

0

 

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước

44.2 Thành tích nghiên cứu khoa học của học viên

(Thống kê các giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo, các bài báo, công trình được công bố)

 

TT

Thành tích nghiên cứu khoa học

Số lượng

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

1

Số giải thưởng nghiên

cứu khoa học, sáng tạo

0

0

0

0

0

2

Số bài báo được đăng,

công trình được công bố

0

0

2

0

3

VII. Cơ sở vật chất, thư viện

45. Tổng diện tích đất sử dụng của cơ sở giáo dục: 268.765 m2

46. Tổng diện tích đất sử dụng của đơn vị thực hiện CTĐT: 268.765 m2

47. Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (tính bằng m2):

- Nơi làm việc: 160 m2. Nơi học: 822.055,8m2. Nơi vui chơi giải trí: 7.850 m2

48. Diện tích phòng học (tính bằng m2)

Tổng diện tích phòng học: 9.541 m2

- Tỷ số diện tích phòng học trên người học chính quy: 1,32 m2

49. Tổng số đầu sách thuộc ngành đào tạo được sử dụng tại Trung tâm Thông tin – Thư viện: 5.855 đầu sách

- Tổng số đầu sách trong phòng tư liệu của đơn vị thực hiện CTĐT (nếu có): 319 đầu sách

50. Tổng số máy tính của đơn vị thực hiện CTĐT:

- Dùng cho hệ thống văn phòng: 05 máy

- Dùng cho người học học tập: 800 máy

- Tỷ số số máy tính dùng cho người học/người học chính quy: 0,11

VIII. Tóm tắt một số chỉ số quan trọng

Từ kết quả khảo sát ở trên, tổng hợp thành một số chỉ số quan trọng dưới đây:

1. Giảng viên:

Tổng số giảng viên cơ hữu (người): 50 người

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu (%): 100%

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT (%): 38%

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của đơn vị thực hiện CTĐT (%): 100,00%

2. Người học:

Tổng số người học chính quy (người): 51

Tỷ số người học chính quy trên giảng viên: 2,68 (51/19)

Tỷ lệ người học tốt nghiệp so với số tuyển vào (%): 78,95 (30/38)

3. Đánh giá của người học tốt nghiệp về chất lượng CTĐT:

Tỷ lệ người học trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%): 85% (2018-2019); 84% (2019-2020); 86% (2020-2021); 84% (2021-2022); 87% (2022-2023).

Tỷ lệ người học trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%): 15% (2018-2019); 16% (2019-2020); 14% (2020-2021); 16% (2021-2022); 13% (2022-2023).

4. Người học có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp:

Tỷ lệ người học có việc làm đúng ngành đào tạo (%): 85% (2018-2019); 84% (2019-2020); 86% (2020-2021); 89% (2021-2022); 83% (2022-2023).

Tỷ lệ người học có việc làm trái ngành đào tạo (%): 15% (2018-2019); 16% (2019-2020); 14% (2020-2021); 11% (2021-2022); 17% (2022-2023).

Thu nhập bình quân/tháng của người học có việc làm (triệu VNĐ): 6,5 (2018-2019); 6,7 (2019-2020); 7,0 (2020-2021); 7,1 (2021-2022); 6,5 (2022-2023).

5. Đánh giá của nhà tuyển dụng về người học tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo:

Tỷ lệ người học đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng được ngay (%): 75% (2018- 2019); 74% (2019-2020); 76% (2020-2021); 79% (2021-2022); 73% (2022-2023).

Tỷ lệ người học cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo thêm (%): 25% (2018-2019); 26% (2019-2020); 24% (2020-2021); 21% (2021-2022); 27% (2022-2023).

6. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 24/53

Tỷ số doanh thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ trên cán bộ cơ hữu:...

Tỷ số sách đã được xuất bản (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 86,0/53

Tỷ số bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 181/53

Tỷ số bài báo cáo (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 52/53

7. Cơ sở vật chất:

Tỷ số máy tính dùng cho người học trên người học chính quy: 0,11

Tỷ số diện tích phòng học trên người học chính quy: 1,32m2/người

Tỷ số diện tích ký túc xá trên người học chính quy: 3,66m2/người

(Ghi chú: Việc hướng dẫn áp dụng quy định từ các văn bản trích dẫn trên đây sẽ được thay đổi khi có văn bản sửa đổi bổ sung hoặc văn bản mới ban hành của cấp có thẩm quyền)

 

[1] Cán bộ cơ hữu là cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong biên chế và cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) hoặc cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Luật lao động sửa đổi.

[2] Giảng viên thỉnh giảng là cán bộ ở các cơ quan khác hoặc cán bộ nghỉ hưu hoặc diện tự do được đơn vị thực hiện chương trình đào tạo mời tham gia giảng dạy theo những chuyên đề, khoá học ngắn hạn hoặc theo các học phần, thông thường được ký các hợp đồng thời vụ, hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm) theo quy định của Luật lao động sửađổi.

[3] Hợp đồng dài hạn (sử dụng ở đây) bao gồm hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp đồng không xác định thời hạn.