Cô là ai, cháu không biết, cô đi ra đi! Cẩn tắc vô áy náy, trang bị cho trẻ kỹ năng
nhận diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm chưa bao giờ là chuyện thừa thãi.
Cẩn tắc vô áy náy. Trang bị cho trẻ kỹ năng nhận diện và đối phó với các tình huống nguy
hiểm chưa bao giờ là chuyện thừa thãi.
Chăm sóc trẻ đã là việc không đơn giản; bảo vệ trẻ lại càng khó khăn hơn. Trước hàng
loạt tin tức về bắt cóc, bạo hành, xâm hại, và cả giết trẻ em gần đây; bậc cha mẹ nào lạc
quan mấy cũng có lúc hoang mang. Dưới đây là vài biện pháp và kỹ năng đối phó; mà bố
mẹ có thể dạy con từ nhỏ để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
Cô là ai, cháu không biết, cô đi ra đi!
Hỏi thăm con mỗi ngày
Từ những câu chuyện ở trường lớp; bạn có thể phân tích cho con biết đâu là việc tốt và an
toàn; đâu là những tình huống có thể khiến con bị đau, gặp nguy hiểm…
Bố không biết, mẹ không biết thì con cũng không biết
Con cần được tập phản ứng nói không với người lạ khi được cho quà bánh, tiền bạc, rủ rê
đi chơi… hoặc thậm chí là cả lời nhờ giúp đỡ khả nghi. Người lạ là những người con chưa
từng gặp cùng bố mẹ, người tự xưng là bạn của bố mẹ khi không có mặt bố mẹ… Cô là ai,
cháu không biết, cô đi ra đi! Hãy dạy con hét lên: “Đây không phải bố mẹ cháu!” nếu bị
người lạ khống chế. Nếu không, người ta sẽ lầm tưởng kẻ bắt cóc là bố mẹ và đang cãi
nhau với con.
Bố ơi, mình đi đâu thế?
Mỗi lần đi dạo hay đi mua sắm, hãy dạy con nhận biết những nơi an toàn như đồn công
an, chốt bảo vệ, trạm y tế, quầy thông tin tại siêu thị… để con có thể tìm đến và nhờ giúp
đỡ trong trường hợp khẩn cấp bị lạc đường, rượt đuổi, bị thương…
Đi suốt cuộc đời, lòng (và mắt) mẹ vẫn theo con
Tuyệt đối không để con một mình, ngay cả trong xe hơi, xe đẩy… Luôn theo sát trẻ ở chỗ
đông người và không được lơ là dù chỉ một phút. Trẻ con vốn tò mò, dễ bị thu hút bởi
ngoại cảnh nên mau khuất khỏi tầm tay cha mẹ. Trong khi bạn mải mê mua sắm, trò
chuyện, kẻ xấu có thể ra tay bất ngờ mà bạn không hề hay biết.
Gia đình là số một
Những người đáng tin cậy nhất với con chỉ có cha mẹ, ông bà, thầy cô và anh chị trong
gia đình. Ngoài những người này ra, nếu có bất kỳ ai khác, kể cả bà con xa, đề nghị chở
con đi đâu, làm gì, thì con phải từ chối, sau đó chạy về nhà kể lại việc vừa xảy ra ngay lập
tức. Cô là ai, cháu không biết, cô đi ra đi!
Câu chuyện cảnh giác
Trên internet có rất nhiều video từ camera giám sát hoặc clip mô phỏng các tình huống thiếu an toàn khi trẻ không ở gần bố mẹ. Bạn có thể cùng xem với con, khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của con để con biết cách phòng vệ nếu gặp phải tình huống tương tự.
2 giờ sáng, con gọi mẹ vẫn nhấc máy
Phòng trường hợp con bị lạc, bạn hãy dạy con học thuộc lòng số điện thoại của người nhà
để con biết cách đưa số cho những người muốn giúp đỡ. Nếu có điều kiện, bạn có thể để
trong ba-lô con một chiếc điện thoại, trong đó cài sẵn số của bạn để con bấm gọi khi gặp
nguy hiểm.
Cha mẹ cần biết
– Luôn nắm được hoạt động của con: con đang ở đâu, làm gì, chơi với ai…
– Chú ý đến những thay đổi trong hành vi của con: ít nói, kén ăn, khó ngủ…
– Tuyệt đối không nhờ người lạ trông con hộ dù chỉ vài phút.
– Tránh ghi tên con lên quần áo, ba-lô, hộp đồ ăn… vì kẻ xấu có thể biết tên con qua
những thứ đó.
– Khi con đi bơi, tập thể thao… không nên “khoán” con cho nhân viên cứu hộ vì họ không
chỉ trông nom một mình con bạn.
– Khi con đi dã ngoại, cần ghi lại thông tin, số điện thoại, địa chỉ, số chứng minh thư của
người chăm sóc, giám hộ cho con.
– Thường xuyên chụp ảnh con trong những thời điểm khác nhau và lưu lại trong điện
thoại. Hạn chế đăng ảnh và thông tin của con lên mạng xã hội.
– Đặt ra một mật ngữ giữa bạn và con. Luôn dặn con rằng nếu thấy nghi ngờ hãy đặt câu
hỏi, nếu người kia không thể trả lời thì tuyệt đối không mở cửa.
– Dù có ở nhà, cũng luôn luôn khóa trái cửa. Chỉ cần một phút bạn lơ là, con có thể bị bắt
cóc ngay.
Trúc Giang. tạp chí mầm non
Thông tin liên hệ
Trường Mầm non TH 11-11
Điện thoại: (0262)8569279
Email: nptgiang@ttn.edu.vn