HỘI THẢO SINH HOẠT HỌC THUẬT CẤP BỘ MÔN
1. Thành phần, thời gian và địa điểm
1.1. Thành phần:
- Chủ trì: ThS. Từ Thị Thanh Hiệp
- Thư ký: ThS. Lê Việt Anh
- Đại biểu tham gia (Xem danh sách đính kèm).
1.2. Thời gian và địa điểm
Từ 14h00 đến 14h45 ngày 29 tháng 11 năm 2024;
Địa điểm: Văn phòng Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên
2. Nội dung
Tổ chức góp ý cho ThS. Phạm Nghiêm Hồng Ngọc Bích, chủ nhiệm đề tài KHCN cấp cơ sở năm 2024 với tên đề tài như sau: “Đánh giá năng lực số của giảng viên trường Đại học Tây Nguyên”.
2.1. Tính cấp thiết, mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Tác giả đã nêu được tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và nội dung nghiên cứu phù hợp.
2.2. Tổng quan tài liệu
- Tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận của vấn đề đang nghiên cứu.
- Tác giả đã tổng hợp được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực số; xác định khung đánh giá năng lực số dành cho giảng viên tại trường Đại học Tây Nguyên; thực hiện đánh giá năng lực số của giảng viên tại trường Đại học Tây Nguyên bằng một quy trình chi tiết và toàn diện; đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực số của giảng viên, giúp giảng viên áp dụng công nghệ số một cách hiệu quả trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
2.4. Tiến độ thực hiện đề tài
- Đảm bảo hoàn thành đề tài nghiên cứu theo đúng kế hoạch tiến độ đã đề ra.
2.5. Kết quả nghiên cứu
- Từ nghiên cứu tổng quan đã đề xuất được khung đánh giá năng lực số của giảng viên gồm 6 thành phần: Chuẩn bị giảng dạy; Quản lý và hỗ trợ sinh viên; Hoạt động đánh giá; Phát triển chuyên môn; Phát triển trường học; và Đổi mới giáo dục.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra năng lực số của giảng viên Đại học Tây Nguyên đạt mức trung bình, dao động từ 2,44 đến 3,80. Trong 6 thành phần, “Phát triển chuyên môn” có điểm cao nhất (3,56), cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ hiệu quả. Ngược lại, “Hoạt động đánh giá” đạt điểm thấp nhất (3,12), phản ánh hạn chế trong sử dụng công nghệ để đánh giá dạy và học, chủ yếu do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng. Khoa Ngoại ngữ nổi bật với điểm cao ở “Phát triển chuyên môn” (3,80) và “Phát triển trường học” (3,78), nhờ ứng dụng mạnh mẽ công cụ số. Trong khi đó, các khoa Nông Lâm nghiệp, Sư phạm, Chăn nuôi Thú y, và Y Dược đối mặt nhiều thách thức, cần cải thiện năng lực công nghệ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã thể hiện được mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
2.6. Định dạng, trình bày báo cáo kết quả
Nhìn chung báo cáo kết quả được định dạng và trình bày đúng quy định, tuy nhiên tác giả cần chú ý một số lỗi trong trình bày báo cáo.
Các ý kiến góp ý:
- Ý kiến 1: Trình bày lại một số bảng do lỗi kỹ thuật.
- Ý kiến 2: Đưa một số biểu đồ ở phụ lục vào kết quả nghiên cứu.
- Ý kiến 3: Chỉnh sửa lỗi chính tả.
3. Kết luận: Báo cáo đạt yêu cầu, thực hiện đúng tiến độ và phù hợp với nội dung thuyết minh đã được phê duyệt.