HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK BCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN *** Số: 03 -HD/HSV |
Đắk Lắk, ngày 15 tháng 5 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN
Quy trình thành lập Câu lạc bộ, đội, nhóm sinh viên
đối với Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Tây Nguyên
Căn cứ Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Sinh viên Việt Nam;
Căn cứ theo Hướng dẫn
Nhìn nhận được tầm quan trọng của các Câu lạc bộ trong bối cảnh hiện nay, đồng thời tăng cường sự định hướng của tổ chức Hội trong việc thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm. Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Tây Nguyên xây dựng hướng dẫn quy trình thành lập Câu lạc bộ, đội, nhóm sinh viên (gọi tắt là Câu lạc bộ), nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo điều kiện cho sinh viên giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, công tác và trong cuộc sống.
- Giúp tổ chức Hội tập hợp, đoàn kết sinh viên thông qua các hoạt động của Câu lạc bộ.
- Thông qua các hoạt động để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống của dân tộc cho sinh viên.
2. Yêu cầu
- Tạo sự thống nhất trong quy trình thành lập, quản lý và định hướng của tổ chức Hội sinh viên đối với các câu lạc bộ, đội, nhóm dựa trên những nhu cầu, lợi ích và sở thích chính đáng và hợp pháp của sinh viên.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC, NGUYÊN TẮC
1. Các loại hình câu lạc bộ: sở thích, nghề nghiệp, đối tượng (nam, nữ, dân tộc, tôn giáo...), theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội…
2. Nội dung hoạt động
+ Giáo dục về lý tưởng cách mạng;
+ Trao đổi kiến thức mới;
+ Sinh hoạt Văn hóa, nghệ thuật;
+ Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao;
+ Nêu gương, chia sẻ gương người tốt việc tốt;
+ Tổ chức hành trình, tham quan, dã ngoại;
+ Vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi;
+ Tham gia các hội thi, hội diễn các hoạt động do cấp trên tổ chức;
+ Tham gia hoạt động tình nguyện;
+ Giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
+ Xây dựng các dự án cộng đồng.
3. Nguyên tắc hoạt động
+ Tính Đảng và tính tư tưởng.
+ Tính thiết thực và tính quần chúng rộng rãi.
+ Tính tự nguyện và hoạt động ngoài giờ.
III. QUY MÔ TỔ CHỨC, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, CẤP TRỰC THUỘC, QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM
1. Quy mô tổ chức: tổi thiểu từ 30 sinh viên, hội viên.
2. Đối tượng tham gia:hội viên, sinh viên trực thuộc Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Tây Nguyên.
3. Quyền lợi
- Được Hội Sinh viên Việt Nam trường bảo trợ về tư cách pháp lý.
- Được xem xét hỗ trợ về cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động.
- Được các quyền lợi như một cấp hội trực thuộc Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Tây Nguyên (tham dự Đại hội cấp trên, đánh giá khen thưởng hàng năm…)
- Được tính điểm rèn luyện khi tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ.
4. Trách nhiệm
- Tuân thủ Điều lệ Câu lạc bộ, phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ và Quy chế hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Tây Nguyên.
- Duy trì hoạt động, cập nhật thông tin và báo cáo với Hội Sinh viên trường.
- Thực hiên các nhiệm vụ khi được Hội Sinh viên trường phân công.
- Thực hiện các quy định chung của trường về các hoạt động phong trào, văn hóa, học thuật, hội họp...
- Hoạt động phù hợp với chính sách và các quy định của trường cũng như pháp luật Việt Nam.
IV. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ
- Bước 1: Ban Chấp hành Liên Chi hội các khoa hoặc Ban Vận động thành lập Câu lạc bộ lâm thời định hướng, hướng dẫn, phân công nhân sự, phụ trách việc thành lập trên cơ sở nguyện vọng của tập thể có mong muốn thành lập Câu lạc bộ. Sau đó lập Tờ trình kèm Hồ sơ thành lập Câu lạc bộ gửi Hội Sinh viên trường về việc thành lập Câu lạc bộ.
+ Tờ trình nêu rõ:Thông tin của cá nhân của người soạn Tờ trình (Họ tên, ngày sinh, số CMND, đơn vị, chức vụ, địa chỉ, số điện thoại, email); mục đích thành lập Câu lạc bộ; thông tin cơ bản về Câu lạc bộ (đối tượng tham gia, phạm vi hoạt động, loại hình tổ chức).
+ Lưu ý: Đối với các Câu lạc bộ học thuật phải có chữ ký xác nhận của Liên Chi hội sinh viên khoa phụ trách về chuyên môn.
- Bước 2: Lập hồ sơ thành lập Câu lạc bộ: Hồ sơ bao gồm các văn bản sau:
+ Kế hoạch hoặc Đề án thành lập Câu lạc bộ:Mục đích, ý nghĩa việc thành lập; Thời gian, địa điểm, đơn vị triển khai; xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành Câu lạc bộ (Ban Chủ nhiệm, phụ trách các Ban, chế độ thành viên, chế độ cộng tác viên).
+ Quy chế hoạt động Câu lạc bộ: Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm, từng thành viên Ban Chủ nhiệm, thành viên Câu lạc bộ và cộng tác viên.
+ Mẫu đơn đăng ký thành viên.
+ Danh sách thành viên đăng ký tham gia.
+ Danh sách trích ngang nhân sự dự kiến tham gia Ban Chủ nhiệm.
+ Logo Câu lạc bộ: phù hợp với đặc điểm của trường, với văn hóa và đặc trưng của sinh viên Đắk Lắk nói riêng và bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung (nếu có).
+ Phương hướng hoạt động Câu lạc bộ: trong thời gian từ khi thành lập đến thời điểm kết thúc năm học.
- Bước 3: báo cáo Đảngủy Nhà trường: sau khi Hội sinh viên trường nhận bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ lấy ý kiến tập thể Ban Chấp hành Hội Sinh viên trường và gửi Tờ trình lên Đảng ủy về việc đồng ý thành lập Câu lạc bộ.
- Bước 4:ra Quyết định thành lập: Sau khi Đảng ủy phê duyệt chủ trương đồng ý thành lập, Hội Sinh viên trường ra quyết định thành lập Câu lạc bộ và gửi báo cáo về việc thành lập Câu lạc bộ tới Ban chấp hành Đoàn trường.
- Bước 5:ra mắt Câu lạc bộ: sau khi có Quyết định thành lập, Ban Chủ nhiệm tổ chức chương trình ra mắt Câu lạc bộ và nhận Quyết định do Hội Sinh viên trường trao.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Hội Sinh viên Việt Nam trường
Ban hành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thành lập các Câu lạc bộ, đội, nhóm.
2. Đối với các Liên Chi hội
Căn cứ Hướng dẫn quy trình thành lập các Câu lạc bộ của Hội Sinh viên trường, rà soát, triển khai đến các nhóm sinh viên có nhu cầu thành lập các câu lạc bộ.
Trên đây là Hướng dẫn quy trình thành lập các Câu lạc bộ, đội, nhóm trực thuộc Hội sinh Việt Nam trường Đại học Tây Nguyên.
Nơi gửi: - Liên chi hội các khoa; - Lưu VP Hội.
|
TM.BAN THƯ KÝ CHỦ TỊCH Đã ký (Vũ Nhật Phương)
|