1. Nghiên cứu hoàn thiện qui trình tạo hạt nano và micro chitosan làm tá chất cho vaccine cúm A/H5N1- Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng
- Mã số: 793/QĐ-SKHCN.HCM
- Cơ quan chủ quản: Sở KHCN Tp. HCM
- Cơ quan chủ trì: Viện CNSH&MT, Trường Đại học Tây Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2013-2017
Kết quả nghiên cứu:
+ Hoàn thiện qui trình tạo nano và microchitosan bằng sấy phun và phương pháp kết hợp gel ion và sấy phun. Tạo được các sản phẩm nano chitosan có kích thước (<100; 100-300; 300-500; 500-1000; 1000 – 3000nm, zeta potential 40-50 mV.
+ Kháng nguyên virus cúm A/H5N1 sau tinh chế được phối trộn với các hạt chitosan kích thước khác nhau (<100; 100-300; 300-500; 500-1000; 1000 – 3000nm). Kết quả hiệu suất hấp phụ kháng nguyên lên tất cả các hạt đều đạt >95%.
+ Hàm lượng kháng nguyên tối ưu để phối trộn với hạt nano chitosan cho tính sinh miễn dịch mạnh là 1,5 µg/liều, đối với hạt micro là 3 µg/liều. Các nhóm chuột tiêm các nhóm vaccine bao gồm: kháng nguyên, kháng nguyên phối trộn với tá chất Al(OH)3, kháng nguyên phối trộn hạt nano và microchitosan đều cho thấy kích thích đáp ứng miễn dịch qua IgG2a cao hơn so với IgG1. Các nhóm tiêm vaccine có tá chất cho đáp ứng miễn dịch IgG, IgG1 và IgG2a cao hơn so với nhóm chỉ tiêm kháng nguyên không.
+ Qui trình pha chế các loạt vắc xin: hạt nano chitosan + kháng nguyên; hạt micro chitosan + kháng nguyên. Kết quả kiểm tra các loạt vắc xin đều đạt mọi tiêu chuẩn về tính vô trùng (không có mặt vi khuẩn, nấm, tác nhân ngoại lai), độ pH, nội độc tố, protein tổng số và tính an toàn chung đều đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Châu Âu.
+ Các loạt vắc xin hạt nano và micro chitosan được thử nghiệm trên các đường gây đáp ứng miễn dịch khác nhau: tiêp bắp, tiêm dưới da và nhỏ mũi. Kết quả cho thấy đối với vắc xin tá chất nano và micro chitosan cho đáp ứng miễn dịch mạnh ở đường tiêm dưới da và tiêm bắp. Đối với đường nhỏ mũi, hạt nano chitosan kích ứng đáp ứng kháng thể IgG và IgA (8/10 chuột thử nghiệm) cao hơn so với hạt micro chitosan.
+ 2 bài báo SCI được công bố.
2. Thu thập, tuyển chọn và xác định các chất có hoạt tính sinh học trong chữa trị bệnh tiểu đường type 2 từ một số cây thuốc bản địa ở Đak Lak
Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng
- Mã số: 556/HĐ-SKHCN tỉnh Đak Lak
- Cơ quan chủ quản: Sở KHCN tỉnh Đak Lak
- Cơ quan chủ trì: Viện CNSH&MT, Trường Đại học Tây Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2013-2017
Kết quả nghiên cứu:
+ Thu thập được 30 mẫu cây thuốc từ 25 loài cây thuốc tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên gồm: vườn quốc gia Yok Don, Khu Bảo Tồn Ea Xô, Khu bảo tồn Namka, vườn Quốc gia Chư Yan Sin. Trong đó, các cây thuốc có hoạt tính cao chủ yếu tập trung ở vườn Quốc gia Yok Don
+ Chọn lọc được 2 cây thuốc có hoạt tính kháng kháng oxy hóa và ức chế α-glucosidase và α-amylase và hạ đường huyết trên chuột gây mô hình ĐTĐ gồm Chiêu liêu đen (Terminalia alata), Chân danh (Eunonymus laxiflorus Champ). Khả năng gây hạ đường huyết trên chuột gây đái tháo đường của vỏ thân Chân danh, Chiêu liêu đen làn lượt là 50% và 30% sau 12 ngày cho uống.
+ Chọn được 2 phân đoạn có hoạt tính sinh học cao nhất gồm đó cao chiết phân đoạn ethyl acetate của chân danh và chiêu liêu đen. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết phân đoạn ethyl acetate của chân danh và chiêu liêu đen thông qua giá trị IC50 0.62 mg/ml và 0,29mg/ml; IC50 về khả năng ức chế α-amylase lần lượt là 0.06 mg/ml và α-glucosidase lần lượt là 0,46 mg/ml và 1,33 mg/ml. Khả năng gây hạ đường huyết của 2 phân đoạn ethyl acetate chân danh và chiêu liêu đen lần lượt là 50% và 35%.
+ Đã cô lập, tinh sạch và xác định cấu trúc của các hợp chất có hoạt tính cũng như những hợp chất mới có trong 2 cao chiết phân đoạn có hoạt tính cao nhất là ethyl acetate của cây chân danh và cây chiêu liêu đen. Kết quả đã tìm được hợp chất từ 2 cao chiết tiềm năng; trong đó có 3 hợp chất mới, tuy nhiên, các hợp chất mới có lượng quá nhỏ không đủ thực hiện các thí nghiệm về hoạt tính sinh học. Các hợp chất đã biết có hoạt tính gồm catechin, gallic acid, methyl gallate, poly condense tanini có hoạt kháng oxy hoá và ức chế α-amylase và α-glucosidase cao.
+ Các tinh chất đều an toàn trên các dòng tế bào nghiên cứu. Kết quả gây hạ đường huyết trên mô hình chuột gây tăng đường huyết bằng tinh bột cho thấy poly condensed tannin có khả năng gây hạ đường huyết ở nồng độ 50 mg/kg thể trong tương đương với acarbose ở nồng độ 25 mg/kg thể trọng.
+ 6 bài báo SCI và 1 US patent.
3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano nhằm tổng hợp sản phẩm phân bón thông minh nâng cao năng suất và chất lượng nông sản
Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng
- Mã số: B 2014-15-71
- Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan chủ trì: Viện CNSH&MT, Trường Đại học Tây Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2014-2016
Kết quả nghiên cứu:
+ Xây dựng thành công qui trình tạo phân bón nano đa lượng và vi lượng trên nền nano chitosan bằng phương pháp gel ion hóa. Kích thước hạt nano chitosan trung bình 500-600 nm, điện thế hạt là 54 mV. Sản phẩm phân bón nano đa lượng có thành phần: nano chitosan là 0,1%, 0,21% N; 0,01%P2O5 và 0,14% K2O. Sản phẩm Nano vi lượng có thành phần: nano chitosan 0,1%; 0,1% Zn (1000 ppm) và 0,044%B (440ppm).
+ Sử dụng phân nano đa lượng và nano vi lượng nồng độ 30ppm, liều lượng 1 L/m2, chu kỳ 3 tuần/ lần cho hiệu quả cao nhất về hấp thu dinh dưỡng trong lá, tăng cường quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây cà phê vối trong vườn ươm.
+ Sử dụng Phân bón nano đa lượng, nồng độ 60ppm, 0,9 lít/cây/lần, 3 lần/năm, liều lượng phun 1000 lít/ha/lần kết hợp với giảm 10% bón phân bón vô cơ theo qui trình (CT2) đã ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê; hàm lượng các sắc tố quang hợp, gia tăng sinh trưởng và tăng năng suất 21,4%, lãi thuần do sử dụng chế phẩm là 11,63 triệu đồng/ha.
+ Sử dụng bổ sung phân bón nano vi lượng, nồng độ từ 40ppm, 0,54 lít/cây/lần, 3 lần/năm, liều lượng phun 600 lít/ha/lần trên nền 260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O, cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê; hàm lượng các sắc tố quang hợp, tăng cường sinh trưởng và năng suất tăng 10,7%, lãi do sử dụng chế phẩm là 9,45 triệu đồng/ha.
+ 2 bài báo SCI được công bố.
4. Đánh giá hiệu quả của phân bón sinh học Ami - Ami α đến mật độ vi sinh vật, tuyến trùng và sinh trưởng, năng suất cà phê tại Đăk Lăk
Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Anh Dũng
- Cơ quan chủ quản: Cty TNHH Ajinomoto Việt Nam.
- Cơ quan chủ trì: Viện CNSH&MT, Trường Đại học Tây Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2017-2020
Kết quả nghiên cứu:
+ Phân bón sinh học Ami - Ami α có hiệu quả tốt trong việc thúc đẩy sự phát triển mật độ vi sinh vật đất với liều lượng 120% lượng nitơ khuyến cáo theo tiêu chuẩn TCN 10 bổ sung thêm P và K. Ở cùng thời điểm sau khi bón phân, mật độ vi sinh vật đất ở công thức bón Ami - Ami α tại 3 mô hình thí nghiệm đều tăng so với mật độ vi sinh vật trong đất ở công thức đối chứng. Cụ thể, mật độ vi khuẩn tăng 24%, mật độ xạ khuẩn tăng 26,58%, mật độ nấm tăng 19%, mật độ vi sinh vật tổng số tăng 23,98%.
- So với công thức đối chứng ở cùng thời điểm, mật độ nấm bệnh trung bình trong đất ở công thức bón Ami - Ami α giảm 35,2%, mật độ tuyến trùng giảm 43,67%, mật độ nấm bệnh trong rễ giảm trung bình 39,3%; mật độ tuyến trùng rễ giảm 44,67%.
- Phân bón AMI - AMI α làm tăng đáng kể hàm lượng mùn trong đất, hàm lượng mùn trung bình tăng 14,07% so với đối chứng; tính chất hóa lý của đất được cải thiện so với trước khi bón phân tuy nhiên giá trị pHKCl vẫn ở mức thấp. Hàm lượng lân dễ tiêu ở công thức bón Ami – Ami tăng 23%, hàm lượng lân tổng số tăng 11%, hàm lượng kali trong đất đã vẫn ở mức thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cà phê. Cần tiếp tục bón bổ sung thêm kali hoặc tăng lượng kali trong phân để đáp ứng đủ nhu cầu kali của cà phê.
- Bón AMI - AMI α với liều lượng 120% lượng nitơ khuyến cáo có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây cà phê, tỉ lệ khô cành khô quả duy trì ở mức thấp. Chiều dài cành dự trữ trung bình tăng 20,26%, số đốt/cành tăng 22,42% so với thời điểm ban đầu. Khối lượng quả tươi tăng, tỉ lệ tươi/nhân giảm, năng suất cà phê nhân cao hơn công thức đối chứng. Phân bón AMI - AMI α cho hiệu quả sử dụng tốt trên cả 3 vùng đất thí nghiệm, có thể sử dụng để thay thế cho phân hóa học.
5. Thu thập, tuyển chọn và xác định các chất có hoạt tính sinh học trong chữa trị bệnh đái tháo đường type 2 từ một số cây thuốc tại Đắk Lắk
Chủ nhiệm đề tài: PGS-TS Nguyễn Anh Dũng
- Phó chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quang Vinh
- Điện thoại: 0905.426.524 Email: nadzungtaynguyenuni@yahoo.com.vn
- Cơ quan chủ quản: Sở khoa học Công nghệ Đắk Lắk
- Cơ quan chủ trì thực hiện đề tài: Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Cơ quan và cá nhân thực hiện đề tài: Viện NC Đông dược Quốc gia, Đài Loan.
- Thời gian thực hiện: thang 11/2013 – 11/2016
- Địa điểm thực hiện: Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường
Kết quả đạt được
+ Chọn lọc được 2 cây thuốc có hoạt tính kháng kháng oxy hóa và ức chế α-glucosidase và α-amylase và hạ đường huyết trên chuột gây mô hình ĐTĐ gồm Chiêu liêu đen (Terminalia alata), Chân danh (Eunonymus laxiflorus Champ). Khả năng gây hạ đường huyết trên chuột gây đái tháo đường của vỏ thân Chân danh, Chiêu liêu đen làn lượt là 50% và 30% sau 12 ngày cho uống.
+ Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết phân đoạn ethyl acetate của chân danh và chiêu liêu đen thông qua giá trị IC50 0.62 mg/ml và 0,29mg/ml; IC50 về khả năng ức chế α-amylase lần lượt là 0.06 mg/ml và α-glucosidase lần lượt là 0,46 mg/ml và 1,33 mg/ml. Khả năng gây hạ đường huyết của 2 phân đoạn ethyl acetate chân danh và chiêu liêu đen lần lượt là 50% và 35%.
+ Đã cô lập, tinh sạch và xác định cấu trúc của các hợp chất có hoạt tính gồm catechin, gallic acid, methyl gallate, poly condense tanini có hoạt kháng oxy hoá và ức chế α-amylase và α-glucosidase cao.
+ Các tinh chất đều an toàn trên các dòng tế bào nghiên cứu. Kết quả gây hạ đường huyết trên mô hình chuột gây tăng đường huyết bằng tinh bột cho thấy poly condensed tannin có khả năng gây hạ đường huyết ở nồng độ 50 mg/kg thể trong tương đương với acarbose ở nồng độ 25 mg/kg thể trọng.
6. Thu thập, sàng lọc tác dụng chống oxy hóa và ức chế một số dòng tế bào ung thư của một số cây thuốc tại Đắk Lắk
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Quang Vinh
- Mã số: B2017-TTN-01
- Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Tây Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2017-2018
Kết quả nghiên cứu:
+ Thu thập được 12 mẫu cây thuốc từ vườn quốc gia Yok Don, trong đó lựa chọn được 2 cây thuốc có khả năng kháng oxy hóa và kháng ung thư tiềm năng gồm cây chiêu liêu gân đen (Terminalia nigrovenulosa) và cây chân danh (Eunonymus laxiflorus Champ).
+ Chọn được 2 phân đoạn có khả năng kháng oxy hóa cao: phân đoạn ethyl acetate của chân danh thông qua giá trị IC50 là 0,016 mg/ml; khả năng gây độc tế bào của phân đọạn chiêu liêu gân đen trên 2 dòng tế bào ung thư nguyên bào sợi (HT1080) và ung thư gan (HepG2) ở nồng độ 100 ug/ml lần ượt là là 49,48% và 46,39%..
+ Đã cô lập, tinh sạch và xác định cấu trúc của 4 hợp chất có khả năng chống oxy hóa cao với giá trị IC50 từ 0,006 đến 0,009 mg/ml và 3 hợp chất có khả năng gây độc trên 2 dòng tế bào ung thư gan HepG2 và ung thư nguyên bào sợi HT1080. Các hợp chất này và cao chiết phân đoạn cây chiêu liêu gân đen gây độc trên tế bào ung thư theo con đường apoptosis.
7. Nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm chiết xuất từ cây quế và chiêu liêu để bảo quản trái bơ, chanh dây tại tỉnh Đắk Lắk
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh
- Mã số: 13-2017
- Đại thoại: 0948.337.164 Email: vinh12b@gmail.com
- Cơ quan chủ quản: Sở khoa học CN Đắk Lắk
- Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Thời gian thực hiện: 2017-2018
- Địa điểm thực hiện: Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường
Kết quả đạt được
Tạo được chế phẩm bảo quản quả bơ và chanh dây từ cao chiết kết hợp với chất tạo màng chisosan và gum Arabic đạt các tiêu chuẩn về chất bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 4-12:2010/BYT).
+ Khi sử dụng chế phẩm này để bảo quản bơ có thể kéo dài 4 ngày ở điều kiện nhiệt độ 280C so với đối chứng (thời gian bảo quản là 12 ngày) và ở 80C là 27 ngày.
+ Bảo quản chanh dây, có thể kéo dài thêm 2 ngày so với đối chứng ở nhiệt độ 280C (tổng thời gian bảo quản là 9 ngày) và 26 ngày ở nhiệt độ 80C.
+ Các chỉ tiêu vi sinh vật và kim loại nặng của chế phẩm đều nằm trong mức cho phép đối với chất bảo quản trong thực phẩm theo QCVN 4-12:2010/BYT.
8. Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn nội sinh trong rễ cà phê vối (Coffea canephora Pierre var. robusta) có khả năng phân giải phosphat khó tan, sinh tổng hợp IAA và có khả năng kháng nấm bệnh ở tỉnh Đăk Lăk
Chủ nhiệm: ThS. Ngô Văn Anh
- Điện thoại: 0374.55.9085 Email: ngovananh3979@gmail.com
- Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Tây Nguyên
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Tây Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2015
Kết quả nghiên cứu:
+ Thu thập được nguồn mẫu rễ cây cà phê đại diện cho khu vực Đắk Lắk, phân lập và tuyển chọn được các chủng vi khuẩn nội sinh rễ cây cà phê.
+ Tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn nội sinh BMT8, BMT11 và CU8 trong rễ cây cà phê vối thu thập ở Đắk Lắk có hoạt tính cố định đạm cao (lần lượt là 1,47 μg/ml; 1,57 μg/ml và 1,37 μg/ml), phân giải P khó tan cao (lần lượt là 8,61 mg/l; 12,25 mg/l và 11,46 mg/l), sinh tổng hợp IAA cao (lần lượt là 5,45 mg/L; 9,04 mg/l và 8,15 mg/l) và có khả năng kháng mạnh nấm bệnh Fusarium sp. và Rhizoctonia sp. gây bệnh trên cây cà phê vối.
+ Kết quả dựa trên trình tự 16 S của ba chủng vi khuẩn nội sinh tiềm năng đã định danh được là ba chủng vi khuẩn nội sinh BMT8, BMT11 và CU8 lần lượt là Bacillus amyloliquefactiens, Bacillus subtilis, Bacillus sp.
+ Đề tài đã đào tạo thành công 01 thạc sĩ và đăng được 01 bài báo trong nước thuộc tạp chí có điểm số ISSN.
9. Nghiên cứu phát triển chế phẩm vi sinh vật nội sinh kháng nấm Phytopthora trên cây hồ tiêu
Chủ nhiệm: ThS. Ngô Văn Anh
- Mã số: Đề tài số 04 thuộc chương trình KHCN cấp bộ “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển bền vững cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên”
- Điện thoại: 0374.55.9085 Email: ngovananh3979@gmail.com
- Cơ quan chủ quản: Bộ giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Tây Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2017-2019
- Địa điểm thực hiện: Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường
Kết quả đạt được
- Đề tài đã chọn được 02 chủng vi khuẩn nội sinh có hoạt tính mạnh khi khảo sát khả năng đối kháng nấm bệnh Phytophthora sp. trong điều kiện in vitro, in vivo và trong điều kiện nhà lưới gồm chủng Bacillus methylotrophicus EB.KN13 và chủng Bacillus velezensis EB.KN12.
- Đề tài đã khảo sát được một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế kháng nấm Phytophthora của các chủng vi khuẩn nội sinh là nhờ vào khả năng tổng hợp các enzyme và khả năng tiết các chất kháng sinh để ức chế tiêu diệt nấm bệnh.
- Xây dựng được được hai quy trình nhân nuôi thích hợp của 2 chủng vi khuẩn nội sinh có hoạt tính kháng nấm bệnh Phytophthora cao gồm chủng Bacillus methylotrophicus EB.KN13 và chủng Bacillus velezensis EB.KN12 có thể ứng dụng trong quy mô sản xuất chế phẩm chuyển giao ứng dụng trong sản xuất hồ tiêu bền vững.
- Xây dựng được qui trình phối trộn thành sản phẩm hoàn chỉnh có hoạt tính cao và lâu dài ứng dụng trong nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất hồ tiêu.
- Sản phẩm của đề tài còn góp phần đào tạo 01 tiến sĩ, đào tạo thành công 01 thạc sĩ. hướng dẫn được 8 sinh viên làm chuyên đề ra trường, đăng được 02 bài báo trong đó: 01 bài đăng tạp chí trong nước (ISSN) và 01 bài đăng trên tạp chí nước ngoài (SCI).
10. Nghiên cứu, tuyển chọn giống và xây dựng quy trình nhân giống cây hồ tiêu hiệu quả cho địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chủ nhiệm: ThS. Mai Quốc Quân
- Mã số: Đề tài số 08 thuộc chương trình KHCN cấp bộ “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển bền vững cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên”
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Tây Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2017-2019
Kết quả nghiên cứu:
+ Thu thập được 10 cây hồ tiêu giống có tiềm năng kháng bệnh ở rễ từ 3 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Gia Lai, được ký hiệu là ĐL01, ĐL02, ĐL03, ĐL04, ĐN01, ĐN02, ĐN03, GL01, GL02, GL03. Trong đó hai giống ĐN02 và GL03 có khả năng kháng nấm Phytophthoracapsicivà tuyến trùng là tốt nhất. Vì vậy, 2 giống ĐN02 và GL03 được sử dụng làm vật liệu tạo giống sạch bệnh trong nhân giống in vitro.
+ Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hồ tiêu có khả năng kháng bệnh ở rễ.
-
Nghiên cứu khử trùng mẫu hồ tiêu: Đã xác định được nồng độ Javel 30% (v/v) thời gian 10 phút là thích hợp nhất cho khử trùng đốt thân cây hồ tiêu với 73,33% mẫu sống không nhiễm.
-
Ảnh hưởng của Cytokinin lên sự tạo chồi mẫu cây hồ tiêu: đỉnh sinh trưởng hồ tiêu chỉ tạo chồi trên môi trường có bổ sung BA. Sự hình thành cụm chồi tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung 2 mg/l BA kết hợp 1 mg/l Kin với tỷ lệ tạo cụm chồi cao nhất (80%)
-
Ảnh hưởng của thành phần khoáng lên sự sinh trưởng của chồi cây hồ tiêu: đã xác định được môi trường nuôi cấy có khoáng đa lượng MS giảm 1/2, vi lượng MS, vitamin Morel là tốt nhất cho sự tăng trưởng của cụm chồi cây hồ tiêu với số chồi 5,22 chồi/cụm và số lá 11,11 lá/ cụm chồi
-
Ảnh hưởng của Auxin lên sự tạo rễ của chồi cây hồ tiêu: chồi cây hồ tiêu tạo rễ tốt nhất trên môi trường MS có bổ sug 2 mg/l IBA và 1 mg/l NAA với 7 rễ/chồi và chiều dài rễ 12,7 cm.
+ Xác định các điều kiện để huấn luyện và nhân giống cây hồ tiêu trong vườn ươm từ cây con in vitro: các cây hồ tiêu cấy mô có 4 hoặc 5 lá thật là phù hợp nhất để mang ra trồng ngoài vườn ươm với tỷ lệ sống đạt từ 92,22 đến 96,67 %. Giá thể tốt nhất để trồng cây hồ tiêu cấy mô là 1/3 xơ dừa + 1/3 phân hữu cơ + 1/3 đất sạch cho tỷ lệ sống cũng như các chỉ tiêu tăng trưởng là tốt nhất. Sản phẩm kích thích ra rễ N3M là thích họp nhất để giâm cành cây hồ tiêu với tỷ lệ cành giâm sống đạt 86,67%.
11. Nghiên cứu đặc tính sinh thái vi sinh vật trên đất trồng cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Tây Nguyên
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Huyền
- Mã số: Đề tài 02 thuộc chương trình “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển bền vững cây hồ tiêu (Piper Nigrum L.) ở Tây Nguyên”
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Tây Nguyên
- Thời gian thực hiện:5/2017 - 11/2019
Kết quả nghiên cứu:
- Kết quả nghiên cứu mật độ, đánh giá mức độ đa dạng sinh học vi sinh vật trong đất trồng ở 81 vườn hồ tiêu ở 3 tỉnh Tây Nguyên gồm Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai đã thu thập được 50 chủng vi khuẩn, 30 chủng xạ khuẩn, 18 chủng nấm trong đó có các chủng vi sinh vật có lợi, đây là các chủng vi sinh vật có tần suất xuất hiện cao ở nhiều vườn. Từ các chủng vi sinh vật thu thập được, chọn ra 50 chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm, phân giải cellulose, phân giải photphate khó tan để định danh. Kết quả định danh 50 chủng cho thấy, 81% các chủng vi khuẩn có hoạt tính tốt thuộc chi Baccillus (chiếm 81,57% kết quả định danh vi khuẩn), 45% các chủng vi nấm được định danh là Trichoderma.
- Kết quả phân tích mật độ vi sinh vật trong đất cho thấy mật độ vi sinh vật trong đất phong phú và đa dạng, có sự chênh lệch mật độ giữa các vùng đất khác nhau. Trong đó, mật độ vi sinh vật có lợi trung bình ở Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai lần lượt là 1,21 x 105 cfu/g đất, 1,63 x 105 cfu/g đất, 1,73 x 105 cfu/g đất.
- Kết quả phân tích tương quan giữa khu hệ vi sinh vật đất và các loại trụ trồng hồ tiêu cho thấy khu hệ vi sinh vật trong đất phong phú, đa dạng hơn khi dùng cây sống làm trụ cho tiêu, mật độ vi sinh vật tổng số trung bình là 8,93x106 CFU/g đất cao hơn so với khi dùng trụ bê tông.
- Kết quả phân tích tương quan giữa khu hệ vi sinh vật đất và các yếu tố sinh thái cho thấy: Vi sinh vật có mật độ cao ở mức pH = 4,7 – 5,9 thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Ngoài ngưỡng pH = 4,7 – 5,9 mật độ vi sinh vật thấp và có xu hướng giảm. Độ ẩm đất ở các vườn thí nghiệm dao động từ 24% - 32% phù hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật đất. Mật độ vi sinh vật và hàm lượng hữu cơ trong đất có mối tương quan thuận. Hàm lượng hữu cơ cao thì mật độ vi sinh vật cao (R = 0,65).
- Phân tích tương quan giữa mật độ nhóm vi sinh vật có lợi trong đất trồng hồ tiêu với mật độ nhóm vi sinh vật gây bệnh cho thấy có mối tương quan nghịch giữa hai nhóm vi sinh vật này, cụ thể là mật độ vi sinh vật có lợi tương quan nghịch với mật độ tuyến trùng (R = -0,65)và tương quan nghịch với mật độ nấm bệnh (R = -0,68).
- Tỉ lệ bệnh trong vườn tiêu dao động ở mức 8% - 40%, tỉ lệ bệnh trung bình là 23%, cây tiêu mắc các bệnh chủ yếu là chết nhanh, chết chậm, thán thư. Kết quả phân tích tương quan cho thấy mật độ vi sinh vật có lợi trong đất và tỉ lệ bệnh trong vườn cây có tương quan nghịch (R = -0,33).
Một số sản phẩm
ONLINE
We have 6590 guests and no members online