Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
  1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorusChamp. ex Benth.) ở Tây Nguyên làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
  2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TS. Nguyễn Anh Dũng
  3. Các thành viên thực hiện chính: PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh; TS. Nguyễn Đình Sỹ; ThS. Trương Hồng Hà; TS. Nguyễn Văn Bốn; DS.CK1. Nguyễn Khắc Sơn; TS. Trần Minh Định; ThS. Phạm Tuấn Linh; ThS. Nguyễn Ngọc Dương.
  4. Thư ký khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh.
  5. Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Mục tiêu chung: Xây dựng được mô hình khai thác và phát triển nguồn gen cây Chân danh hoa thưa có chất lượng dược liệu cao tại một số tỉnh Tây Nguyên làm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng oxy hóa và thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 2.

+ Mục tiêu cụ thể:

-  Đánh giá được đặc điểm sinh học của cây Chân danh hoa thưa ở Tây Nguyên;

-  Tuyển chọn được ít nhất 3 dòng có năng suất sinh khối cao hơn 25%, hàm lượng dược chất cao hơn 10% so với trung bình quần thể;

-  Xây dựng được qui trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành để bảo tồn và phát triển nguồn gen; Tiêu chuẩn cơ sở của cây giống (TCCS).

-  Xây dựng được 1500 cây giống gốc và 1000 m2 vườn ươm giống tại mỗi tỉnh Đak Lak, Đak Nông.

-  Xây dựng được qui trình trồng, chăm sóc, thu hái Chân danh hoa thưa theo tiêu chuẩn GACP WHO.

-  Xây dựng được 03 mô hình (1ha/mô hình) phát triển nguồn gen cây Chân danh hoa thưa tại tỉnh Đak Lak và tỉnh Đak Nông;

-  Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) của dược liệu Chân danh hoa thưa.

6. Nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện

  1. Điều tra, khảo sát và nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân bố, đánh giá đa dạng nguồn gen cây Chân danh hoa thưa ở Tây Nguyên
  2. Tuyển chọn một số cây có năng suất cao, chất lượng dược liệu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái Tây Nguyên làm giống gốc để nhân giống
  3. Nghiên cứu xây dựng qui trình nhân giống bằng giâm cành cây Chân hoa thưa ở Tây Nguyên
  4. Xây dựng vườn giống gốc và vườn ươm nhân giống cây Chân danh hoa thưa
  5. Nghiên cứu xây dựng qui trình trồng và chăm sóc cây Chân danh hoa thưa tại Tây Nguyên theo tiêu chuẩn GACP
  6. Xây dựng mô hình 3ha theo hướng tiêu chuẩn GACP tại Tây Nguyên
  7. Nghiên cứu qui trình thu hái, sơ chế dược liệu Chân danh hoa thưa ở Tây Nguyên theo tiêu chuẩn GACP
  8. Tập huấn, đào tạo hướng dẫn qui trình nhân giống, trồng và chăm sóc, thu hái và chế biến theo hướng tiêu chuẩn GACP

7. Thời gian thực hiện, phương thức khoán chi:

8. Tổng số kinh phí thực hiện, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Kinh phí thực hiện: 2.422.660.000 đồng

+ Kinh phí ngân sách phê duyệt: 3.350.000.000 đồng

9. Các sản phẩm của nhiệm vụ

 

Tên sản phẩm

 
 

I

Sản phẩm Dạng I

 

1

04 Mẫu giống năng suất cao hơn 20%, chất lượng thành phần hợp chất chính cao hơn 10%, phù hợp với điều kiện sinh thái Tây Nguyên.

 

2

Cây giống gốc năng suất cao, chất lượng thành phần hợp chất chính cao hơn 10% trung bình quần thể, phù hợp với điều kiện sinh thái Tây Nguyên. Qui mô: 1500 cây được bảo tồn nguyên vị tại VQG Yok Đôn, xã Krông Na, Đak Lak.

 

3

03 Vườn ươm nhân giống tỷ lệ cây xuất vườn >80% cây đạt TCCS; 1000 m2 và sản xuất 5000 cây/năm.

 

4

Mô hình trồng Chân danh hoa thưa theo GACP-WHO dưới tán rừng, mật độ 400 cây/ha, tỷ lệ sống >75% năng suất dự kiến 500 kg/năm. Qui mô 3ha/mô hình.

 

5

Dược liệu Chân danh hoa thưa đạt Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu. Khối lượng 500 kg.

 

 

Sản phẩm dạng II

 

6

01 Báo cáo đặc điểm sinh học và kết quả đánh giá đa dạng nguồn gen, thành phần hóa học chính dược liệu Chân danh hoa thưa tại Tây Nguyên.

 

7

01 Qui trình kỹ thuật nhân giống cây Chân danh hoa thưa bằng biện pháp giâm cành.

 

8

01 Tiêu chuẩn cơ sở của giống cây Chân danh hoa thưa.

 

9

01 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chân danh hoa thưa theo hướng dẫn GACP-WHO.

 

10

01 Quy trình thu hoạch, sơ chế và chế biến bảo quản dược liệu Chân danh hoa thưa theo hướng dẫn GACP WHO.

 

11

01 Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Chân danh hoa thưa.

 

 

Sản phẩm dạng III

 

12

Bài báo công bố

Tên bài báo 1: Bioactivity–Guided purification of novel herbal antioxidante and anti NO compounds from Euonymus laxiflorus Champ. Molecules, MDPI, 2019, 24, 120, 10.3390/molecules24010120

Tên bài báo 2: Ảnh hưởng của phương thức sấy đến hàm lượng hoạt chất và hoạt tính sinh học của lá và vỏ cây Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorus Champ). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2021, Vol 19; 4(2); 1-6.

Tên bài báo 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Chân danh hoa thưa bằng biện pháp giâm cành. Kỷ yếu Hội nghị CNSH toàn Quốc 11/2022. NXB KHKT, Trang 862-827.

Tên bài báo 4: Tiềm năng hoạt tính sinh học và các hoạt chất tự nhiên của cây thuốc Chân danh hoa thưa (Euonymus laxiflorus Champ) tại Tây Nguyên, Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị CNSH toàn Quốc 11/2022. NXB KHKT, 403-409.

 

13

Kết quả đào tạo

Đào tạo 03 Thạc sĩ:

Thạc sĩ 01: Quyết định 1605/QĐ-ĐHTN ngày 9/8/2019của Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên, về việc quyết định tên đề tài và cử cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ khóa 2018-2020, chuyên ngành Sinh học thực nghiệm. Bằng Thạc sĩ số hiệu 000260/THS, số sổ gốc TTN/ThS/2021/052 do Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên kí ngày 22/1/2021.

Thạc sĩ 02: Quyết định 325/QĐ-ĐHTN ngày 22/02/2022của Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên, về việc quyết định tên đề tài và cử cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ khóa 2020-2022, chuyên ngành Khoa học cây trồng. Bằng Thạc sĩ số hiệu TTN.THS.000515, số sổ gốc TTN/ThS/2023/062 do Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên kí ngày 12/6/2023.

Thạc sĩ 03: Quyết định 326/QĐ-ĐHTN ngày 22/02/2022của Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên, về việc quyết định tên đề tài và cử cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ khóa 2020-2022, chuyên ngành Khoa học cây trồng. Bằng Thạc sĩ số hiệu TTN.THS.000516, số sổ gốc TTN/ThS/2023/063 do Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên kí ngày 12/6/2023.

 

 

 10. Quyết toán kinh phí thực chi theo nội dung chi chủ yếu; danh sách và mức tiền công thực nhận của các thành viên tham gia thực hiện:

Quyết toán thực chi: 2.422.660.000 đồng

Tổng kinh phí tiết kiệm; phương án phân chia kinh phí tiết kiệm: Tiết kiệm và trả lại ngân sách: 927.340.000 đồng