Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp Tỉnh Đắk Lắk

1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển bền vững gắn với giảm nghèo trên địa bàn tỉnh

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Thanh Trúc

3. Các thành viên thực hiện chính:

TT

Họ và tên,

học hàm học vị

Chức danh thực hiện đề tài

Tổ chức công tác

1

TS. Nguyễn Thanh Trúc

 

Chủ nhiệm đề tài

Đại học Tây Nguyên

2

PGS.TS Trần Trung Dũng

 

Nghiên cứu chính

Đại học Tây Nguyên

3

TS. Trần Ngọc Thanh

 

Nghiên cứu chính

Viện NN –Đại học Đông Á

4

TS. Nguyễn Thanh Phương

 

Nghiên cứu chính

Đại học Tây Nguyên

5

ThS. Phạm Văn Trường

 

Nghiên cứu chính

Đại học Tây Nguyên

6

ThS. Vũ Trinh Vương

 

Thư ký khoa học

Đại học Tây Nguyên

7

ThS. Nguyễn Văn Quang

 

Chủ nhiệm đề tài

Kiểm lâm vùng 4

8

TS.Tuyết Hoa Niê Kdăm

 

Chủ nhiệm đề tài

Trung tâm Phát triển nông thôn Tây Nguyên

9

ThS. Vũ Thanh Sơn Tùng

 

Chủ nhiệm đề tài

Quỹ bảo vệ phát triển rừng Đắk Lắk

10

ThS.H’Loát Knul

 

Chủ nhiệm đề tài

Trung tâm Phát triển nông thôn Tây Nguyên

4. Thư ký khoa học: Vũ Trinh Vương

5. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng quát:

  • Xây dựng giải pháp thúc đẩy quản lý hiệu quả liên kết chuỗi giá trị từ khâu trồng rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại các sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm gỗ, góp phần giảm nghèo và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể:

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng
  • Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất các sản phẩm gỗ rừng trồng và chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồnghướng tới phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • Xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển rừng bền vững gắn với giảm nghèo trên địa bàn trong giai đoạn tới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển rừng bền vững gắn với giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

6. Nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện

  • Nội dung 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng
  • Nội dung 2: Đánh giá thực sản xuất các sản phẩm gỗ rừng trồng và chuỗigiá trị sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • Nội dung 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển bền vững gắn với giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
  • Nội dung 4: Xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển bền vững gắn với giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
  • Nội dung 5: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển bền vững gắn với giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắ

7. Thời gian thực hiện, phương thức khoán chi

  • Thời gian thực hiện từ tháng 4/2022 - 01/2024
  • Phương thức khoán: Khoán từng phần

8. Tổng số kinh phí thực hiện, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt

  • Tổng kinh phí 585 triệu đồng, trong đó từ ngân sách là 585 triệu đồng.

9. Các sản phẩm của nhiệm vụ

  • Báo cáo Phân tích thực trạng chuỗi giá trị và quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • Báo cáo về quá trình xây dựng mô hình mô hình quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển rừng bền vững gắn với giảm nghèo trên địa bàn
  • “Hướng dẫn quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng hướng tới phát triển rừng bền vững”
  • Báo cáo: Kiến nghị các giải pháp tổng thể về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài.
  • Kỷ yếu hội thảo
  • Công bố 02 bài báo tử kết quả nghiên cứu của đề tài
  • Hỗ trợ đào tạo 01 học viên Quản lý kinh tế hoặc Kinh tế nông nghiệp

 10. Quyết toán kinh phí thực chi theo nội dung chi chủ yếu; danh sách và mức tiền công thực nhận của các thành viên tham gia thực hiện:

  • Đề tài đang trong giai đoạn thực hiện

 11. Tổng kinh phí tiết kiệm; phương án phân chia kinh phí tiết kiệm:

  • Đề tài đang trong giai đoạn thực hiện