Ngày 30 tháng 3 năm 2018, tại Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức họp báo cáo kết quả thực hiện dự án “ Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn quy mô nhỏ ở Đắk Lắk”.
Tham gia phiên họp, về phía khách mời có TS. Jonathan Newby – Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế, TS. Dominic Smith – Trường Đại học Queensland, TS. Imran Malik – Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); Ông Y Giang Niê Knơng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, ThS. Huỳnh Quốc Thích – Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, TS. Đặng Bá Đàn – Giám đốc trung tâm khuyến nông Quốc gia khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, ThS. Nguyễn Hắc Hiển – Phó chi cục trưởng Chi cục TT và BVTV tỉnh Đắk Lắk, ông Nguyễn An Ninh – Giám đốc trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống SPCT Tây Nguyên, ThS. Trần Ngọc Trịnh – Phó giám đốc trung tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk, ThS. Nguyễn Văn Hà – Chủ tịch UBND huyện EaKar, ông Huỳnh Bài – Chủ tịch UBND huyện Krông Bông, ông Nguyễn Công Sơn – Phó giám đốc công ty Lương thực vật tư nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, ông Hoàng Đình Mạnh – Giám đốc nhà máy sắn huyện Krông Bông, Ông Đào Trọng Tuấn – Giám đốc công ty TNHH DV Phương Nam Xanh, bà Cù Thị Lệ Thủy – Chuyên gia trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế.
Về phía Trường Đại học Tây Nguyên có, PGS.TS. Trần Trung Dũng – Phó bí thư Đảng ủy - Phó hiệu trưởng, TS. Văn Tiến Dũng – Trưởng phòng Khoa học và Quan hệ quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Văn Nam – Trưởng khoa Nông Lâm Nghiệp – điều phối viên tại Tây Nguyên, TS. Lê Đức Niêm – Trưởng khoa Kinh tế và các thành viên nhóm dự án sắn Trường Đại học Tây Nguyên.
Trường Đại Học Tây Nguyên đã cộng tác với CIAT từ năm 2016 để thực hiện Dự án “Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn quy mô nhỏ ở Việt Nam và Indonesia”. Đối với khu vực Đắk Lắk nói chung và Tây Nguyên nói riêng sắn là cây trồng quan trọng, tạo nguồn thu và sinh kế cho nông dân và nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, đồng thời góp phần đáng kể phát triển kinh tế của khu vực. Tuy vậy, ngành sản xuất và kinh doanh sắn đang chịu nhiều thách thức bởi nhiều yếu tố, cả từ bên trong và bên ngoài chuỗi, bao gồm xói mòn đất, suy giảm độ phì của đất, sâu bệnh hại và chi phí công lao động ngày càng. Mặt khác, nhu cầu toàn cầu về sắn tuy là rất lớn nhưng lại không ổn định, nguyên nhân là do sự cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác. Điều này tạo ra những rủi ro đáng kể cho cho nông dân trồng sắn.
Mục tiêu chính của Nhóm thực hiện dự án của Trường Đại học Tây Nguyên là tìm kiếm giải pháp nhằm tăng lợi nhuận và tính bền vững của hệ thống phát triển chuỗi giá trị sắn bền vững với sự tham gia của nông dân và các cơ sở chế biến, kinh doanh quy mô nhỏ đồng thời đánh giá những cơ hội và thách thức mà nông dân và cơ sở kinh doanh nhỏ ở Đắk Lắk phải đối mặt khi tham gia các chuỗi giá trị sắn.
Báo cáo kết quả triển khai áp dụng thực tế khoa học Kỹ thuật, giống, đất đai, tình hình biến đổi khí hâu và chính sách hỗ trợ cho nông dân chuỗi giá trị đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tế của nông dân. Từ đó, đề xuất một số giống sắn và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng, đề xuất chính sách hợp lý để nâng cao chuỗi giá trị sắn tiếp tục tạo sinh kế bền vững cho nông dân Đắk Lắk, tăng cường liên kết giữa người nông dân, nhà chế biến với các nhà nghiên cứu.
Các đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu, phát triển, các nhà máy chế biến sắn đã trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế về giống, kỹ thuật cách tác, chế độ, chính sách trong sản xuất và chế biến sắn, thương mại hóa và hội nhập thị trường, nhu cầu sử dụng công nghệ tiết kiệm sức lao động, hay việc di cư dân, biến đổi khí hậu… để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và duy trì vùng nguyên liệu bền vững cho các cơ sở chế biến nhằm phát triển kinh tế người dân tại Đắk Lắk.
Một số hình ảnh tại buổi làm việc
PGS.TS. Trần Trung Dũng – Phó bí thư Đảng ủy - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên phát biểu khai mạc
TS. Jonathan Newby – Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế giới thiệu tổng quan về Dự án
Đoàn CIAT và các thành viên
Ông Y Giang Niê Knơng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk trao đổi một số khó khăn và chủ trương và chính sách của tỉnh đối với cây sắn.
PGS.TS. Nguyễn Văn Nam – Trưởng khoa Nông Lâm Nghiệp – điều phối viên tại Tây Nguyên trình bày tổng quan về kết quả thực hiện dự án
TS. Nguyễn Văn Đạt – Thành viên của nhóm nghiên cứu Đại học Tây Nguyên trình bày chuỗi giá trị
ThS. Huỳnh Quốc Thích – Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk trình bày thực trạng, khó khăn, cơ hội và thách thức để phát triển sản xuất sắn ở Đắk Lắk.
Toàn cảnh buổi làm việc
Chụp hình lưu niệm
Trung tâm Thông tin
ONLINE
We have 4049 guests and no members online