I. Lịch sử hình thành và phát triển
Bô môn Tiếng Pháp được thành lập vào năm 2002, tách từ Bộ môn Ngoại ngữ thuộc khoa Sư Phạm. Năm 2007, Khoa Ngoại ngữ được thành lập. Bộ môn Tiếng Pháp được đổi tên là Bô môn Ngôn ngữ Pháp, là một trong bốn bộ môn của Khoa, có 5 cán bộ giảng dạy. Từ năm 2010, Bộ môn có tên là Tiếng Pháp-Jrai do phụ trách thêm chức năng giảng dạy tiếng Jrai.
II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng
Bộ môn Tiếng Pháp-Jrai phụ trách việc giảng dạy tiếng Pháp cho các lớp Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, giảng dạy tiếng Jrai cho các lớp Sư phạm Tiểu học Jrai. Bên cạnh đó, bộ môn còn được Khoa phân công phụ trách công tác tổ chức hội thảo, hội nghị Khoa học và các sự kiện cuả Khoa.
2. Nhiệm vụ
Các giảng viên tiếng Pháp có nhiệm vụ giảng dạy các học phần tiếng Pháp 1, 2, 3, 4 cho các lớp Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh. Các giảng viên tiếng Jrai giảng dạy cho các lớp Sư phạm Tiểu học Jrai các học phần Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Jrai, Ngữ pháp tiếng Jrai, Ngữ âm - chữ viết tiếng Jrai, Phương pháp dạy học tiếng Jrai 1, 2, 3. Ngoài ra bộ môn còn có nhiệm vụ chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cho các hội thảo, hội nghị Khoa học và các sự kiện cuả Khoa.
III. Lãnh đạo bộ môn
ThS. Hoàng Minh Thu Hương |
IV. Đội ngũ cán bộ của bộ môn
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Học vị, chức vụ |
|
1 |
Hoàng Minh Thu Hương |
1970 |
Thạc sỹ, TBM |
hoangminhthuhuong@gmail.com |
2 |
Nguyễn Thị Mỹ Liên |
1972 |
Thạc sỹ, UV BCH CĐ Khoa |
|
3 |
Y Nei RahLan |
1984 |
Cử nhân |
neirahlan123@gmail.com |
4 |
H’Wen Alio |
1982 |
Cử nhân |
aliowen305@gmail.com |
5 |
RLan A Nhi |
1992 |
Cử nhân |
rolananhi@gmail.com |
V. Hoạt động đào tạo
Từ năm 1993, tiếng Pháp được giảng dạy cho sinh viên các ngành Y, Nông lâm, Sinh học, Giáo dục tiểu học, Chăn nuôi thú y, Bảo vệ thực vật. Đến năm 1995, Khoa Sư phạm có thêm ngành tiếng Anh, và tiếng Pháp được giảng dạy là ngoại ngữ 2. Từ năm 2007, Khoa Ngoại ngữ được thành lập, tiếng Pháp được giảng dạy chủ yếu cho các lớp Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, số tiết của 4 học phần gồm 195 tiết.
Từ năm 2010, các giảng viên tiếng Jrai về sinh hoạt và chịu sự quản lý hành chính của bộ môn, tham gia giảng dạy tiếng Jrai cho các lớp Sư phạm Tiểu học Jrai thuộc Khoa Sư phạm.
VI. Nghiên cứu khoa học
- Đề tài cấp cơ sở năm 2004 – 2005 : Tác động của việc kiểm tra - đánh giá đến động cơ học tập môn ngoại ngữ cơ bản của sinh viên không chuyên tại trường Đại học Tây Nguyên.
- Đề tài cấp cơ sở năm 2006 – 2007: Tìm hiểu hứng thú học môn tiếng Anh của học sinh Trường Trung học phổ thông Thực hành Cao Nguyên – tỉnh Đắk Lắk.
- Đề tài cấp cơ sở năm 2008 – 2009: Việc tự học của sinh viên Khoa ngoại ngữ Trường Đại học Tây Nguyên – Thực trạng và giải pháp.
VII. Định hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học
Về đào tạo, cán bộ giảng dạy của bộ môn sẽ tiếp tục học nâng cao trình độ để phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy. Cụ thể, năm 2018, các giảng viên tiếng Jrai sẽ tiếp tục hoàn thiện lớp văn bằng 2 tiếng Anh. Từ năm 2019, 2020 các giảng viên này sẽ đăng ký học cao học với những chuyên ngành khác nhau.
Về nghiên cứu khoa học, Bộ môn sẽ tiếp tục đăng ký thực hiện đề tài về lĩnh vực phương pháp giảng dạy và ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như kỹ năng ngôn ngữ của giảng viên trong Bộ môn.
VIII. Một số hoạt động nổi bật của bộ môn
1. Hoạt động thực tập thực tế
Bộ môn thường xuyên có các giảng viên tham gia hoạt động Thực tế và Thực tập cuối khóa của sinh viên toàn trường với vai trò trưởng đoàn hướng dẫn Thực tế, Thực tập .
2. Tham gia các hội thi
- Bộ môn tích cực tham gia các hội thi do Công đoàn trường tổ chức: thi nấu ăn, hội thi Nét đẹp công sở, thi cắm hoa;
- Bộ môn tham gia làm giám khảo các hội thi như: Miss Beauty của sinh viên, Sắc màu Asean, và các hội thi khác tại trường;
- Bộ môn tham gia liên hoan tiếng hát Pháp ngữ do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Daklak mời.
3. Tham gia làm cố vấn học tập
Các giảng viên của bộ môn tham gia làm cố vấn học tập cho các lớp Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh từ năm 2010 đến nay.
4. Tham gia các hoạt động khác
- Bộ môn hỗ trợ nhà trường trong việc chuẩn bị hồ sơ xin gia nhập Tổ chức Đại học pháp ngữ của trường;
- Các giảng viên tiếng Pháp thường xuyên tham dự các hội thảo của các trường đại học pháp ngữ trong và ngoài nước.