Ngày 29/2 và 1/3/, PGS.TS. Lê Đức Niêm, đại diện cho Trường Đại học Tây Nguyên, đã tham gia cuộc họp khởi động dự án DIVE tại Trung tâm đào tạo Pháp -Việt (CFVG), Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại diện của 14 đơn vị thành viên tham gia Dự án

Cuộc họp khởi động dự án DIVE có sự tham gia của hơn 30 đại biểu đại diện cho 14 đơn vị thành viên của dự án, bao gồm với sự tham gia của 14 đại học/trường đại học/tổ chức, bao gồm:

          1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;

          2. Trường Đại học Tây Nguyên;

          3. Trường Đại học Cần Thơ;

          4. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng;

          5. Trường Đại học Kinh tế – Luật;

          6. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh;

          7. Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế;

          8. Trường Đại học Nha Trang;

          9. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên;

          10. Trường Đại học Công nghiệp Vinh;

          11. Quỹ Phát Triển Quản Lý Châu Âu (EFMD), Vương quốc Bỉ;

          12. Université Libre de Bruxelles (ULB), Vương quốc Bỉ;

          13. Đại học Alicante (UA), Tây Ban Nha;

          14. Đại học Giáo dục Từ xa Quốc gia (UNED), Tây Ban Nha.

Dự án DIVE (Digital Immersion of Vietnamese higher education) là dự án do Cộng đồng Châu Âu tài trợ, thông qua chương trình Erasmus+ với tổng kinh phí là 794.524 EUR. Dự án được triển khai trong 03 năm, từ tháng 2/2024 – 1/2027.

Các mục tiêu chính của Dự án, bao gồm: nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam về chuyển đổi kỹ thuật số; phát triển kỹ thuật số của các trường đại học ở cấp độ chiến lược; tăng cường xây dựng nhận thức, kết nối và phát triển văn hóa số trong giáo dục đại học Việt Nam, hợp tác chặt chẽ với 03 trường đại học Châu Âu và 01 mạng lưới giáo dục đại học quốc tế. Dự án DIVE sẽ triển khai các hoạt động chính như sau:

    - Tăng cường năng lực đội ngũ thông qua đào tạo và các chuyến tham quan học tập có sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức (quản lý cấp cao và cấp trung, nhân viên hỗ trợ và giảng viên);

   - Phát triển các kế hoạch chiến lược kỹ thuật số cho các trường đại học;
   - Ở cấp quốc gia, các hội thảo bàn tròn quốc gia sẽ được tổ chức nâng cao nhận thức về sự đóng góp của chuyển đổi kỹ thuật số cho việc hiện đại hóa giáo dục đại học và thảo luận về các chủ đề quan trọng, thúc đẩy việc chuyển đổi số ở các trường đại học khác của Việt Nam.

Đoàn công tác Trường Đại học Tây Nguyên trình bày tại Cuộc họp khởi động

Dự án DIVE hỗ trợ các trường đại học Việt Nam phát triển giáo dục kỹ thuật số chất lượng cao, như một phần của quá trình hiện đại hóa giáo dục đại học. Đặc biệt, dự án mong muốn thúc đẩy sự sẵn sàng của các trường đại học ở Việt Nam trên con đường chuyển đổi kỹ thuật số.

Nhóm công tác