Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Bệnh có thể điều trị và dự phòng được.
1. Căn nguyên gây bệnh:
- Hàng đầu là hút thuốc lá, thuốc lào.
- Tiếp đó là ô nhiễm không khí và hóa chất. Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: khói bếp, khói, chất đốt, bụi nghề nghiệp (bụi hữu cơ, vô cơ), hơi, khí độc.
- Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao phổi...
- Tăng tính phản ứng đường thở (hen phế quản hoặc viêm phế quản co thắt).
2. Biểu hiện của bệnh BPTNMT:
- Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi.
- Ho, khạc đờm kéo dài, lúc đầu có thể chỉ có ho ngắt quãng, sau đó ho dai dẳng hoặc ho hàng ngày (ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp), ho khan hoặc ho có đờm, thường khạc đờm về buổi sáng. Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm
- Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu chỉ có khó thở khi làm việc nặng, khi gắng sức, sau đó khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục. Người bệnh “phải gắng sức để thở”, “khó thở, nặng ngực”, “cảm giác thiếu không khí, hụt hơi” hoặc “thở hổn hển”, thở khò khè. Khó thở tăng lên khi gắng sức hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
3. Chẩn đoán bệnh
- Thăm khám lâm sàng của bác sỹ.
- Tiền sử bệnh của bệnh nhân.
- Đo chức năng thông khí phổi.
- Chụp Xquang tim phổi.
- Đo điện tim
- Siêu âm tim
- Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa….
4. Điều trị bệnh
- Bệnh có thể điều trị và dự phòng được
- Điều trị BPTNMT chú trọng đến cá thể hóa điều trị, điều trị các bệnh đồng mắc, điều trị dự phòng để tránh các đợt cấp và làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Bên cạnh đó, các biện pháp khác như hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, phục hồi chức năng hô hấp, giáo dục bệnh nhân cũng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và quản lý bệnh nhân BPTNMT.
Trích Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 2018, Bộ Y Tế
ONLINE
We have 4129 guests and no members online