Điện thoại: (84) 02623.825181 FAX: (84) 02623.825184
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Y Dược là một trong những khoa thuộc trường Đại học Tây Nguyên, được thành lập ngay từ ngày đầu tiên thành lập Trường (ngày 11 tháng 11 năm 1977). Ngày 02 tháng 04 năm 1996, Bộ Gíao dục và đào tạo ra quyết định số 124/GD ĐT chuyển khoa Y thành khoa Y Dược. So với các trường Y Dược khác thì khoa Y Dược trường Đại học Tây Nguyên là một trong các khoa (Trường Y Dược) ra đời sớm, xa trung ương và gặp không ít khó khăn trên bước đường xây dựng và phát triển.
Nằm tại thành phố Buôn Ma Thuột, trung tâm của Tây Nguyên - Khoa Y Dược có một vị trí đặc biết trong chiến lược đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, phục vụ trực tiếp cho đào tạo nguồn nhân lực y tế Tây Nguyên, góp phần phòng chống bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung.
Được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương quan tâm, được sự chỉ đạo sát sao, đoàn kết và thống nhất của Đảng bộ, Ban giám hiệu, trong suốt 45 năm qua, Chi bộ Khoa Y Dược, Bệnh viện trường, Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược đã chung vai cùng cán bộ viên chức và các đoàn thể chính trị - xã hội của khoa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu mà Nhà trường giao phó.
Sau 42 năm ra đời, khoa Y Dược đã trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt: đã đào tạo được gần 5000 bác sĩ đa khoa và hàng trăm cử nhân điều dưỡng, một đội ngũ thầy thuốc khá lớn tham gia công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Miền Trung, đã đóng góp rất lớn vào việc thực hiện các chiến lược chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của bộ Y tế trong những thập kỷ vừa qua.
Trong số những sinh viên học tập và tốt nghiệp từ Khoa Y Dược, trường Đại học Tây Nguyên, đã có rất nhiều người trưởng thành và thành đạt, một số người đã đứng ở vị trí hàng đầu trong một số chuyên ngành. Hầu hết các bác sĩ hiện đang giữ những vị trí lãnh đạo của ngành (giám đốc, phó giám đốc các sở, bệnh viện, Viện nghiên cứu, các trung tâm y tế ) của các tuyến thuộc các tỉnh Tây Nguyên.
Lực lượng giảng dạy của Khoa được đào tạo đúng chuyên Ngành từ các trường có uy tín trong và ngoài nước, số lượng giảng viên được tăng cường từ nhiều nguồn: Giảng viên được đào tạo ở nước ngoài, giảng viên từ các trường Đại học trên cả nước chuyển đến, sinh viên xuất sắc của một số trường Đại học được tiếp nhận làm công tác giảng dạy. Ngoài ra, Khoa Y Dược –Trường Đại học Tây Nguyên còn có một đội ngũ hơn 60 giảng viên kiêm nhiệm công tác nhiều cơ quan tham gia đào tạo Ngành Y đa khoa như Viện Vệ sinh – Dịch tễ Tây Nguyên, ở các Bệnh viện Đa khoa Tỉnh (Đăk Lăk, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận), ở các Bệnh Đa khoa huyện trong Tỉnh Đăk Lăk và Tỉnh Đăk Nông (CưMgar, Krông Păk, Buôn Đôn, Cư Kuin, Krông Ana, Krông Bông, Cư Jut…) và Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên.
2. Chức năng và nhiệm vụ:
2.1. Chức năng:
Đào tạo nguồn nhân lực ngành Y Đa khoa Điều Dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học có trình độ Đại học, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của vùng Tây Nguyên, một số tỉnh duyên hải miền Trung và cả nước.
Ngoài ra, Khoa Y Dược còn đào tạo chuyên khoa I Nội tổng quát và Thạc sỹ Ký sinh trùng – Côn trùng.
Song song với công tác đào tạo, các giảng viên của Khoa còn tham gia nghiên cứu khoa học; tham gia công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại các bệnh viện khu vực: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, Bệnh viện Đại học Tây Nguyên, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện tâm thần; tham gia các dự án trong và ngoài nước. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo chủ trương chung của Trường và của Bộ; tăng cường dạy học tương tác, thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ; tập trung biên soạn và nâng cao chất lượng các giáo trình nội bộ; sử dụng phương tiện dạy học hiện đại; từng bước lượng hóa hoạt động đánh giá trong thi cử của sinh viên và trong sát hạch chất lượng giảng dạy của giáo viên theo tinh thần hội nhập để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và sức cạnh tranh, đáp ứng những đòi hỏi khách quan trong tình hình mới của ngành Giáo dục và của toàn xã hội.
2.2. Nhiệm vụ:
Khoa Y Dược – Trường Đại học Tây Nguyên là một trong những trung tâm giảng dạy về khoa học sức khỏe tại Việt Nam với sứ mệnh là “Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế; đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và một số tỉnh duyên hải miền Trung và góp phần nâng cao nền Y Dược học Việt Nam”. Tập thể Khoa Y Dược và các bên liên quan đã xây dựng sứ mệnh mới và định hướng phát triển của Khoa trong thế kỷ 21 là “Xây dựng một đội ngũ các thầy thuốc cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhằm làm giảm nỗi đau và bệnh tật cho con người”. Sứ mệnh này sẽ được thực hiện bằng chiến lược đầu tư vào các chương trình đào tạo cho đối tượng là sinh viên tốt nghiệp y khoa có năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả đến từng cá nhân và cộng đồng, có tinh thần hướng đến cộng đồng, đóng một vai trò tích cực trong phòng chống bệnh tật, điều trị hiệu quả, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, và làm việc hiệu quả trong những cơ sở có điều kiện chăm sóc sức khỏe khác nhau trong cả nước.
Ngoài ra, Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên còn cung cấp các kỹ thuật hỗ trợ nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe ở các tuyến cơ sở, và các khóa học đào tạo liên tục cho các bác sĩ tại khu vực Tây Nguyên. Hoàn thành các mục tiêu này sẽ đặt ra yêu cầu cho Khoa Y Dược –Trường Đại học Tây Nguyên về nâng cao tính chuyên nghiệp, điều trị lâm sàng, kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
|
|
|
|
TS.BS Đinh Hữu Hùng |
TS BS. Thái Quang Hùng |
4. Phân công nhiệm vụ:
4.1. Phân công nhiệm vụ:
- Phụ trách chung:
TS Đinh Hữu Hùng - Quản lý chung; Đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học, công tác sinh viên, đào tạo liên tục, khởi nghiệp.
- Phó trưởng khoa:
TS BS. Thái Quang Hùng - Đào tạo Đại học, Vừa học vừa làm, Tự đánh giá chương trình đào tạo
4.2. Trợ lý khoa
- CN Lã Quý Xá: trợ lý chuyên trách đào tạo.
- CN Ninh Thị Kim Loan: Văn thư
- CN Lưu Thị Dung: Trợ lý chuyên trách đào tạo
- ThS Trần Thị Nguyên Đăng: Trợ lý kiêm nhiệm CSVC, NCKH và sau đại học.
- CN Nguyễn Thị Hoa - Trợ lý kiêm nhiệm công tác sinh viên
5. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC.
Hiện nay toàn thể khoa Y Dược có 126 cán bộ viên chức, trong đó bao gồm: có 03 PGS, 5 Tiến sĩ, 56 Thạc sĩ, 05 Bác sĩ CKI, 01 Bác sĩ CK2, 28 Bác sĩ, 1 Dược sĩ đại học, 18 Cử nhân, 01 KTV cao đẳng, 03 KTV viên trung cấp, 02 Y sĩ, 02 Nhân viên.
Trong đó có 3 giảng viên cao cấp, 14 giảng viên chính
Cán bộ gửi đi đào tạo tại các cơ sở Y học trong cả nước; trong đó, có 06 NCS, 20 Cao học, 03 CKII
6. Các chuyên ngành đào tạo:
6.1.1. Hệ đại học:
- Bác sĩ đa khoa chính qui hệ 6 năm: mỗi năm tuyển khoảng 200 - 300 sinh viên theo chỉ tiêu của bộ và khoảng 70 sinh viên đào tạo theo địa chỉ từ 5 tỉnh Tây Nguyên, do địa phương đầu tư kinh phí đào tạo, nhưng chỉ xét trong số những thí sinh thi vào ngành Y nhưng không đủ điểm chuẩn.
- Bác sĩ hệ liên thông hệ 4 năm: mỗi năm đào tạo từ 70 - 100 sinh viên
- Cử nhân điều dưỡng hệ chính qui: mỗi năm đào tạo từ 50 – 70 sinh viên
- Cử nhân điều dưỡng tại chức: mỗi năm đào tạo từ 50 - 70 sinh viên
- Cử nhân xét nghiệm hệ 4 năm.
6.1.2. Hệ sau đại học:
- Cao học Y sinh: mỗi năm đào tạo 15 – 40 học viên.
- Chuyên khoa I Nội: mỗi năm đào tạo 10 -40 học viên.
7. Nghiên cứu khoa học:
- Số lượng đề tài, dự án, trong đó:
+ Cấp Nhà nước: 0
+ Cấp Bộ: 5
1. Mai Văn Thìn, Nguyễn Thị Xuân Trang, Huỳnh Văn Thơ, Phan Văn Trọng (2009). B2007-15-11: Thể lực và một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi tại thành phố Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.
2. Hoàng Đức Linh, Nguyễn Thị Xuân Trang, Huỳnh Văn Thơ, Văn Hữu Tài, Lê Thị Lan và cs (2009). B2007-15-16: Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường của cư dân ở TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
3. Phùng Minh Lương (2009). B2008-15-22: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em dân tộc Ê Đê.
4. Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Hồ Sơn, Nguyễn Thị Hồng Vân (2009). B2008-15-23: Tình hình tai nạn và chấn thương ở những người cao tuổi tại Đăk Lăk.
5. Võ Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Hữu Chính, Trần Thị Thu Phương (2012). B2010-15-40: Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa thông thường và một vài yếu tố liên quan ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại thành phố Buôn Ma Thuột.
+ Cấp tỉnh: 0
+ Cấp cơ sở:
56 đề tài cơ sở của cán bộ giảng viên (trong 9 năm từ 2008 -2017).
- Trần Thị Thu Phương (2007). Tình trạng nhiễm và mức độ đề kháng kháng sinh của tụ cầu gây bệnh ở các vết thương ngoại khoa tại bệnh viện thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2007.
- Lê Thị Thêu (2008). Đánh giá tác dụng của bài thuốc đại tần giao thang gia giảm kết hợp với điện châm cứu điều trị liệt mặt ngoại biên do lạnh.
- Thái Quang Hùng và nhóm sinh viên Y6 (2008). Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể trong qua trình thực tập của sinh viên Y Khoa, trường Đại học Tây Nguyên.
- Trần Tuấn Bạch Vân (2009). Mô tả một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn (Fasciola Gigantica) tại Đắk Lắk, 2009.
- Nguyễn Thị Minh Tâm (2009). Thực trạng sự hiểu biết về nguồn nước và nhà tiêu hiện đang sử dụng của người dân tại xã Eanuol - huyện Buôn Đôn - tỉnh Đắk Lắk và xác định một số yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm.
- Trần Tuấn Bạch Vân (2009). Mô tả một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn tại Đắk Lắk,
- Phạm Đình Nhường, Lê Thị Lan (2009). Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến dọa sinh non và sinh non.
- Văn Hữu Tài, Lê Thị Lan, Võ Thị Kim Quyên (2010). Tăng huyết áp ở người M'Nông trưởng thành tại xã Yang Tao, Lắk, Đăk Lăk năm 2009: Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan.
- Trần Đức Tươi (2010). Đặc điểm dịch tễ học và thực trạng sốt rét nhóm dân di cư tự do tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk năm 2008.
- Lâm Quốc Tuấn, (2010). Thực trạng quản lý bệnh nhân sốt rét tại một số xã biên giới huyện Ea Soup, tỉnh Đắk Lắk.
- Phan Tấn Hùng (2010). Tình hình nhiễm A. lumbricoides, T. trichiura, A. Duodenal/N.americanus tại một trường tiểu học thuộc TP Buôn Ma Thuột và hiệu quả điều trị liều duy nhất viên Mebendazole 500mg.
- Trần Thị Thu Phương (2010). Khảo sát tỷ lệ nhiễm và đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng tụ cầu, phế cầu và liên cầu gây nhiễm khuẩn hô hấp trên bệnh nhân nhi nhiễm khuẩn hô hấp.
- Ngô Minh Trung (2010). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, nội soi và CT scan ở bệnh viêm mũi xoang tại Bệnh viện Đăk Lăk năm 2010.
- Thân Trọng Quang (2010). Thực trạng ký sinh trùng đường ruột trên rau sống các chợ thành phố Buôn Ma thuột năm 2010.
- Thái Quang Hùng (2010). Tỉ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Ea Mdroh, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk, năm 2010.
- Trần Tuấn Bạch Vân (2011). Xác định tỉ lệ sốt rét và một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch tễ sốt rét tại một xã thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk năm 2011.
- Trần Thị Thu Phương (2011). Khảo sát tỷ lệ viêm âm đạo và xác định các tác nhân thường gây viêm âm đạo ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Đại học Tây Nguyên năm 2011.
- Văn Hữu Tài (2011). Tần suất thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn.
- Phạm Đình Nhường (2011). Khoảng cách sinh và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ Ê đê trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Krông Pắk, Đắk Lắk.
- Trần Thị Thanh (2011). Cơ cấu bệnh tật và khả năng đáp ứng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện Đa khoa Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk năm 2010.
- Thân Trọng Quang (2011). Mối liên quan giữa nhiễm giun truyền qua đất và thiếu máu ở phụ nữ từ 20-35 tuổi tại một số xã huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk 2011.
- Phan Tấn Hùng (2012). Kiến thức, thái độ, thực hành về nhiễm giun truyền qua đất và ảnh hưởng của nó đến tình trạng nhiễm bệnh của học sinh trường tiểu học Y Wang – thành phố Buôn Ma Thuột.
- Nguyễn Đăng Đức (2012). Tình hình nhiễm Helicobacter Pylory (HP) ở bệnh nhân bị bệnh lý dạ dày - tá tràng qua nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên.
- Nguyễn Thị Xuân Trang (2012). Khảo sát thực trạng học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên dân tộc thiểu số tại Trường đại học Tây Nguyên giai đoạn 2006- 2010.
- Trần Đức Tưoi(2013). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hành vi gây hấn ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại bệnh viện Tâm thần Đăk Lăk năm 2012. .
- Võ Thị Kim Quyên (2013), Khảo sát bệnh sâu răng và sức nhai ở sinh viên y khoa năm thứ nhất, trường Đại học Tây Nguyên.
- Y Rai K Buôr (2013). Thực trạng chuyển viện từ bệnh viện tuyến dưới đến khao cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh Đăklăk năm 2012.
- Nguyễn Thị Bích Trang (2013). Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012.
- Nguyễn Mạnh Tuyến (2013). Hiện trạng cở sở vật chất và sự hài lòng của bệnh nhân tại bệnh viện Trường ĐH Tây Nguyên năm 2012.
- Nguyễn Thuỷ Giang (2013). Đánh giá mức độ nhiễm HPV ở cổ tử cung phụ nữ tuổi sinh đẻ tại phường Tự An thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăklăk bằng kĩ thuật sinh học phân tử.
- Lê Thị Lan (2013). Một số đặc điểm lâm sàng và điều trị dự phòng ở bệnh nhân hen phế quản tại Bệnh viện tỉnh Đăk Lăk năm 2012.
- Văn Hữu Tài (2013). Tỉ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh ĐăkLăk, từ tháng 3-11/2012.
- Vũ Thị Lan Anh (2013). Khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân nội trú về việc tiếp cận dịch vụ y tế tại bệnh viện trường ĐHTN.
- Vũ Thị Lan Anh (2014). Kiến thức, thái độ về một số biện pháp tránh thai hiện đại của sinh viên ĐHTN và một số yếu tố liên quan
- Nguyễn Duy Thịnh (2014) Đánh giá tỷ lệ polyps đại trực tràng chẩn đoán qua nội soi tại bệnh viện ĐHTN
- Đỗ Thị Thược (2015), Mô tả kiến thức thái độ của lãnh đạo và cán bộ chủ chốt bệnh viện Dak Lak về tình huống chấn thương hàng loạt. Xác định những thuận lợi khó khăn trong công tác chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng chấn thương hàng loạt của BV Dak Lak.
- Nguyễn Thị Xuân Trang (2015), Thực trạng hoạt động của các trạm y tế xã và đáp ứng nhu cầu người dân khám chữa bệnh tại huyên Cư Mgar, Dăk Lăk năm 2015
- Văn Hữu Tài (2015), Tỷ lệ phì đại thất trái và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
- Nguyễn Manh Tuyến (2015), Khảo sát hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng BV trường ĐHTN năm 2015
- Tạ Vũ Đức (2015), Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư đại trực tràng tại bệnh viên đa khoa Dak Lak từ 2009 – 2015
Năm 2015 có 5 đề tài cơ sở nghiệm thu đúng hạn vào tháng 12 năm 2015.
Năm 2016 có 5 đề tài nghiệm thu.
Năm 2017 có 6 đề tài cơ sơ thực hiện đúng tiến độ, sẽ nghiệm thu vào cuối năm 2017.
- Một số thành tích nổi bật của khoa:.
Hầu hết cán bộ Khoa Y Dược đã có khả năng độc lập tổ chức và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án các cấp đạt kết quả cao.
Hàng năm, cán bộ của Khoa Y Dược đều có các đề tài nghiên cứu với nhiều qui mô khác nhau: cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trường. Trong đó, có đề tài thuộc lĩnh vực lâm sàng, có đề tài thuộc lĩnh vực cộng đồng, có đề tài nghiên cứu về điều trị, có đề tài nghiên cứu về dự phòng.
Tất cả đều có giá trị ứng dụng trong thực tế, và đặc biệt được sử dụng như những bằng chứng khoa học trong quá trình giảng dạy cho sinh viên.
Từ năm 2000 đến nay, Khoa Y Dược đã thực hiện xong 6 dự án
- Dự án “Tăng cường đạo tạo bác sĩ đa khoa hướng cộng đồng” do đại sứ quán Hà Lan tài trợ, đã hoàn thành năm 2006.
- Dự án “Sức khoẻ sinh sản” do tổ chức Pathfinder tài trợ”, hoàn thành năm 2008.
Các dự án hoàn thành, Khoa đã có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu: đã cùng với 7 trường đại học Y khác trong toàn quốc hoàn tất khung chương trình và chương trình chi tiết đào tạo bác sĩ đa khoa có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết về làm việc ở tuyến y tế cơ sở, gọi là “cuốn sách xanh”. Sau dự án, khoa cũng đã hoàn tất chương trình “giảng dạy thực địa” và có được 3 huyện làm cơ sở thực địa hàng năm cho sinh viên.
Các giảng viên được tăng cường nhiều kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy: các phương pháp giảng dạy tích cực, các phương pháp lượng giá sinh viên, các phương pháp dạy và học trên lâm sàng, các phương pháp nghiên cứu khoa học, một số thầy cô được tu nghiệp nước ngoài,…và khoa còn được thừa hưởng nhiều trang thiết bị, sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Dự án “SkillsLab” kết thúc: giúp thầy và trò khoa Y Dược có thêm cách học mới: học tiền lâm sàng, một phương pháp rất cần thiết giúp cho sinh viên tự tin trước khi thực hành các kỹ năng của một thầy thuốc trên người bệnh.
- Dự án “Nâng cao năng lực nhóm nòng cốt về nghiên cứu khoa học, giáo dục Y học, E-lerning, Quản lý và lập kế hoạch, Đánh giá kinh tế Y tế” được đại sứ quán Hà Lan tài trợ, đang hoạt động. Dự án này nhằm nâng cao năng lực làm việc và giảng dạy của một số giáo viên thuộc các lĩnh trên. Họ sẽ là nòng cốt để có thể tham gia đào tạo và đào tạo liên tục cho các thầy thuốc trong khu vực và có thể trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó.
- Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo bác sĩ y học dự phòng” được đại sứ quán Hà Lan tài trợ triển khai, nhằm đào tạo các bác sĩ làm công tác dự phòng cho khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
- Dự án “Cải thiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân tộc thiểu số thông qua đào tạo” do tổ chức Pathfinder International tài trợ sẽ được bắt đầu từ tháng 12 năm 2009. Mục tiêu hoạt động của dự án là tăng cường đào tạo các thầy thuốc là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa để các thầy thuốc này trở về phục vụ cộng đồng mình, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho các cộng đồng dân tộc vùng sâu vùng xa.
ONLINE
We have 3747 guests and one member online