Cho đến nay, cây sắn vẫn là một loại cây trồng có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, tăng thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân. Sắn được coi là “cây thoát nghèo” của nhiều bà con, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Thế nhưng, từ trước đến nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sắn còn hạn chế khiến cho năng suất còn thấp, thu nhập không ổn định, bộ giống sử dụng lâu năm có biểu hiện thoái hóa. Bên cạnh đó, chuỗi liên kết giữa người sản xuất và các nhà máy chế biến cũng chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh. Từ thực tế trên, nhận được sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ thì mô hình “Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn quy mô nhỏ ở Việt Nam và Indonesia” đã được triển khai với sự hợp tác chặt chẽ giữa ACIAR, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế CIAT, Trường Đại học Queensland, Trường Đại học Tây Nguyên, Nhà máy và các cơ quan quản lý nhà nước cũng như bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Sau 4 năm triển khai, dự án đã thực hiện thí điểm nhiều mô hình canh tác, tập huấn cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và thu được những kết quả đáng khích lệ. Để nhìn nhận, đánh giá và tổng kết lại thành quả dự án đã đạt được cũng như nhằm trao đổi, thảo luận để mô hình và sản phẩm của dự án được triển khai hiệu quả hơn nữa, sáng 3/7/2020, Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Hội thảo tổng kết dự án: “Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn quy mô nhỏ ở Việt Nam và Indonesia”.
Về dự Hội thảo, về phía khách mời có đại diện của Chi cục Bảo vệ thực vật, Phòng Bảo vệ thực vật Krông bông; Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 737, Phòng Nông nghiệp huyện EaKar, Phòng Nông nghiệp huyện Krông bông; đại diện Nhà máycồn Đại Việt – Đắk Nông, Công ty Tinh bột sắn Đắk Lắk, Công ty Tinh bột sắn Eakar, Công ty Yên Bình Cưpui - huyện Krông bông; Công ty phân bón Minh Tân; Công ty phân bón Hu Cô Đắk Lắk; Trạm Khuyến nông Eakar, Trạm Khuyến nông Krông bông; đại diện các hộ nông dân tham gia hỗ trợ Dự án trên địa bàn tỉnh;
Đại diện của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế CIAT có bà Cù Thị Lệ Thủy cùng các thành viên của Ban quản lý và Ban điều phối dự án;
Về phía Trường Đại học Tây Nguyên có TS. Nguyễn Thanh Trúc – Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng, PGS.TS. Nguyễn Văn Nam – Thường vụ Đảng ủy – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Văn Tiến Dũng – Trưởng phòng KH&QHQT.
TS. Nguyễn Văn Đạt tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Thanh Trúc – Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng đánh giá cao tính thực tiễn và ý nghĩa của dự án đối với bà con nông dân nhằm nâng cao năng suất trong sản xuất sắn, cải thiện thu nhập và đời sống cho bà con. Đồng chí Hiệu trưởng cũng hy vọng rằng trong tương lai, các bên tiếp tục hợp tác, chia sẻ để cùng phát triển và nhân dịp này, đồng chí Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn quý công ty, quý nhà tài trợ, quý bà con nông dân đã đồng hành cùng dự án trong thời gian qua.
TS. Nguyễn Thanh Trúc – Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng phát biểu tại Hội thảo
PGS.TS. Nguyễn Văn Nam – Thường vụ Đảng ủy – Phó Hiệu trưởng và bà Cù Thị Lệ Thủy - Đại diện của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế CIAT trao kết quả Dự án cho các đại biểu
Các thành viên của Ban quản lý và Ban điều phối dự án trình bày kết quả và sản phẩm của Dự án
Đại biểu tham dự Hội thảo cùng nhau trao đổi các vấn đề liên quan đến kết quả nghiên cứu với mục đích sản phẩm của dự án được triển khai hiệu quả hơn nữa trong sản xuất
Toàn cảnh Hội thảo
Trung tâm Thông tin
ONLINE
We have 8114 guests and no members online