Trẻ nhỏ bị ho có đờm, thở khò khè và khó thở thường là triệu chứng của các bệnh lý hô hấp
dưới như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn và viêm tiểu phế quản. Những bệnh lý này
thường có mức độ nghiêm trọng hơn so với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Vì vậy
phụ huynh nên chú ý biểu hiện của con trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.
Nhận biết trẻ bị ho có đờm, khò khè và khó thở
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh lý về hô hấp do hệ miễn dịch và một số cơ quan hô hấp
chưa phát triển hoàn chỉnh. Bên cạnh các triệu chứng hô hấp thường gặp như ho, nghẹt mũi, sổ mũi,
đau họng, sốt nhẹ,… trẻ có thể ho kèm đờm, thở khò khè hoặc có dấu hiệu khó thở.
So với những triệu chứng thường gặp, trẻ bị khó thở và thở khò khè thường có mức độ nặng và chủ
yếu bắt nguồn từ những bệnh lý ở đường hô hấp dưới.
Phụ huynh có thể nhận biết triệu chứng này ở trẻ bằng cách quan sát các biểu hiện sau:
- Tiếng ho khàn đục và có đờm xuất ra bên ngoài sau khi ho
- Trẻ thường xuyên sụt sịt, khi thở tạo ra tiếng, thở rít và chủ yếu thở bằng miệng
- Trẻ khó thở thường biểu hiện bằng tình trạng quấy khóc, khó chịu, nhăn mặt khi thở, cơ thể xanh
xao, lạnh, bỏ bú, chán ăn,…
Trẻ bị ho có đờm, khó thở và thở khò khè là bệnh gì?
Ho khan và ho có đờm thường bắt nguồn từ các bệnh lý ở đường hô hấp trên như cảm cúm, cảm lạnh,
viêm họng,… Tuy nhiên nếu ho có đờm đi kèm với triệu chứng thở khò khè và khó thở, triệu chứng
thường xảy ra do ảnh hưởng của một số bệnh lý ở đường hô hấp dưới.
1. Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính, xảy ra ở các tiểu phế quản (cuống phổi nhỏ). Bệnh
thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và khởi phát chủ yếu ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi.
Các tiểu phế quản đảm nhiệm vai trò dẫn lưu oxy vào phổi nên khi bị viêm, trẻ thường có xu hướng thở
khò khè, khó thở và ho kèm theo đờm. Bên cạnh đó, viêm tiểu phế quản còn có thể đi kèm với một số
triệu chứng tương tự cảm lạnh như sổ mũi, ho và sốt nhẹ.
Khi nhận thấy con trẻ có các dấu hiệu kể trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị
kịp thời. Ở một số trẻ, bệnh có thể diễn tiến nặng khiến trẻ thiếu oxy, tím tái, bỏ bú, chán ăn và tăng
nguy cơ gặp phải các biến chứng như xẹp phổi, viêm phổi và suy hô hấp.
2. Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng mô kẽ và phế nang ở phổi bị viêm do nhiễm trùng. Bệnh thường xảy ra ở người
có hệ miễn dịch suy yếu, bệnh nhân cao tuổi và trẻ nhỏ.
Virus, vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào phế nang, gây tiết dịch hoặc mủ và làm phát sinh triệu
chứng sốt, ho kèm đờm hoặc mủ, khó thở, đau ngực, nôn mửa, tiêu chảy và ớn lạnh. Viêm phổi làm
một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như tràn dịch
màng phổi, áp xe phổi và nhiễm trùng máu.
3. Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng các ống phế quản trong phổi bị viêm cấp hoặc mãn tính. Thông thường,
trẻ nhỏ thường bị viêm phế quản cấp do nhiễm virus hoặc một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu
khuẩn và H. influenzae.
Tương tự viêm tiểu phế quản, viêm phế quản ở trẻ có thể gây ho khan, ho có đờm, thở khó khè, khó
thở, sốt nhẹ và mệt mỏi. Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp và có thể thuyên giảm nhanh
sau khi điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp chậm trễ trong việc chẩn đoán và khắc phục, trẻ có
thể bị viêm phế quản mãn tính và tăng nguy cơ bị viêm phổi.
4. Hen suyễn (hen phế quản)
Hen suyễn (hen phế quản) là tình trạng phế quản bị viêm và co thắt bất thường do một số yếu tố như
dị ứng, nhiễm khuẩn, chấn động tinh thần mạnh, tập thể dục quá sức,… Bệnh đặc trưng bởi triệu
chứng ho kèm đờm, thở dốc, thở nhanh, thở khò khè, đau tức ngực và khó thở.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hen suyễn vẫn chưa được xác định. Chính vì vậy hiện nay chưa có biện pháp điều trị bệnh lý này dứt điểm. Để đảm bảo chức năng hô hấp ở trẻ bị hen suyễn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm và thuốc ức chế chất trung gian gây dị ứng.
5. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng cũng là một trong những bệnh lý có thể khiến trẻ bị ho kèm đờm, thở khò khè và khó
thở. Tuy nhiên so với những bệnh lý trên, viêm mũi dị ứng có mức độ nhẹ hơn và dễ dàng thuyên giảm
sau khi chăm sóc tại nhà.
Bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên khiến histamine được phóng thích vào niêm mạc hô hấp,
gây sưng nề, tiết dịch và ngứa. Vì vậy trẻ bị viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng nghẹt mũi, chảy
nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm, hắt hơi nhiều,… Bệnh kéo dài có thể khiến trẻ thở khò khè và khó
thở do dịch tiết hô hấp ứ đọng ở lỗ mũi.
6. Viêm VA
VA là cơ quan miễn dịch nằm ở vòm mũi họng, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Tuy
nhiên nếu virus và vi khuẩn xâm nhập ồ ạt, VA có thể bị sưng viêm.
Do nằm ở vị trí nối liền giữa vòm họng và mũi nên khi VA bị viêm, trẻ có thể bị sốt, chảy nước mũi, ho
có đờm theo triệu chứng khó thở, thở khò khè và thường xuyên thở bằng miệng.
7. Các bệnh lý khác
Bên cạnh đó, trẻ bị ho có đờm, thở khò khè và khó thở có thể do một số bệnh lý khác như:
- Phù phổi
- Dị vật trong đường thở
- Phế quản bị chèn ép
- Bệnh lao
- Dị tật bẩm sinh ở phế quản
Cần làm gì khi trẻ bị ho có đờm, khò khè và khó thở?
Như đã đề cập, trẻ bị ho có đờm kèm theo chứng khó thở và thở khò khè thường có mức độ nghiêm
trọng. Chính vì vậy khi nhận thấy con trẻ có những dấu hiệu này, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến
bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. Tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất
Ho có đờm, khó thở và thở khò khè có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nghiêm trọng như viêm tiểu
phế quản, hen suyễn, viêm phổi,… Các bệnh lý này kéo dài có thể làm suy giảm chức năng hô hấp và
tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.
Vì vậy phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định
phương pháp điều trị. Với những trẻ có tình trạng sức khỏe nặng, bác sĩ sẽ đề nghị trẻ điều trị nội trú
để dễ dàng theo dõi và kịp thời phát hiện biến chứng.
Ngược lại với những trẻ bị ho có đờm, khó thở và thở khò khè do các bệnh hô hấp nhẹ như viêm mũi dị
ứng, viêm VA,… bác sĩ có thể kê toa thuốc và hướng dẫn mẹ một số cách chăm sóc, điều trị tại nhà.
2. Áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, phụ huynh có thể giảm chứng ho, khó thở, thở khò khè và một số biểu
hiện đi kèm ở con trẻ với những biện pháp cải thiện như:
- Chườm mát: Phần lớn các trường hợp trẻ bị ho có đờm và thở khò khè đều do viêm nhiễm hô
- hấp. Vì vậy trẻ thường có bị sốt nhẹ và mệt mỏi. Để làm giảm thân nhiệt, bạn có thể chườm khăn
- mát vào cổ, trán, nách và bẹn.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý:
- Nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dị nguyên, làm loãng dịch đờm và giúp
thông thường đường thở. Biện pháp này có thể cải thiện tình trạng thở khò khè và khó thở ở trẻ
nhỏ. - Súc miệng với nước muối: Với những trẻ lớn (hơn 3 tuổi), bạn có thể hướng dẫn trẻ súc miệng
"với nước muối để làm dịu cổ họng, giảm ho và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. - Mật ong: Mật ong có đặc tính sát trùng, long đờm và giảm ho tự nhiên. Phụ huynh có thể hòa
với mật ong với nước ấm và cho trẻ uống để làm loãng dịch đờm, làm dịu vùng niêm mạc cổ
họng và giảm ho. - Hẹ hấp đường phèn: Ngoài ra bạn cũng có thể hấp hẹ và đường phèn rồi chắt nước cho trẻ
uống để giảm ho và tiêu đờm.
3. Chăm sóc cho trẻ bị ho có đờm và thở khò khè
Bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn nên chăm sóc trẻ đúng cách nhằm nâng cao thể trạng và hệ miễn
dịch ở trẻ. Từ đó giúp trẻ nhanh khỏe, giảm nguy cơ bệnh kéo dài và phát sinh biến chứng.
Một số biện pháp chăm sóc trẻ bị ho có đờm, khò khè và khó thở:
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi trong khoảng 2 – 5 ngày để tránh lây nhiễm bệnh cho trẻ khỏe mạnh,
đồng thời giữ ấm cơ thể và hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời lạnh. - Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm và giảm ho, khó thở. Có thể bổ sung thêm nước ép
từ rau củ và trái cây để tăng cường sức đề kháng. - Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh tình trạng trẻ nôn ói do ho nhiều.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và các yếu tố kích thích như gió lạnh, lông động vật…
- Khuyến khích trẻ vui chơi trong thời gian điều trị nhằm nâng cao thể trạng và hỗ trợ ức chế tình
- trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp.
Phòng ngừa chứng ho có đờm, khó thở ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ có thể bị ho có đờm, khò khè và khó thở nhiều lần trong năm do hệ miễn dịch và cơ quan hô
hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện như người trưởng thành. Chính vì vậy phụ huynh nên chủ động
thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Có thể tiêm vaccine cho trẻ để ngăn ngừa một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời chuyển lạnh, đồng thời tránh để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
- Giữ vệ sinh răng miệng cho bé. Ngoài ra bạn nên hướng dẫn những trẻ lớn thói quen rửa tay sau
- khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi chạm vào các thiết bị công cộng.
- Nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ chơi thể thao và ăn uống điều độ.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi,… Đồng
thời nên vệ sinh không gian sống thường xuyên, trồng nhiều cây xanh và sử dụng máy lọc không
khí để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. - Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm để giảm kích thích lên niêm mạc
mũi của trẻ. - Điều trị dứt điểm các bệnh lý hô hấp thường gặp như cảm, cúm, viêm họng, viêm amidan,… để
giảm thiểu các biến chứng như viêm phế quản và viêm phổi.
Bài viết đã tổng hợp một số bệnh lý có thể khiến trẻ bị ho có đờm, khò khè và khó thở, đồng thời
hướng dẫn một số biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Hy vọng qua những thông tin trên, phụ huynh
có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý, từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị cho trẻ.
ONLINE
We have 10672 guests and 2 members online
Thông tin liên hệ
Trường Mầm non TH 11-11
Điện thoại: (0262)8569279
Email: nptgiang@ttn.edu.vn