Sáng ngày 31 tháng 8 năm 2017, tại Trường Đại học Tây Nguyên đã diễn ra Hội thảo “Đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học đặc hữu Tây Nguyên”
Tham dự Hội thảo, về phía Trường Đại học Buôn Ma Thuột có TS. Lê Thương – Trưởng Khoa cơ bản, ThS. Huỳnh Thị Như Quỳnh - Bộ môn Hóa dược; Về phía Lãnh đạo Trường có PGS.TS Trần Trung Dũng – Phó Bí thư Đảng bộ- Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Ngô Đình Quốc – Chủ tịch Hội đồng Trường – Trưởng khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Ths. Y Trung Niê Kđăm – Phó trưởng phòng Khoa học và Quan hệ quốc tế, TS. Cao Thị Lý – Phó Trưởng khoa Nông Lâm Nghiệp, TS. Nguyễn Phương Đại Nguyên, TS Võ Thị Phương Khanh – Phó Trưởng Khoa Khoa học Tự nhiên & Công nghệ; cùng toàn thể Giảng viên, cán bộ và học viên, sinh viên của khoa Khoa Tự nhiên và Công nghệ.
TS. Nguyễn Phương Đại Nguyên Phó trưởng khoa Khoa Tự nhiên & Công nghệ đã trình bày khái quát về đặc điểm tình hình, kết quả của Khoa đạt được trong năm năm qua. Đồng chí đã khẳng định Tây Nguyên là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam và thế giới. Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc nghiên cứu khoa học và phục vụ cho việc giảng dạy, Bộ môn Sinh học - khoa Khoa học Tự nhiên đã tổ chức Hội thảo “Đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học đặc hữu Tây Nguyên” nhằm công bố những kết quả nghiên cứu của các giảng viên, học viên, sinh viên và các nhà khoa học về đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Tây Nguyên. Việc phát hiện ra nhiều loài mới làm phong phú thêm về đa dạng sinh học, từ đó đưa ra một số giải pháp bảo tồn, duy trì và phát triển các loài đa dạng sinh học; kết hợp với phổ biến rộng rãi những thông tin để từ đó góp phần nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học của ngành Sinh học nói riêng và của Trường Đại học Tây Nguyên nói chung.
PGS.TS Trần Trung Dũng – Phó Bí thư Đảng bộ
Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Trần Trung Dũng đánh giá cao những thành công trong nghiên cứu khoa học của khoa Khoa Tự nhiên và Công nghệ đã thực hiện từ 2012 - 2017 với 20 đề tài khoa học (trong đó 15 đã nghiệm thu và 05 đang thực hiện), 27 bài báo quốc tế và 51 bài báo trong nước. Trong đó tiềm lực phát triển nghiên cứu khoa học của ngành Sinh học rất lớn, ngành Sinh học cần kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu đặc điểm sinh thái, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu chuyên sâu để khai thác tiềm năng có hiệu quả. Những thành quả nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao để sản xuất ra các sản phẩm mang thương hiệu Trường Đại học Tây Nguyên.
Thông qua Hội thảo lần này, các cán bộ trẻ, các sinh viên, học viên cao học có cơ hội giao lưu học thuật với các nhà nghiên cứu nhằm tăng cường sự hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học. Hội thảo khoa học này cũng là một trong những hoạt động của Ngành Sinh học hướng tới kỷ niệm chào mừng 40 năm thành lập Trường Đại học Tây Nguyên.
TS. khoa Cao Thị Lý – Phó Trưởng Nông Lâm Nghiệp
đóng góp ý kiến với các báo cáo
TS. Lê Thương – Trưởng Khoa cơ bản - Trường Đại học Buôn Ma Thuột
đóng góp ý kiến với các báo cáo
Trung tâm Thông tin
ONLINE
We have 8948 guests and 2 members online