I. Lịch sử hình thành và phát triển bộ môn
Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa được thành lập từ năm 2002 thuộc khoa Nông nghiệp từ khi thành lập Trường năm 1977. Qua 40 năm hình thành và phát triển, Bộ môn cùng với khoa Nông Lâm nghiệp trước đây và cho đến năm 2007 khoa Chăn nuôi Thú y được thành lập, bộ môn đã đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Khoa và Nhà trường.
Nhiều thế hệ cựu sinh viên của Khoa đã ra trường, có sự đóng góp về đào tạo của các Thầy- Cô giáo trong Bộ môn và các cựu sinh viên đã trưởng thành, hiện nay đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Nhà trường và các địa phương trong các tỉnh Tây Nguyên.
Lãnh đạo bộ môn các thời kỳ:
* Giai đoạn: 2002 - 2007
Trưởng Bộ môn: TS.GVC Văn Tiến Dũng
* Giai đoạn: 2007 - 2012
Trưởng Bộ môn: TS.GVC Trần Quang Hạnh.
* Giai đoạn: 2012 - 2017, 2017-2022
Trưởng Bộ môn: ThS.GVC Nguyễn Mạnh Thuột
Phó Bộ môn: ThS. GVC Trần Minh Đức
* Giai đoạn: 2023-
P.Trưởng Bộ môn: ThS. GVC Nguyễn Đức Điện
II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng:
Tổ chức, thực hiện các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ Đại học, Cao đẳng và Sau đại học trong các chuyên ngành đào tạo về Chăn nuôi, Thú y và các chuyên ngành khác liên quan.
2. Nhiệm vụ:
Giảng dạy:
- Tổ chức và thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về Chăn nuôi, Thú y và các chuyên ngành khác có liên quan ở trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và tỉnh lân cận như: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai…
Nghiên cứu khoa học:
Tổ chức và thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, phục vụ đào tạo và phát triển kinh tế xã hội cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên.
III. Lãnh đạo bộ môn qua các thời kỳ
|
||
ThS.GVC Nguyễn Mạnh Thuột |
ThS.GVC Trần Minh Đức |
ThS.GVC Nguyễn Đức Điện P. Trưởng Bộ môn (2023-...) |
IV. Đội ngũ cán bộ viên chức của Bộ môn
STT |
Họ và tên |
Năm Sinh |
Học vị, Chức vụ |
|
1 |
Nguyễn Mạnh Thuột |
1962 |
ThS. GVC Trưởng bộ môn |
nguyenmanhthuot62@gmail.com |
2 |
Trần Minh Đức |
1962 |
ThS. GVC Phó Trưởng bộ môn |
tmduc@ttn.edu.vn |
3 |
Văn Tiến Dũng |
1963 |
PGS.TS. GVCC |
dungdhtn@gmail.com |
4 |
Trần Quang Hạnh |
1964 |
PGS.TS. GVCC |
tqhanh@ttn.edu.vn |
5 |
Lý Ngọc Tuyên |
1957 |
ThS.GV |
lyngoctuyen2011@gmail.com |
6 |
Nguyễn Đức Điện |
1984 |
ThS.GVC |
dientaynguyen@gmail.com |
7 |
Nguyễn Văn Lanh |
1980 |
ThS.GV |
nguyenvanlanhdaknong@gmail.com |
8 |
Trần Thị Thắm |
1983 |
Kỹ sư – Kỹ thuật viên |
tranthamcndhtn@gmail.com |
9 |
Đàm Thị Thúy Hải |
2000 |
BSTY_Trợ giảng |
|
10 |
Trần Thị Liên |
2000 |
BSTY_Trợ giảng |
V. Hoạt động đào tạo
Bộ môn hiện tại đảm nhiệm các học phần: Chăn nuôi heo, vi sinh vật chăn nuôi, Giải phẫu động vật 1, Giải phẩu động vật 2, Chuồng trại chăn nuôi; Chăn nuôi Trâu-Bò, Chăn nuôi dê-cừu, Chăn nuôi gia cầm, Dinh dưỡng và thức ăn, Phương pháp thí nghiệm, Chăn nuôi thủy sản, Động vật học, Động vật rừng.
VI. Nghiên cứu khoa học
1. GVC.Ths. Nguyễn Mạnh Thuột - 02 đề tài cấp cơ sở
2. GVC.Ths. Trần Minh Đức - 03 đề tài cấp cơ sở
3. GVC.TS. Văn Tiến Dũng - 02 ĐT cấp tỉnh – 02 cấp Bộ - 02 Dự án
4. PGS.TS. Trần Quang Hạnh - 02 ĐT cơ sở – 01 cấp Bộ - 01 Dự án quốc tế
5. ThS. Lý Ngọc Tuyên - 01 đề tài cấp cơ sở
6. ThS. Nguyễn Văn Lanh - 05 đề tài cấp cơ sở
7. ThS. Nguyễn Đức Điện - 04 đề tài cơ sở.
VII. Định hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Đào tạo:
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở chăn nuôi thú y trong và ngoài tỉnh để gửi sinh viên đi thực tập nhằm giao lưu học hỏi kinh nghiệm thực tế tại cơ sở;
+ Tham gia giảng dạy đào tạo Sau đại học khi các địa phương trong và ngoài tỉnh có nhu cầu nâng cao trình độ;
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên của Bộ môn nỗ lực phấn đấu học tập để làm NCS đạt học vị Tiến sĩ và phấn đấu thường xuyên để được phong hàm Phó GS hằng năm.
- Nghiên cứu khoa học:
+ Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật với các cơ sở tại địa phương theo đơn đặt hàng;
VIII. Một số hoạt động nổi bật của Bộ môn
a. Hoạt động thực tập, thực tế
- Hằng năm thường xuyên đưa sinh viên các lớp Cao đẳng, Đại học đến các cơ sở thực tập giáo trình, thực tập rèn nghề để nâng cao trình độ thực hành, thực tế của sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn để sinh viên ra trường có thể làm việc ngay tại cơ sở sản xuất.
b. Hoạt động khác
- Phòng thí nghiệm của Bộ môn có thể làm thí nghiệm một số chỉ tiêu phục vụ cho nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học và học viên cao học chuyên ngành chăn nuôi.