Page 5 - Sổ tay Sinh viên 2022
P. 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                    TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                            QUY CHẾ
                                             Đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ
                      (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1574/QĐ-ĐHTN ngày 24 tháng 8 năm 2021
                                        của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên)

                                                              Chương I
                                                   NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
                         Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
                         1. Quy chế này quy định chung về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, bao gồm:
                  Chương trình đào tạo và thời gian học tập; hình thức và phương thức tổ chức đào tạo; lập kế hoạch
                  và tổ chức giảng dạy; đánh giá kết quả học tập và cấp bằng tốt nghiệp; những quy định khác đối với
                  sinh viên.
                         2. Quy chế này áp dụng đối với đào tạo theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa
                  học của Trường Đại học Tây Nguyên.
                         3. Quy chế này là căn cứ để Nhà trường xây dựng và ban hành các văn bản quy định cụ thể
                  trong việc tổ chức đào tạo trình độ đại học.
                         Điều 2. Chương trình đào tạo và thời gian học tập
                        1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học
                  phần (sau đây gọi chung là học phần), trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn
                  chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đào
                  tạo song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học
                  tập chung và riêng theo từng ngành.
                        2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức,
                  phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình
                  độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc
                  chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
                        3. Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt
                  đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo
                  quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
                        4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn
                  toàn khoá để định hướng cho sinh viên.
                  a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù
                  hợp với thời gian quy định trong khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đa số
                  sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo;
                  b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài
                  hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
                        5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học không vượt quá 02 lần thời gian theo kế
                  hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã
                  được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được
                  xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng
                  được miễn trừ.
                        6. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên  tích luỹ
                  trong quá trình học tập. Học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, tùy theo đặc điểm từng ngành
                  đào tạo mà một số học phần có thể có 1 hoặc lớn hơn 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn
                  vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ
                                                                  4
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10