I. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Ngoại ngữ có tiền thân là bộ môn Mác Lênin và Sinh ngữ, là đơn vị trực thuộc Trường trong giai đoạn 1977-1982, sau khi trường Đại học Tây Nguyên vừa được thành lập. Lúc này, bộ môn có nhiệm vụ giảng dạy các học phần khối kiến thức Lý luận chính trị và Ngoại ngữ cho sinh viên toàn trường
Giai đoạn 1982-1996, Bộ môn Mác Lênin và Sinh ngữ được tách thành 2 bộ môn: Bộ môn Mác Lênin và Bộ môn Ngoại ngữ. Lúc này Bộ môn Ngoại ngữ thuộc Ban Khoa học cơ bản, sau này được đổi tên là Khoa Khoa học cơ bản. Năm 1995, bộ môn được giao thêm nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh và bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khoá Sư phạm tiếng Anh đầu tiên.
Tháng 6/1996, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định tái lập Khoa Sư phạm. Bộ môn Ngoại ngữ thuộc khoa Sư phạm, tiếp tục nhiệm vụ đào tạo cử nhân sư phạm chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh và giảng dạy các học phần Ngoại ngữ cho sinh viên tất cả các chuyên ngành trong trường. Năm 2002, Bộ môn Ngoại ngữ được tách thành 2 bộ môn: Bộ môn Tiếng Anh và Bộ môn Tiếng Pháp. Đến năm 2006, bộ môn Tiếng Anh có thêm nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Tiếng Anh (đến năm 2011 được gọi chính thức là chuyên ngành Ngôn ngữ Anh).
Năm 2007, Khoa Ngoại ngữ được thành lập theo Quyết định số 61/QĐ-TCCB của Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên ký ngày 18 tháng 01 năm 2007, trên cơ sở tách Bộ môn Tiếng Anh và bộ môn Tiếng Pháp từ khoa Sư phạm. Khoa Ngoại ngữ có nhiệm vụ đào tạo 2 chuyên ngành bậc Đại học là Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh và nhiệm vụ giảng dạy các học phần tiếng Anh cho sinh viên các bậc học của các ngành không thuộc khoa Ngoại ngữ và tiếng Pháp (là ngoại ngữ thứ 2) cho sinh viên khoa Ngoại ngữ.
Từ khi thành lập đến nay, Khoa Ngoại ngữ đã có sự phát triển đáng kể về số lượng giảng viên, sinh viên cũng như về chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo. Đến năm 2024, khoa Ngoại ngữ có 28 cán bộ giảng viên, gồm 27 giảng viên và 1 chuyên viên. Về trình độ đào tạo, Khoa có 02 tiến sĩ, 21 thạc sĩ và 05 cử nhân, trong đó có 02 Tiến sĩ và 09 thạc sĩ được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài (Mỹ, New Zealand, Úc, Bỉ, Canađa). Trong tương lai, số lượng giảng viên có trình độ cao sẽ tiếp tục tăng lên, nhằm đáp ứng với sự phát triển về nhu cầu đào tạo và chất lượng đội ngũ giảng viên của Khoa và Nhà trường.
II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng: Khoa Ngoại ngữ có chức năng chính là:
- Tham mưu và tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn và nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành của khoa;
- Thực hiện đào tạo bồi dưỡng kiến thức thuộc các chuyên ngành của khoa;
- Quản lý công tác chuyên môn và quản lý người học thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của khoa.
2. Nhiệm vụ: Khoa Ngoại ngữ đảm nhận các nhiệm vụ sau đây:
- Tham mưu đề xuất các quan điểm, giải pháp về xây dựng và phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của Trường;
- Phối hợp với các phòng chức năng xây dựng nội dung chương trình các ngành học trình Hội đồng khoa học và đào tạo Trường và Hiệu trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện quản lý quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo phân công;
- Tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động khoa học - công nghệ của giảng viên và của người học trong chương trình, kế hoạch của khoa;
- Triển khai nghiên cứu đề tài các cấp được giao;
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức thuộc các chuyên ngành của khoa là Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, đồng thời quản lý và giảng dạy các học phần tiếng Anh cho sinh viên các ngành, các hệ, các bậc học trong toàn trường và các học phần tiếng Pháp cho sinh viên khoa Ngoại ngữ, quản lý và giảng dạy các học phần tiếng Jrai cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học tiếng Jrai;
- Phối hợp với Trung tâm Ngoại ngữ Tin học để đánh giá và công nhận năng lực tiếng Anh tương đương chuẩn đầu ra, đánh giá và cấp chứng chỉ quốc gia về năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam cho người học có nhu cầu;
- Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tại trường;
- Các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.
III. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của khoa Ngoại ngữ gồm: Chi bộ, Hội đồng khoa, Ban Chủ nhiệm khoa, các Hội đồng cố vấn, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể (Công đoàn khoa, Đoàn khoa, Liên chi Hội sinh viên khoa) và 3 bộ môn.
1. Chi bộ khoa Ngoại ngữ có 13 đảng viên.
ThS. Nguyễn Thị Kim Phượng Bí thư Chi bộ |
ThS. Hoàng Thị Xuân Phó Bí thư Chi bộ |
2. Hội đồng khoa Ngoại ngữ có 7 thành viên. (Danh sách thành viên Hội đồng khoa QĐ 1858/QĐ-ĐHTN ngày 19/10/2023)
1. ThS. Nguyễn Thị Kim Phượng - Chủ tịch HĐ
2. ThS. Hoàng Thị Xuân- Thành viên
3. ThS. Hoàng Minh Thu Hương- Thành viên
4. ThS. Nguyễn Lệ Hằng- Thành viên
5. ThS. Bùi Thị Tịnh- Thành viên
6. ThS. Y Cuôr Bkrông- Thành viên
7. ThS. Cù Thị Ngọc Hoa- Thư ký
3. Ban Chủ nhiệm khoa
- ThS Nguyễn Thị Kim Phượng – Phó Trưởng khoa phụ trách chung.
- ThS Hoàng Thị Xuân – Phó Trưởng khoa
|
ThS. Hoàng Thị Xuân Phó Trưởng Khoa |
4. Ban chấp hành Công đoàn khoa
5. Đoàn khoa
6. Liên chi Hội SV khoa
7. Các Bộ môn
Bộ môn Ngôn ngữ Anh
- Bùi Thị Tịnh Trưởng bộ môn
- Trần Lê Thanh Tú
- Nguyễn Thị Tường Như
- Nguyễn Thị Kim Phượng
- Trần Ngọc Anh
- Trần Thị Mai Hương
- Hoàng Khánh Bảo
Bộ môn Phương pháp Giảng dạy
- Nguyễn Lệ Hẳng Trưởng bộ môn
- Y Čuôr Bkrông Phó trưởng bộ môn
- Hoàng Thị Xuân
- Đoàn Thị Dung
- Hà Lê Hồng Hoa
- Thân Thị Hiền Giang
- Phạm Văn Phước
- Hoàng Hồng Phượng
Bộ môn Ngoại ngữ cơ bản
- Hoàng Minh Thu Hương Trưởng bộ môn
- Cù Thị Ngọc Hoa Phó trưởng bộ môn
- Lê Thị Hồng Vân
- Hồ Ngọc Đoan Thư
- Đoàn Nam Văn
- Ngô Hà Thanh
- Trương Bình An
- Rơ Lan A Nhi
- Nguyễn Thị Mỹ Liên
ONLINE
We have 3699 guests and one member online