Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH 11.11               Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

          Khối Lá (5 – 6 tuổi)

                      * * *                                                                  Đắk Lắk, Ngày 05 tháng 6 năm 2022

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

   1. Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

   - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với độ tuổi trẻ.

   - Trẻ được theo dõi sức khỏe theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ.

   - Các chỉ số chiều cao và cân nặng nằm trong vùng phát triển bình thường trong biểu đồ tăng trưởng.

   2. Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.

  - Giữ được thăng cơ thể khi thực hiện vật động:

+ Đi lên, xuống ván dốc (dài 2m, rộng 0,3m), một đầu kê cao 0,3m.

+ Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2mx0,25mx0,35m) (CS11)

+ Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.

+ Đứng 1 chân và giữ thẳng người trong 10 giây

+ Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu (CS9)

- Kiểm soát được vận động:

+ Đi/chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh

+ Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)

+ Nhảy xuống từ độ cao 40cm (CS2)

+ Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất (CS4).

3. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.

- Biết phối hợp tay – mắt trong vận động:

+ Bắt và ném bóng với người đối diện cách xa 4m (CS 3)

+ Đật và bắt được bóng bằng 2 tay (CS10)

+ Ném trúng đích đứng (xa 2m x cao 1,5m)

+ Đi, đập và bắt được bóng nảy 4 – 5 lần liên tiếp

- Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:

+ Chạy 18 m trong khoảng thời gian 5 – 7 giây (CS12)

+ Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian. (CS13)

+ Tham gia các hoạt động học tap65lien6 tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong vòng 30 phút (CS14).

+ Bò vòng qua 5 – 6 điểm díc dắc cách nhau 1,5 m theo đúng yêu cầu.

4. Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.

- Thực hiện được các vận động:

+ Uốn ngón tay, bàn tay, xoay cổ tay.

+ Gập, mở lần lượt từng ngón tay.

- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động:

+ Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số.

+ Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản (CS7)

+ Xếp chồng 12 – 15 khối theo mẫu.

+ Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6)

+ Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn (CS 8).

- Tự cởi và mặc được áo, xâu dây giày, cài quai dép, đóng mở phéc mơ tuya. (CS5).

5. Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.

- Lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm:

+ Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá…

+ Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả…

- Nói được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày (CS19).

- Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe (CS20).

6. Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân.

   6.1. Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt:

- Thực hiện được một số việc đơn giản:

+  Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15)

+ Biết tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16).

+ Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng (CS18)

+ Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.

+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết đi xong dội/ giật nước cho sạch.

- Sử dụng đồ dùng ăn uống thành thạo.

6.2. Có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ sức khỏe.

- Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống:

+ Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn

+ Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.

+ Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

+ Không uống nước lạnh, ăn quà vặt ngoài đường.

- Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh

+ Vệ sinh răng miệng: sau khi ăn, trước khi đi ngủ, sáng ngủ dạy.

+ Biết lựa chọn trang phục, đồ dùng phù hợp với thời tiết.

+ Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (CS 17).

+ Nói với người lớn khi bị đau, sốt.

+ Bỏ rác đúng nơi quy định; không nhỏ bậy ra lớp.

6.3. Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh.

- Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm (CS 21)

- Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (CS22)

- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm (CS23)

- Không đi theo, không nhận quả của người lạ khi chưa được người lớn cho phép (CS24).

-  Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm (CS 25)

- Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc (CS26).

II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng.

- Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét các đối tượng, thảo luận về đặc điểm của đối tượng.

- Tích cực tham gia làm các thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và theo luận.

2. Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán , chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận.

- Biết phân loại các đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau.

- Biết nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau và giống nhau của các đối tượng quan sát được.

3. Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.

- Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng.

- Giải quyết được các vấn đề đơn giản bằng nhiều cách khác nhau.

- Biết thể hiện sự hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình.

4. Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.

5. có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một  số khái niệm sơ đẳng về toán.

- Trẻ quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng, đếm và hỏi: “bao nhiêu?”, “đây là mấy?”…

- Trẻ nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 (CS 104)

- Biết so sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.

- Biết gộp các nhóm đối tương trong phạm vi 10 và đếm.

- Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của nhóm. (CS105)

- Nhận biết được các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu.

- Nhận ra quy tắc sắp xếp và sao chép lại.

- Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp.

- Biết sử dụng một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói lên kết quả.

- Biết cách đo độ dài và nói lên kết quả đo. (CS 106)

- Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu. (CS107)

- Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, au, phải, trái của một vật so với vật khác). (CS108).

- Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự (CS109).

- Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày (CS110).

- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ.(CS111).

6. Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

- Nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.

- Nói tên, tuổi, giới tính và công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình.

- Nói đúng địa chỉ gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm), số điện thoại (nếu có) … khi được hỏi, trò chuyện.

- Nói tên, địa chỉ và mô tả được một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp của trẻ.

- Nói tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường.

- Nói họ tên và đặc điểm của bạn trong lớp.

- Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung (CS 92)

- Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên (CS93)

- Nói được đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.

- Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.(CS94)

- Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra (CS95)

- Kể được tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội.

- Kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích của đất nước và của Tp. Buôn Ma Thuột.

7. Trẻ thể hiện khả năng suy luận.

- Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày; (CS114)

- Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại; (CS115)

- Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc. (CS116)

8. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo.

- Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát; (CS117). 

- Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình; (CS118)

- Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau;(CS119)

- Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. (CS120).

9. Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.

- Biết tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.

- Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc (CS99)

10. Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.

- Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc theo bài hát, bản nhạc.

- Thích thú ngắm nhìn và sử dụng các từ ngữ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình.

- Biết tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.

- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101)

- Có khả năng gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.

- Biết nói lên ý tưởng thể hiện trong sản phẩm của mình (CS103)

- Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình.

11. Có một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình.

- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ…(CS100)

- Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo loại tiết tấu, múa).

- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản (CS102)

- Biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

- Phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

- Biết phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành sản phẩm phẩm có bố cục hài hòa cân đối.

- Biết phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

- Có khả năng nhện xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc,hình dáng, bố cục.

III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày.

- Thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể.

- Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi. (CS61)

- Nghe, hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hoạt động. (CS62)

- Hiểu nghĩa các từ khái quát về: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng….(CS63)

- Nghe, hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ (CS64)

- Biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn.

2. Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).

- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp (CS 73).

- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp (CS74)

- Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói; (CS76)

3. Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.

- Nói rõ ràng (CS 65)

- Sử dụng đúng các từ chỉ tên tọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày (CS66)

- Kể được rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng mà trẻ quan sát được để người nghe có thể hiểu được.

- Sử dụng được các từ chỉ sự việc, hoạt động, đặc điểm… phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Dùng được các câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh trong giao tiếp. (CS67)

- Sử dụng lời nói để  bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (CS68)

- Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động (CS69)

- Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện (CS 75)

-Sử dụng các từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống (CS77)

- Không nói tục, chửi bậy (CS78)

- Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện (CS72)

4. Có khả năng năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.

- Kể về một sự việc, hiện tượng mà trẻ quan sát, chứng kiến để người khác hiểu được (CS70)

- Kể lại được nội dung câu chuyện đã nghe theo trình tự nhất định (CS 71)

- Kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện… trong nội dung câu truyện.

- Đóng được vai của nhân vật trong câu chuyện mà trẻ đã được nghe kể.

5. Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

- Đọc biểu cảm các bài thơ, đồng dao, ca dao theo chủ đề phù hợp với độ tuổi trẻ.

6. Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết.

      6.1. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        - Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh (CS79).

- Thể hiện sự thích thú với sách (CS80)

- Có hành vi giữ gìn vào bảo vệ sách. (CS81)

        6.2. Trẻ thiển hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc

- Biết chọn sách để “đọc” và xem.

- Có hành vi như người đọc sách: Biết cách đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách. (CS83)

- Kể được câu chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm bản thân.

- Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống (CS82)

- Đọc theo truyện tranh đã biết (CS84)

- Biết kể chuyện theo tranh (CS85)

       6.3. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu của việc viết.

- Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói (CS86).

- Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (CS87).

- Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái; (CS88)

- Biết viết tên của bản thân theo cách của mình (CS89).

- Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. (CS90)

- Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt (CS91)

IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Có ý thức về bản thân.

- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình: họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, tên mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại… (CS27).

- Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân; (CS 28).

- Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân; (CS29).

- Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích, khả năng).

- Đề xuất tò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân;(CS30)

- Biết mình là con/ cháu/ anh/ chị/ em trong gia đình

- Biết mình là con thứ mấy trong gia đình.

- Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức.

2. Có một số phẩm chất cá nhân: Mạnh dạn, tự tin, tự lực.

- Có kỹ năng tự làm một sô việc đơn giản hàng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật, chủ động tham gia các hoạt động vui chơi.

- Cố gắng thực hiện công việc đến cùng (CS31)

- Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc (CS32).

- Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày (CS33)

- Mạnh dạn nói lên ý kiến bản thân (CS34)

3. Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui,buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác (CS 35).

- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt (CS36).

- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè (CS37).

- Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp (CS38)

- Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc; (CS39)

- Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh; (CS40)

- Biết an ủi và chia vui với người thân, bạn bè.

- Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích (CS41).

- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ.

- Biết thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.

- Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một số nét văn hóa truyền thống của quê hương bé.

4. Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.

- Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn

- Dễ hòa đồng với bạn bé trong nhóm chơi (CS 42)

- Biết chấp nhận bạn mới vào nhóm chơi, và phân công công việc trong nhóm chơi.

- Biết chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi (CS43).

- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

 

                                                                                                              TM. BAN GIÁM HIỆU
                                                                                                               PHÓ HIỆU TRƯỞNG
                                                                                                                        (Đã ký)

                                                                                                            Nguyễn Phụng Trúc Giang