Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư số 04/2025/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chương trình đào tạo trình độ đại học (Thông tư 04) thay thế cho các Thông tư liên quan về kiểm định chương trình đào tạo đại học hiện hành.

Thông tư 04 gồm 5 chương, 46 điều, được xây dựng trên cở sở cập nhật bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo phiên bản 4.0 của Tổ chức bảo đảm chất lượng thuộc Tổ chức mạng lưới bảo đảm chất lựng các trường đại học ASEAN (AUN-QA) và phù hợp với điều kiện thực tiễn về giáo dục đại học của Việt Nam.

Thông tư mới bảo đảm hướng đến hội nhập quốc tế và khu vực về bảo đảm và kiểm định chất lượng, nhất là trong bối cảnh Bộ GDĐT đang xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia của Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và sửa đổi bổ sung khung trình độ quốc gia Việt Nam, thực hiện Quyết định số 78/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bào đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Thông tư 04 đã bãi bỏ các quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo một số ngành đặc thù, đào tạo từ xa tại các Thông tư trước đó do các quy định không còn phù hợp và không tương thích với cách đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn, chương trình đào tạo hiện hành.

Thông tư mới áp dụng quy trình kiểm định với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm. Điều chỉnh các mức đánh giá tiêu chí từ 1-7 điểm sang mức đánh giá đạt và không đạt, có các tiêu chí điều kiện bắt buộc đáp ứng mức đạt, điều chỉnh số tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp.

Thông tư 04 quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ về quy trình tự đánh giá, đánh giá ngoài, thẩm định, công nhận và đưa những nội dung trong văn bản hướng dẫn hiện hành vào Thông tư. Trong đó, cũng đã bỏ thành viên thường trực, điều chỉnh số lượng thành viên đoàn đánh giá ngoài, quy định rỡ hơn về giám sát viên, thực tập viên của đoàn đánh giá ngoài để thuận lợi quá trình tham gia tại cơ sở giáo dục đại học.

Thông tư mới bỏ yêu cầu xin ý kiến của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) đối với báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo; bổ sung nội dung định kỳ rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cải tiến chất lượng đối với chương trình đào tạo trong quy định các hoạt động cần triển khai sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Bổ sung chi tiết các loại hồ sơ cần lưu trữ theo các bước thực hiện quy trình tự đánh giá và đánh giá ngoài. Quy định chi tiết trách nhiệm của trưởng đoàn đánh giá ngoài và nguyên tắc làm việc của đoàn đánh giá ngoài.

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THÔNG TƯ 04/2025:

  1. Cập nhật phù hợp với Luật Giáo dục 2019 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, mở rộng phạm vi áp dụng và nâng cao yêu cầu kiểm định.
  2. Ràng buộc chặt chẽ hơn về tiêu chí điều kiện bắt buộc, đảm bảo chất lượng thực tế thay vì chỉ tập trung vào hình thức.
  3. Tăng cường tính minh bạch và công khai, bắt buộc công bố kết quả kiểm định và các tài liệu liên quan đến cộng đồng.
  4. Bổ sung cơ chế hậu kiểm và giám sát, yêu cầu cơ sở giáo dục thường xuyên cập nhật kết quả cải tiến sau kiểm định.
  5. Mở rộng hợp tác quốc tế, chấp nhận kết quả kiểm định từ các tổ chức quốc tế được Bộ GD&ĐT công nhận.

Tổng số lượng tiêu chí:

Tiêu chuẩn

Số tiêu chí

Tiêu chuẩn 1

6

Tiêu chuẩn 2

7

Tiêu chuẩn 3

5

Tiêu chuẩn 4

7

Tiêu chuẩn 5

8

Tiêu chuẩn 6

6

Tiêu chuẩn 7

8

Tiêu chuẩn 8

5

Tổng cộng: 8 Tiêu chuẩn

52 tiêu chí

 

Trong tổng số 52 tiêu chí có tổng cộng 08 tiêu chí điều kiện bắt buộc phải đạt. Nếu bất kỳ tiêu chí điều kiện nào không đạt, chương trình sẽ không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Danh sách các tiêu chí điều kiện trong 52 tiêu chí theo Thông tư 04/2025:

  • Các tiêu chí điều kiện xuất hiện ở các Tiêu chuẩn: 1, 2, 3, 4, 5 và 8.

DANH SÁCH 08 TIÊU CHÍ ĐIỀU KIỆN THEO THÔNG TƯ 04/2025

STT

Tiêu chí

Tên đầy đủ tiêu chí điều kiện

Thuộc tiêu chuẩn

1

1.3

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam và chuẩn chương trình đào tạo nhóm ngành.

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra

2

1.6

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được đo lường, đánh giá tại thời điểm người học tốt nghiệp.

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra

3

2.2

Cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo đảm bảo người học đạt được chuẩn đầu ra và có khối lượng học tập phù hợp với quy định.

Tiêu chuẩn 2: Cấu trúc và nội dung CTĐT

4

2.4

Đóng góp của từng học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là rõ ràng.

Tiêu chuẩn 2: Cấu trúc và nội dung CTĐT

5

3.2

Hoạt động dạy và học được thiết kế tương thích với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Tiêu chuẩn 3: Hoạt động dạy và học

6

4.5

Các phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo đo lường được mức độ đạt chuẩn đầu ra của từng học phần và của toàn chương trình.

Tiêu chuẩn 4: Đánh giá kết quả học tập

7

5.2

Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo theo quy định.

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên

8

8.2

Tỉ lệ sinh viên có việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên cao sau tốt nghiệp được xác lập và giám sát để cải tiến chất lượng.

Tiêu chuẩn 8: Đầu ra và kết quả đầu ra

⚖️ Lưu ý quan trọng:

  • Nếu bất kỳ tiêu chí điều kiện nào không đạt, chương trình đào tạo sẽ không được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  • Đây là các tiêu chí cốt lõi đảm bảo chất lượng, năng lực đầu ra và khả năng thích ứng với thị trường lao động.

 Tham khảo thêm:  Ban hành quy định mới về kiểm định chương trình đào tạo trình độ đại học

Phòng QLCL tổng hợp.

 

 

 

 

 

Attachments:
Download this file (TT 04_2025 TT-BGDDT Thong tu quy dinh KDCLCTDT cua GDDH.pdf)Thông tư 04.2025[ ]20757 kB