Vinaora Nivo Slider 3.x

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

   Bộ môn Nhi là một trong những bộ môn được xây dựng ngay từ những ngày đầu thành lập khoa Y và Trường Đại học Tây Nguyên vào tháng 11/1977. Giai đoạn 7 năm đầu của bộ môn với sự hỗ trợ của đội ngũ các thầy Lê Nam Trà, Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Gia Khánh, Trần Đình Long từ trường Đại học Y Hà Nội tham gia giảng dạy; sau đó là thế hệ đầu của trường Đại học Tây Nguyên gồm các thầy cô:  Bùi Văn Tới , Phan Tấn Hùng, Ngô Thị Kim Hải, H’Lanh Mlô, Nguyễn thị Thanh Kiên cùng chung sức với các bộ môn khác, cùng với khoa Y và toàn thể nhà trường góp sức cùng địa phương bảo vệ biên giới, chống phản động FULRO, tham gia lao động sản xuất tự túc lương thực, vừa dạy vừa làm. Nhờ có sự quan tâm đầu tư của địa phương và nhà trường, trong gần 40 năm nay, bộ môn Nhi đã dần thiết lập được cơ sở vật chất cũng như nhân lực để đảm bảo điều kiện dạy và học cho gần 40 thế hệ sinh viên Y khoa. Thành tích nổi bật là góp phần cùng với khoa Y đào tạo ra một thế hệ mới các bác sĩ của Tây Nguyên, bổ sung cho nền y tế địa phương đang còn rất thiếu thốn về nhân lực. Nhiều cựu sinh viên hiện đã trở thành bác sĩ có chuyên môn cao, quản lí, lãnh đạo của nhiều khoa, bệnh viện lớn trên khắp mọi miền đất nước; là cán bộ chủ chốt của nhiều cơ sở y tế phục vụ địa phương, nhất là những vùng sâu vùng xa, nơi mà khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế còn hạn chế. Đồng thời, cùng với Khoa, bộ môn đã tạo được mối liên kết chặt chẽ với một số bệnh viện lớn như bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với tình tình bệnh tật cũng như công tác khám chữa bệnh thực tế, từ đó nâng cao chất lượng kỹ năng lâm sàng.

   Bằng việc mở rộng địa bàn tuyển sinh, trường đã thu hút ngày càng đông sinh viên nói chung và sinh viên Y khoa nói riêng. Đây là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là thách thức với bộ môn, khi cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm lâu năm về hưu và lớp cán bộ giảng dạy kế cận được trẻ hóa. Tuy nhiên, với các chủ trương thích hợp của nhà trường khuyến khích cán bộ liên tục nâng cao trình độ chuyên môn thiết thực với nhu cầu cần thiết ở Tây Nguyên, tập trung ưu tiên vào nhiệm vụ chính giảng dạy và học tập gắn liền với nghiên cứu khoa học. Thực tế đã khẳng định sự thay đổi này phù hợp với hướng đi chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 

   Địa điểm trụ sở chính: Phòng Bộ môn Nhi, tầng 2, khu giảng đường, bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk. 

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Chức năng

   Chức năng đào tạo: Đây là nhiệm vụ trọng tâm của bộ môn Nhi nhằm đào tạo các thế hệ Bác sĩ đa khoa hệ 6 năm, bác sĩ liên thông hệ 4 năm, hệ Cử nhân Điều dưỡng, hệ trung cấp có y đức, đủ kiến thức khoa học, y học và kỹ năng ở trình độ tương ứng để thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị, chăm sóc, quản lý, tham gia phòng bệnh và giáo dục sức khoẻ, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tự nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra còn hợp tác với khoa Sư phạm đào tạo cho sinh viên hệ chính quy Sư phạm mầm mon, giúp nâng cao hiểu biết, có kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em đồng thời có thái độ yêu thương, quan tâm trẻ em cả thể chất lẫn tinh thần, góp phần bảo vệ mầm non tương lai của đất nước.

   Chức năng chỉ đạo tuyến: Giảng dạy các khoa huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em (IMCI) cho các Y, bác sĩ tuyến quận huyện.

   Chức năng nghiên cứu khoa học: Đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm bổ trợ cho công tác đào tạo, ứng dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học vào công tác khám, điều trị, phòng bệnh cho nhân dân.

2. Nhiệm vụ

   Đào tạo các học phần theo chương trình đào tạo của Khoa, Nhà trường.

   Tham gia công tác khám, chữa bệnh tại bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên và các cơ sở Y tế liên kết với Khoa và bộ môn.

   Phụ trách kiến tập, thực tập kiến thức, kĩ năng cho sinh viên tại các cơ sở Y tế liên kết với Khoa.

   Nghiên cứu khoa học.

   Tham gia các kì thi, các dự án trong và ngoài nước, các hoạt động chuyên môn cũng như công tác Đảng, Đoàn, Hội của Nhà trường.

III. LÃNH ĐẠO BỘ MÔN

ThS. Trương Ngô Ngọc Lan
Trưởng Bộ Môn

IV. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA BỘ MÔN

 TT

 

HỌ VÀ TÊN

HỌC VỊ, CHỨC VỤ

EMAIL

1

Trương Ngô Ngọc Lan

 

Thạc sĩ - trưởng Bộ Môn

bsngoclandhtn@gmail.com

2

 

Lê Thị Lệ Thủy

 

Thạc sĩ - phó bộ môn

lethuystreet@gmail.com

3

 

Nguyễn Bích Vân

 

Tiến sĩ - CBGD

bichvanttat@gmail.com

4

Nguyễn Thị Thúy Hằng

 

ThS BS- CBGD

hangyk08a@gmail.com

5  

Vũ Thị Thùy Linh

ThS BS

 

* Các cán bộ tiền nhiệm:

1.

 

Bùi Văn Tới

Bác sỹ - Nguyên Trưởng bộ môn

2.

 

Phan Tấn Hùng

Thạc sỹ  - Nguyên Trưởng bộ môn

3.

Ngô Thị Kim Hải         

BSCK1 - Nguyên trưởng bộ môn

 

4.

 

H’Lanh M’Lô

BSCK1 – CBGD

5.

 

Nguyễn Thị Thanh kiên

BSCK1 - CBGD

* Các giảng viên kiêm nhiệm:

1.

 

Hoàng Ngọc Anh Tuấn

BSCK2  - Trưởng khoa Nhi Cấp cứu Sơ sinh BV Vùng Tây Nguyên

2.

 

Trần thị Thúy Minh

Tiến sỹ - Trưởng khoa Nhi Tổng hợp BV Vùng Tây Nguyên

3.

 

Các bác sỹ của khoa Nhi bệnh viên đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai.

V. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

   Bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn học: Nhi 1 lý thuyết, Nhi 2 lý thuyết, Nhi 1 thực hành, Nhi 2 thực hành, Nhi chuyên đề cuối khóa, Nhi thực hành cuối khóa, Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ em, Điều dưỡng Nhi khoa. Ngoài ra bộ môn còn đảm nhận công tác khám, chữa bệnh, hướng dẫn sinh viên thực tập tại các bệnh viện và  hướng dẫn sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

VI. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

   Đa số giảng viên trong bộ môn có đề tài báo cáo trong hội nghị khoa học của trường. Cùng với Khoa Y Dược, Bộ môn đã tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn.

VII. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

   Cập nhật lại các bài giảng để xuất bản cuốn giáo trình Nhi khoa cho các đối tượng giảng dạy. Xuất bản thêm các sách phục vụ giảng dạy và học tập, sách tham khảo của từng chuyên khoa.

   Cải thiện chất lượng thực hành lâm sàng cho sinh viên học viên nhằm tăng cường chất lượng đào tạo kỹ năng lâm sàng.

   Thường xuyên lấy ý kiến sinh viên về chất lượng giảng dạy lý thuyết và lâm sàng của Bộ môn và từng cán bộ giảng dạy để có phương án thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

   Phát triển phòng khám Khoa Nhi Bệnh viện trường thành nơi thực tập chính cho sinh viên y khoa.

   Thực hiện kế hoạch dự giờ giảng cho cán bộ trẻ. Tiếp tục tạo điều kiện để các giảng viên được đi học tập, tu nghiệp, nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Ưu tiên lĩnh vực chuyên sâu, ứng dụng và triển khai các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc Y tế tại Tây Nguyên.

   Dự kiến 2018 đào tạo Chuyên khoa định hướng Nhi.

VIII. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA BỘ MÔN

Đội ngũ giảng viên của bộ môn

Tham gia khám bệnh từ thiện

Tham gia các cuộc thi, hội thi của Khoa Y dược, nhà trường:

Hướng dẫn lâm sàng cho sinh viên tại Bệnh viện: