Sự ký kết hợp đồng này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Tây Nguyên và CSIRO mà còn là một cam kết đối với sự đổi mới sáng tạo, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ngày 20/3/2024, tại Trường Đại học Tây Nguyên, buổi lễ ký kết hợp đồng thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo diễn ra với sự tham gia của các đối tác, đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk (DLIC) của Trường Đại học Tây Nguyên và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) - Úc.
Trong buổi lễ ký kết, từ phía Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung CSIRO có sự hiện diện của Bà Michaela Cosijn và PGS.TS. Nguyễn Nguyên Minh, nhà khoa học nghiên cứu Cao cấp tại CSIRO Land & Water, Úc.
Về phía Trường Đại học Tây Nguyên, sự tham dự của PGS.TS. Lê Đức Niêm – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, ThS. Tống Thị Lan Chi – Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk, TS. Đào Xuân Thu – Phó Trưởng phòng Khoa học và Quan hệ quốc tế, cùng với sự tham gia của các giảng viên và nghiên cứu viên trong và ngoài Trường.
PGS.TS. Lê Đức Niêm, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên và bà Michaela Cosijn, đại diện Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) ký kết hợp đồng
Hợp đồng dịch vụ được ký kết không chỉ là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà còn là minh chứng cho sự tin tưởng của CSIRO vào năng lực và tiềm năng phát triển của Trường Đại học Tây Nguyên. Đặc biệt, hợp đồng này đặt trọng tâm vào việc tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo viên chức của DLIC cũng như các bên liên quan. Ngoài ra, hoạt động của Diễn đàn Đổi mới sáng tạo khu vực Tây Nguyên (CHIC) cũng được đưa vào tầm ngắm, với sự chú trọng đặc biệt đến vấn đề tính bền vững của ngành cà phê trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Bà Michaela Cosijn chia sẻ tại buổi lễ
PGS.TS. Nguyễn Nguyên Minh chia sẻ chuyên đề lộ trình thích ứng
Bên cạnh nội dung của buổi lễ ký kết hợp đồng, chuyên gia từ CSIRO có các buổi chia sẻ chuyên đề về lộ trình thích ứng và GEDSI (Giới tính, Bình đẳng và Phát triển Bền vững) với các giảng viên và nghiên cứu viên tại Trường Đại học Tây Nguyên. Các buổi chia sẻ này không chỉ mang lại kiến thức mà còn giúp tạo ra một diễn đàn mở, nơi mà những ý kiến, kinh nghiệm được trao đổi và kết nối.
Nhóm giảng viên, nghiên cứu viên tham gia buổi chia sẻ với chuyên gia sáng ngày 20/3/2024
Nhóm giảng viên, nghiên cứu viên tham gia buổi chia sẻ với chuyên gia chiều ngày 20/3/2024
Trong bối cảnh thị trường và môi trường ngày càng biến đổi, sự kết hợp giữa Trường Đại học Tây Nguyên và CSIRO không chỉ là sự hợp tác quốc tế mà còn là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của cộng đồng đổi mới sáng tạo khoa học và công nghệ, cũng như kinh tế - xã hội ở khu vực Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Khu vực Tây Nguyên là một trung tâm nông nghiệp quan trọng tại Việt Nam, được biết đến đặc biệt với sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao như cà phê, tiêu, điều và trái cây. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, và 95% cà phê xuất khẩu đến từ khu vực Tây Nguyên. Trong năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 1,77 triệu tấn, với doanh thu hơn 4,05 tỷ USD. Mặc dù sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực nông nghiệp đã cải thiện thu nhập và cuộc sống của nhiều người trong khu vực, tuy nhiên, sự tập trung vào xuất khẩu khiến nó trở nên thách thức bởi biến động thị trường, thay đổi tiêu chuẩn, biến động giá cả, áp lực từ biến đổi khí hậu, và nhiều yếu tố khác. Mặc dù khu vực này có đất đai, khí hậu và vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, tiềm năng vẫn chưa được phát huy hết để tạo ra các tác động bền vững và toàn diện về kinh tế - xã hội và môi trường. Đổi mới sáng tạo có thể giúp ngành nông nghiệp thực phẩm của khu vực ứng phó với các thách thức về năng suất, chế biến và chất lượng, xây dựng khả năng phục hồi của ngành trước những gián đoạn bên ngoài, cải thiện lợi thế so sánh và nâng cao thương hiệu hàng hóa trong khu vực. Dựa trên sự hiểu biết và quan tâm chung, vào ngày 10 tháng 6 năm 2022, Ủy ban Nhân dân của 5 tỉnh, gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, và Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO) đã cùng nhau phát động Diễn đàn đổi mới sáng tạo Khu vực Tây Nguyên. Nền tảng đổi mới này nhằm mục đích kích thích đổi mới khu vực trong các chuỗi giá trị quan trọng, như cà phê, thông qua việc cải thiện kết nối và hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chính quyền địa phương, cộng đồng và các bên liên quan khác để chung tay thiết kế các giải pháp đổi mới cho những thách thức chung của ngành hàng cà phê. Mục tiêu cuối cùng của Diễn đàn này là nâng cao sự cạnh tranh của chuỗi giá trị xuất khẩu chính và nông nghiệp bền vững, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế, môi trường và xã hội của năm tỉnh thuộc Khu vực Tây Nguyên. Diễn đàn được thành lập trong khuôn khổ chương trình Aus4Innovation do Chính phủ Australia tài trợ và thực hiện phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) và CSIRO. Bắt đầu từ năm 2018, Aus4Innovation là một đối tác hàng đầu kéo dài mười năm với mục tiêu nhằm tăng cường hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội bền vững và toàn diện và hỗ trợ Việt Nam mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Dựa trên bối cảnh này, CSIRO đang hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Lắk (DLIC) trực thuộc Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập dựa trên kết quả của Bản ghi nhớ (MOU) được ký kết giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk và TNU vào ngày 27 tháng 7 năm 2022. Tầm nhìn của Trung tâm là trở thành một trung tâm kiểu mẫu ở khu vực Tây Nguyên và đóng góp vào hệ sinh thái đổi mới của cả nước. |
Trung tâm ĐMST tỉnh Đắk Lắk
Nguồn ảnh: Phòng TT&TVTS