KẾT QUẢ HỘI THẢO/ SINH HOẠT HỌC THUẬT
ĐỀ TÀI KHCN NĂM 2022
1. Thời gian và địa điểm
Thời gian: Từ 14h00 đến 17h ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Địa điểm: Phòng 3.1, Nhà điều hành, Trường Đại học Tây Nguyên;
Thành phần:
- Chủ trì: ThS. Nguyễn Văn Minh
- Thư ký: ThS. Lê Thị Thu Sa
- Các đơn vị tham gia: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính Tổng hợp, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Tây Nguyên và các giảng viên, viên chức một số đơn vị liên quan và thành viên đề tài.
2. Nội dung
Tổ chức góp ý cho ThS. Nguyễn Văn Minh - Chủ nhiệm đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2022 với tên đề tài: "Văn hóa công sơ tại Trường Đại học Tây Nguyên – Thực trạng và giải pháp".
ThS. Nguyễn Văn Minh - Chủ nhiệm đề tài báo cáo trước Hội thảo/ sinh hoạt học thuật một số nội dung nghiên cứu sau:
a. Mục tiêu:
- Xác định vị trí, vai trò của văn hóa công sở đối với sự phát triển của Trường Đại học Tây Nguyên;
- Đánh giá thực trạng văn hóa công sở trong môi trường giáo dục của Nhà trường;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao văn hóa công sở trong môi trường giáo dục tại Trường Đại học Tây Nguyên.
b. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa công sở; nội dung, vai trò, nhiệm vụ của văn hóa công sở đối với hoạt động của Trường Đại học Tây Nguyên;
- Khảo sát, phân tích thực trạng văn hóa công sở; đánh giá mặt mạnh, mặt chưa đạt được của việc thực hiện văn hóa công sở; những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường văn hóa công sở trong Nhà trường;
-Đề xuất một số giải pháp nâng cao văn hóa công sở trong môi trường giáo dục tại Trường Đại học Tây Nguyên là phù hợp với mục tiêu đề ra, từ đó sẽ khái quát được vấn đề nghiên cứu và sẽ đưa ra được các giải pháp hợp lý.
c. Kết quả nghiên cứu
Văn hóa công sở đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các trường đại học. Các trường đại học nói chung và Trường Đại học Tây Nguyên nói riêng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân do đó cần quan tâm đến môi trường văn hóa để nâng tầm thương hiệu và uy tín của nhà trường trong hệ thống giáo dục. Có thể thấy, việc xây dựng và thực hành văn hóa trong các trường đại học, nâng cao giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử là vấn đề có tính chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Đó là những chuẩn mực văn hóa thông qua các hoạt động như: giao tiếp, làm việc, học tập, thể thao… nhằm điều chỉnh hành vi của tất cả VC-NLĐ đang công tác và người học đang học tập tại Nhà trường phù hợp với thuần phong mĩ tục, tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh. Ứng xử văn hóa trong trường đại học là vấn đề rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến uy tín, chất lượng ĐTBD của Nhà trường.
Trường Đại học Tây Nguyên với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, Nhà trường nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa công sở ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD, hình ảnh của Nhà trường đối với người học và xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn Nhà trường, đề tài đã khảo sát về thực trạng môi trường văn hóa công sở tại Trường Đại học Tây Nguyên thông VC-NLĐ và người học; đề tài cũng điều tra về tác phong làm việc, trang phục, lễ phục của VC-NLĐ; văn hóa học đường; các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa công sở trong Nhà trường, thông qua lấy ý kiến của viên chức, SV trong Nhà trường. Chúng tôi tiến hành tổ chức sinh hoạt học thuật để tham vấn một số giải pháp và tiếp thu ý kiến đóng góp đề xuất xây dựng “văn hóa, con người Trường Đại học Tây Nguyên”.
Trên cơ sở điều tra thực trạng và kết quả đánh giá, đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao môi trường VHCS trong Nhà trường; các nhóm giải pháp bao gồm:
(1) Nhóm giải pháp xây dựng hệ giá trị chuẩn về văn hóa công sở trong Nhà trường.
(2) Nhóm giải pháp tác động đến người học.
(3) Nhóm giải pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử cho VC-NLĐ và người học trong Nhà trường.
(4) Nhóm giải pháp xây dựng bầu không khí công sở; tác phong làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm.
Qua khảo sát với câu hỏi: “Sự cần thiết của việc xây dựng “Văn hóa, con ngườiTrường Đại học Tây Nguyên hiện nay?” được VC-NLĐ và người học đánh giá mức độ cần thiết cao.
3. Kết luận
Đánh giá chung các kết quả của nghiên cứu của đề tài đã đạt được mục tiêu và có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, còn một số ý kiến đóng góp tác giả tiếp tục hoàn thiện báo cáo khoa học đề tài theo tiến độ để chuẩn bị nghiệm thu trước Hội đồng Nhà trường.
Một số hình ảnh Hội thảo
ThS. Nguyễn Văn Minh – Chủ nhiệm đề tài giới thiệu đại biểu và khai mạc hội thảo
TS. Trương Thông Tuần – Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Tây Nguyên phát biểu tham luận tại hội thảo
ThS. Trần Thị Thanh – Giảng viên, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Tây Nguyên đóng góp ý kiến cho dự thảo báo cáo khoa học
ThS. Nguyễn Thị Ánh Mai – Giảng viên, khoa Sư phạm phát biểu ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo khoa học
ThS. Y Nei Rahlan – Giảng viên, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Tây Nguyên phát biểu ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo khoa học
ThS. Lê Thị Thu Sa
Phòng Ban Tab
- Văn bản
- Thông báo