Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc là hoạt động thường niên của Hội Công nghệ Sinh học Việt Nam trực thuộc Hội các ngành Sinh học Việt Nam. Hội nghị là diễn đàn khoa học công nghệ cho các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các công ty và doanh nghiệp trong lĩnh vực CNSH trao đổi, trình bày những kết quả, thành tựu nghiên cứu mới nhất, là cơ hội để kết nối, hợp tác cùng phát triển các ý tưởng nghiên cứu mới, chuyên sâu, liên ngành. Năm 2022, Trường Đại học Tây Nguyên vinh dự là đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2022.
Tham dự và chủ trì Hội nghị có GS.TS. Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội Công nghệ sinh học Việt Nam, GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa – Trường Đại học KHTN - Đại học QG Hà Nội - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Sinh học; gần 530 giáo sư, tiến sĩ hàng đầu của ngành Sinh học và các nhà khoa học đến từ các trường và viện trong cả nước. Về phía trường Đại học Tây Nguyên có TS. Nguyễn Thanh Trúc – Phó Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Lê Đức Niêm – TVĐU - Phó Hiệu trưởng, GS. Nguyễn Anh Dũng – Viện trưởng Viện CNSHMT, Lãnh đạo các đơn vị, Lãnh đạo các khoa và giảng viên ngành Công nghệ Sinh học.
Chủ trì Hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Nguyễn Thanh Trúc – Phó Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên đã nhấn mạnh:Thế kỷ 21 là thế kỷ của Công nghệ Sinh học, một trong những lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Vai trò của Công nghệ Sinh học được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường và y tế, chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt, khi nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 thì vai trò của Công nghệ sinh học càng thể hiện rõ trong nghiên cứu về bộ gen SARS-CoV 2, chế tạo các sinh phẩm xét nghiệm cho tới phát triển thuốc mới và vaccine thế hệ mới RNA chống lại virus SARS-CoV2 với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử.
Hội nghị là diễn đàn khoa học, tập hợp các nhà khoa học, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học cùng trao đổi những kết quả, thành tựu nghiên cứu mới nhất, cùng hợp tác phát triển các ý tưởng nghiên cứu mới. Đây cũng là cơ hội để các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên và sinh viên của Nhà trường có hội được tiếp cận những tiến bộ của ngành Công nghệ sinh học mang lại.
TS. Nguyễn Thanh Trúc – Phó Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên phát biểu khai mạc Hội nghị
Mở đầu Hội nghị,GS.TS. Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội Công nghệ sinh học Việt Nam cảm ơn Trường Đại học Tây Nguyên đã phối hợp để tổ chức Hội nghị. Với mong muốn đánh thức tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên và đa dạng sinh học của vùng đất Tây Nguyên; đồng thời mở rộng nghiên cứu và hợp tác giữa các nhà khoa học để nghiên cứu, sản xuất và có cơ chế điều trị để giảm bớt rủi ro trước nguy cơ có nhiều dịch bệnh bùng phát. Hội nghị là diễn đàn rất hữu ích cho cộng đồng các nhà khoa học, nghiên cứu, giảng dạy và triển khai ứng dụng; là cơ hội trao đổi kinh nghiệm, thảo luận và đề xuất kế hoạch hợp tác, làm giàu kiến thức thúc đẩy quá trình nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng công nghệ sinh học ở nước ta ngày càng phát triển. Giáo sư kêu gọi các đại biểu, các đồng nghiệp, các giảng viên, các nhà nghiên cứu hay sản xuất hãy tiếp tục tham gia phòng chống dịch bệnh ở người và vật nuôi, cây trồng; giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu nhất là vấn đề chống chịu khô hạn, xâm nhiễm phèn mặn và lụt lội; nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao góp phần đưa Việt Nam hội nhập quốc tế về công nghệ sinh học.
GS.TS. Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội Công nghệ sinh học Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Hội nghị được sự đồng hành và hỗ trợ của các nhà tài trợ vàng, bạc, đồng và nhà tài trợ hiện vật. Để cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của nhà tài trợ, Trường Đại học Tây Nguyên đã có những bó hoa tươi thắm và giấy chứng nhận gửi tặng đại diện các nhà tài trợ.
PGS. TS Lê Đức Niêm – Phó Hiệu trưởng và GS Nguyễn Anh Dũng – Viện trưởng Viện CNSH MT tặng hoa và giấy chứng nhận các nhà tài trợ
Tại phiên toàn thể, các đại biểu tham gia hội nghị đã được nghe 05 báo cáo liên quan đến phát triển thuốc tế bào gốc trung mô và công nghệ bảo quản lạnh không dùng chất bảo quản; nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen trong chọn tạo giống cây trồng kháng bệnh virus; công nghệ giải trình tự DNA thế hệ mới và Ứng dụng trong Y tế, Nông nghiệp và Môi trường ở Việt Nam; ứng dụng khoa học “OMICS” trong nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản; ứng dụng khoa học “OMICS” trong nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản.
PGS. TS. Phạm Văn Phúc - Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. HCM trình bày báo cáo: “Phát triển thuốc tế bào gốc trung mô và công nghệ bảo quản lạnh không dùng chất bảo quản”
PGS.TS. Phạm Bích Ngọc - Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trình bày báo cáo “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen trong chọn tạo giống cây trồng kháng bệnh virus”
PGS.TS. Hồ Huỳnh Thùy Dương - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM; Cty TNHH Khoa học Ktest trình bày báo cáo “Công nghệ giải trình tự DNA thế hệ mới và Ứng dụng trong Y tế, Nông nghiệp và Môi trường ở Việt Nam”
GS.TS. Nguyễn Anh Dũng - Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên trình bày báo cáo: “Ứng dụng khoa học “OMICS” trong nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản”
Sau phiên toàn thể, Hội nghị được chia thành 5 tiểu ban chuyên môn với các nội dung bao quát các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khác nhau của Công nghệ Sinh học, tập trung trình bày những mũi nhọn của Công nghệ Sinh học hiện nay như tế bào gốc, kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR, kỹ thuật giải trình tự DNA thế hệ mới trong nghiên cứu tạo giống kháng bệnh, nghiên cứu ứng dụng trong y tế, thuỷ sản và nông nghiệp.
Tiểu ban CNSH Sinh học
Tiểu ban CNSH Y dược
Tiểu ban Công nghệ Sinh học tế bào
Tiểu ban Công nghệ sinh học Gene và Protein
Tiểu ban Công nghệ Vi sinh và Môi trường
Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2022 thành công tốt đẹp. Đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị - Trường Đại học Tây Nguyên đã trao giải ORAL và giải Poster xuất sắc cho các cá nhân và các nhóm nghiên cứu có các báo cáo trình bày tại các tiểu ban có tính ứng dụng và thực tiễn cao.
GS. Nguyễn Anh Dũng – Viện trưởng Viện CNSHMT – Trường Đại học Tây Nguyên thông qua các quyết định khen thưởng
GS.TS. Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội Công nghệ sinh học Việt Nam trao giải báo cáo ORAL
GS.TS. Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội Công nghệ sinh học Việt Nam Poster xuất sắc
GS.TS. Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội Công nghệ sinh học Việt Nam và GS. Nguyễn Anh Dũng – Viện trưởng Viện CNSHMT – Trường Đại học Tây Nguyên trao cờ cho đơn vị đăng cai năm 2023
Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2022 đã khép lại, các kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo đã mang đến những góc nhìn thực tiễn dựa trên cơ sở những nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Đây cũng là dịp để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang hoạt động và học tập trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học cùng phân tích, thảo luận về những thách thức và hướng đi tiềm năng hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn. Trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi các kết quả nghiên cứu, Hội thảo cũng đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học giai đoạn hiện nay.
Một số hình ảnh tại Hội nghị
Các gian hàng tại Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
Phòng Truyền thông và TVTS
ONLINE
We have 3470 guests and no members online