Ngày 23/11, Trường Đại học Tây Nguyên phối hợp với Trường Đại học Đà Lạt và Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên tổ chức Hội thảo Quốc gia “Phát triển năng lực giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số”.
Tham gia Hội thảo có TS. Trần Thống - Phó Hiệu trưởng - Trường Đại học Đà Lạt, TS. Nguyễn Duy Thụy – Viện trưởng Viện KHXH vùng Tây Nguyên, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT – Trường Đại học Đồng Tháp, TS. Lữ Thị Hải Yến – Chủ tịch Hội đồng trường – Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, và hơn 200 đại biểu là các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên của các trường đại học, cao đẳng và THPT trong cả nước tham dự. Về phía Trường Đại học Tây Nguyên có TS. Nguyễn Thị Tĩnh- Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Lê Đức Niêm – Phó Hiệu trưởng; TS. Trương Thị Hiền – Trưởng khoa Sư phạm, Lãnh đạo các khoa, các đơn vị trong Trường, cùng với các cán bộ giảng viên và sinh viên của khoa Sư phạm.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lê Đức Niêm – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên nhấn mạnh: chuyển đổi số đã và đang thay đổi cuộc sống, làm việc và học tập của chúng ta. Nền kinh tế, xã hội và giáo dục đang trải qua sự biến đổi mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông. Điều này đặt ra một loạt thách thức và cơ hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Trong bối cảnh này, vai trò của giáo viên trở nên ngày càng quan trọng, và việc phát triển năng lực của họ để thích nghi với môi trường mới là một vấn đề cấp bách.
Giáo viên không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức mà còn là những người hướng dẫn, người động viên và người truyền đạt giá trị cho thế hệ tương lai. Họ đóng vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng tương lai của một quốc gia. Tuy nhiên, chuyển đổi số đã tạo ra một loạt thách thức mới mà giáo viên phải đối mặt. Từ việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy, quản lý dữ liệu học sinh, đến việc đảm bảo an toàn trực tuyến cho học sinh, giáo viên phải nắm vững các kỹ năng và kiến thức mới để thích nghi và thành công trong môi trường giáo dục hiện đại.
PGS.TS Lê Đức Niêm - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên phát biểu tại Hội thảo
Để cảm ơn sự giúp đỡ của đơn vị đồng tổ chức là Trường Đại học Đà Lạt, Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên và nhà tài trợ, Trường Đại học Tây Nguyên đã có những bó hoa tươi thắm trao tặng thay lời cảm ơn đến quý Lãnh đạo hai đơn vị đồng tổ chức và nhà tài trợ.
TS. Nguyễn Thị Tĩnh – Bí thư ĐU – Chủ tịch Hội đồng Trường và PGS.TS Lê Đức Niêm - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên tặng hoa cho các đơn vị đồng tổ chức Hội thảo
PGS.TS Lê Đức Niêm - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên tặng hoa cảm ơn nhà tài trợ
Nhân dịp này, Nhà tài trợ - Trung tâm Anh ngữ English Guide Đắk Lắk đã trao tặng 25 suất học bổng tiếng Anh cho các giảng viên trẻ, sinh viên của Khoa Sư phạm - Trường Đại học Tây Nguyên và học sinh Trường THPT Thực hành Cao Nguyên.
Bà Lê Thị Hồng Thuỷ - Giám đốc Trung tâm Anh ngữ English Guide Đắk Lắk trao tặng 25 suất học bổng tiếng Anh cho giảng viên trẻ, HSSV của Trường Đại học Tây Nguyên
Hội thảo quốc gia “Phát triển năng lực giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số” đã nhận được 60 bài báo cáo của các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên trong cả nước gửi đến, trong đó có 38 bài báo đạt chất lượng được chọn đăng trên kỷ yếu hội thảo. Các bài viết đã cho thấy sự phong phú, đa dạng với các góc độ tiếp cận khác nhau trong việc nghiên cứu giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Chủ trì Phiên toàn thể
Tại phiên toàn thể, các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu và thảo luận một số vấn đề về phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018; ứng dụng chat GPT trong soạn kế hoạch bài dạy STEM qua kinh nghiệm triển khai thực tế của KDI Education.
PGS. TS Nguyễn Văn Đệ - Trường Đại học Đồng Tháp trình bày báo cáo tham luận: “Nghiên cứu biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018”
ThS. Phan Huệ - Công ty Cổ phần giáo dục KDI, TP Hồ Chí Minh trình bày báo cáo tham luận: “Ứng dụng chat GPT trong soạn kế hoạch bài dạy STEM qua kinh nghiệm triển khai thực tế của KDI Education”
Để làm sáng tỏ thêm các chủ đề liên quan đến các lĩnh vực khác nhau, Hội thảo đã chia làm 2 tiểu ban để tập trung thảo luận những vấn đề chung về chuyển đổi số trong giáo dục và phát triển năng lực nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số.
Tiểu ban 1: Những vấn đề chung về chuyển đổi số trong giáo dục
Tiểu ban 2: Phát triển năng lực nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số
Thông qua Hội thảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên trong cả nước có cơ hội trao đổi thông tin, công bố các kết quả nghiên cứu, ứng dụng của mình trong lĩnh vực giáo dục; đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực, giải pháp phù hợp góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
PGS.TS Lê Đức Niêm – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên tặng hoa cảm ơn Chủ trì và thư ký của hai tiểu ban
Thành công của Hội thảo sẽ là tiền đề để Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt, Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.
Toàn cảnh Hội thảo quốc gia
Phòng Truyền thông và TVTS
ONLINE
We have 6691 guests and no members online