KẾT QUẢ HỘI THẢO ĐỀ TÀI KH&CN NĂM 2020
1.Thời gian và địa điểm
Từ 10h00 đến 11h00 ngày 7 tháng 12 năm 2020;
Địa điểm: Văn phòng Bộ môn Khoa học Đất và cây trồng .
2. Nội dung
Tổ chức góp ý cho giảng viên Trần Thị Biên Thùy, chủ nhiệm đề tài KHCN cấp cơ sở năm 2020 với tên đề tài như sau: “Ảnh hưởng của phân xanh từ lạc dại (Pinto Peanut) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau cải ngọt CN - 05 tại trường Đại học Tây Nguyên”
a. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo lương thực, thực phẩm và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường đang là thách thức đối với phát triển nông nghiệp trong thời đại hiện nay. Phân hữu cơ được chứng minh là có hiệu quả trong việc đảm bảo năng suất cây trồng, đồng thời còn có thể hạn chế những bất lợi do lạm dụng phân hóa học gây ra, trong đó phân xanh là một loại phân hữu cơ có chất lượng.
Lạc dại là cây phân xanh họ đậu có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được trồng rộng rãi ở Việt Nam.
Rau cải ngọt giàu chất xơ, có hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú, là một loại rau xanh được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam, rất cần được đảm bảo sản xuất an toàn.
Đề tài triển khai nghiên cứu “Ảnh hưởng của phân xanh từ lạc dại (Pinto Peanut) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau cải ngọt CN - 05 tại trường Đại học Tây Nguyên” nhằm cung cấp thêm cơ sở lý luận trong việc sử dụng phân hữu cơ vào sản xuất rau cải ngọt.
b. Kết quả nghiên cứu
Kết quả đã thảo luận những nội dung chính gồm:1) Ảnh hưởng của phân xanh từ lạc dại đến dinh dưỡng đất; 2) Ảnh hưởng của phân xanh từ lạc dại đến sinh trưởng của rau cải ngọt,\; 3) Ảnh hưởng của phân xanh từ lạc dại đến năng suất của rau cải ngọt
c.Kết luận
Đề tài đã làm rõ ảnh hưởng của phân xanh từ lạc dại đối với tính chất đất và sinh trưởng, năng suất của rau cải ngọt. Đồng thời trong phạm vi nghiên cứu, đề tài còn đưa ra được mức bón phân xanh hợp lý đối với rau cải ngọt.
d. Ảnh tại hội thảo