Những sai lầm khiến viêm mũi dị ứng ở trẻ ngày càng nặng
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ là gì?
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc mũi (màng lót bên trong mũi) bị viêm do dị ứng với các tác nhân bên trong và ngoài cơ thể. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng ở bên trong mũi.
Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ có thể có nguyên nhân như sau:
Do điều kiện thời tiết thay đổi: Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở trẻ khi có sự thay đổi thời tiết từ nóng chuyển sang lạnh. Trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khi gặp những yếu tố tác động này sẽ dễ có biểu hiện như ngứa mũi, mũi bị dụi nhiều đỏ lên, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm.
Do vật lạ: Khi môi trường bị ô nhiễm, trong không khí có nhiều bụi, hoặc tiếp xúc với phấn hoa, lông chó, mèo... cơ thể trẻ sẽ có phản ứng. Những tác nhân này xuất hiện như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi chúng được hít vào, cơ thể sẽ có phản ứng chống lại chúng.
Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng
Khi trẻ có những dấu hiệu khó chịu ở mũi, cha mẹ thường nhanh chóng tìm giải pháp xử lý cho trẻ. Tuy nhiên, có những sai lầm dễ mắc dưới đây khiến tình trạng viêm mũi dị ứng của trẻ không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn.
Dùng nước tỏi ép để nhỏ mũi: Các phụ huynh hay truyền tai nhau cách sử dụng nước ép tỏi, pha thêm nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ với mong muốn trẻ sẽ hết sổ mũi. Việc làm này có thể mang khiến tình trạng trầm trọng hơn do nước ép tỏi có tính cay nóng có thể gây nóng rát, phù nề niêm mạc mũi của trẻ, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi vì chúng niêm mạc mũi còn rất mỏng.
Rửa mũi quá nhiều lần trong ngày. Với quan niệm rằng rửa càng nhiều, mũi trẻ càng sạch và dễ thở. Vô tình cách làm này khiến chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi của trẻ bị mất đi. Khi lớp chất nhầy này này không còn, mũi không được giữ ấm và ẩm nên bị khô do đó dễ bị viêm nhiễm hơn.
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi. Tâm lý chung của phụ huynh là luôn muốn chữa khỏi bệnh cho con ngay nên dẫn đến việc lạm dụng thuốc trong đó có việc tùy tiện dùng thuốc nhỏ mũi ngay cả khi chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ đã cảnh báo vấn đề lạm dụng thuốc co mạch ở trẻ nhỏ. Nếu dùng kéo dài loại thuốc này có thể khiến những tổn thương ở niêm mạc mũi của trẻ ngày một nặng hơn. Việc xử lý về sau sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Dẹp bỏ sai lầm, chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng đúng cách
Khi có trẻ bị viêm mũi dị ứng, gia đình nên hạn chế nuôi các con vật như chó, mèo và hạn chế sử dụng những đồ chơi lông thú để tránh cho trẻ tiếp xúc với lông của chúng. Ngoài ra, nên trồng các loại cây có phấn hoa cách xa nơi trẻ thường xuyên vui chơi.
Sau khi tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà cho trẻ bằng những cách sau đây:
- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Tăng cường bổ sung vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng
- Dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch nước muối sinh lý chứa Bào tử lợi khuẩn rửa mũi cho trẻ 3 lần/ngày. Rửa ngay mỗi khi về đến nhà.
- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là súc miệng và đánh răng sau khi ăn.
- Vệ sinh nơi ở, giữ không gian nhà cần phải sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại nấm mốc phát triển. Đặc biệt cần vệ sinh sạch sẽ những vật dụng như chăn, màn, ga, gối, đệm, rèm cửa, đồ chơi của trẻ,…
- Tắm cho bé đúng cách và dùng nước ấm tắm cho bé.
- Chuẩn bị mũ áo ấm cho trẻ để khi thời tiết gió lạnh, hãy nhanh chóng giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.
- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong không khí để tạo môi trường trong lành đạt chuẩn cho trẻ. Trường hợp gia đình không có máy giữ độ ẩm có thể dùng cách sử dụng khăn ấm lau nhẹ 2 bên cánh mũi cho bé. Khăn ấm giúp trẻ tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
ONLINE
We have 8792 guests and 2 members online
Thông tin liên hệ
Trường Mầm non TH 11-11
Điện thoại: (0262)8569279
Email: nptgiang@ttn.edu.vn