Vinaora Nivo Slider 3.x

Nhân kỷ niệm 200 năm Ngày sinh của Phơ-ri-đơ-rích Engels (1820 – 2020), ngày 6/11/2020, tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk, tập thể cán bộ, giảng viên Nhà trường và toàn thể lãnh đạo, giảng viên khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen (Ph.Ăng-ghen) – Những cống hiến to lớn về lý luận và thực tiễn. 

Tham dự buổi tọa đàm, về phía lãnh đạo trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk có TS. Đỗ Văn Dương, ThS. Ngô Sáu, ThS. Y Mluck Kbuôr, Phó Hiệu nhà trường cũng lãnh đạo các khoa, phòng ban chức năng và giảng viên trong trường. Về Phía phía Trường Đại học Tây Nguyên có TS. Nguyễn Thị Tĩnh, Phó Bí thư đảng ủy, Trưởng khoa Lý luận chính trị cùng các thầy cô là lãnh đạo khoa, lãnh đạo các bộ môn và toàn thể giảng viên trong khoa.

Chủ trì buổi tọa đàm gồm TS. Đỗ Văn Dương và TS. Nguyễn Thị Tĩnh đại diện cho 02 đơn vị.

TS. Đỗ Văn Dương và TS. Nguyễn Thị Tĩnh, chủ trì buổi tọa đàm

Phát biểu đề dẫn buổi tọa đàm khoa học, TS Đỗ Văn Dương, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk đã ôn lại những nét nổi bật về tiểu sử của Ăng ghen cũng như những đóng góp to lớn của Ph.Ăng-ghen - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, “một cây vĩ cầm thứ hai bên cạnh Mác”.

Bài phát biểu đã nhắc đến những tác phẩm tiêu biểu của Ăng ghen viết chung với C.Mác, như: Gia đình thần thánh (1844), Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh (1844 – 1845), Hệ tư tưởng Đức (1845 – 1846), Lịch sử Airơlen (1853), Bàn về quyền uy (1873), Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học (1883), Biện chứng của tự nhiên (1873 – 1883)… cũng như những đóng góp của Ăng ghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

TS Đỗ Văn Dương, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh phát biểu đề dẫn

Các đại biểu đại diện cho 02 đơn vị tham dự buổi tọa đàm đã có những tham luận và phát biểu tập trung làm rõ các nội dung về lý luận cách mạng trong di sản của Ăng ghen như: Đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc trong tư tưởng của Ph.Ăng-ghen và vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Ph.Ăng-ghen xây dựng, phát triển và bảo vệ học thuyết Mác; Vận dụng quan điểm của Ph.Ăng-ghen vào hoạt động của các tổ chức đảng; Đảng viên Đảng Cộng sản và trách nhiệm nêu gương của đảng viên hiện nay; Những cảnh báo của Ph.Ăng-ghen về tác động của tự nhiên đến đời sống của con người và yêu cầu với sự phát triển bền vững hiện nay; Vận dụng sáng tạo tư tưởng Ph.Ăng-ghen trong thời kỳ cách mạng mới; Vận dụng tư tưởng biện chứng của Ph.Ăng-ghen vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay…

TS. Nguyễn Khắc Trinh., Phó trưởng Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Tây Nguyên trình bày tham luận

Buổi tọa đàm là một sinh hoạt học thuật có ý nghĩa, giúp đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị thêm một lần nữa hiểu rõ cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến lớn lao của ông đối với loài người nói chung và phong trào cách mạng thế giới nói riêng. Từ đó củng cố hơn nữa niềm tin vào nền tảng lý luận và con đường cách mạng mà Đảng và Nhân dân ta đang xây dựng, hiện thực hóa niềm tin và tri thức đó vào từng lĩnh vực chuyên môn, từng  bài giảng nhằm tạo cảm hứng và truyền tải tri thức, niền tin và quyết tâm cách mạng đến các thế hệ học viên và sinh viên ở hai trường.

Đây cũng là dịp đơn vị có những hoạt động chung về mặt chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm, tăng thêm sự hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao với tư cách là những “chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng”.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Tập thể Khoa Lý luận chính trị, Trường ĐHTN tham dự buổi tọa đàm

Khoa Lý luận Chính trị