Page 6 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 6
1
PHẦN I
BÁO CÁO TỔNG KẾT VÀ PHƢƠNG HƢỚNG
1. Khoa Sƣ phạm
1.1. Đặc điểm tình hình chung giai đoạn 2016 – 2020
Trường Đại học Tây Nguyên là trường đa ngành, đa lĩnh vực góp phần đáp ứng
những yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu, phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Nguyên.
Trải qua 43 năm hình thành và phát triển, Nhà trường không ngừng đầu tư kinh phí đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ (CN); chú trọng các đề
tài, dự án phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc Tây Nguyên. Các đề tài, dự án đã thu hút đông đảo giảng viên, sinh viên
tham gia. Hàng trăm đề tài cấp Cơ sở, cấp Tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước được triển khai và
đã nghiệm thu, có giá trị thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây
Nguyên. Qua các hoạt động NCKH, chất lượng đào tạo, kĩ năng, trình độ chuyên môn,
năng lực hoạt động thực tiễn của giảng viên và sinh viên ngày càng được nâng cao,
NCKH đã thực sự là động lực to lớn nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học
của Nhà trường.
Khoa Sư phạm là một trong 4 khoa được xây dựng từ những ngày đầu thành lập
Trường Đại học Tây Nguyên. Song song với quá trình phát triển của Trường, Khoa đã
trải qua những thăng trầm gắn liền với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo cùng với
sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của Tây Nguyên. Từng bước hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ đào tạo và NCKH. Thành tựu nổi bật của Khoa là đã chuẩn bị được một đội
ngũ CB nòng cốt có đủ trình độ giảng dạy đại học và sau đại học. Trở thành một trong
những giảng viên nòng cốt đảm đương nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học, tạo đà
cho sự phát triển tiếp theo và bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục đại học trong nước.
Cùng với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kì toàn cầu hoá đã và đang
diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học ngày càng
gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về công nghệ cao
diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động. Nhiều tri thức và
công nghệ mới ra đời đòi hỏi quá trình giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục,
suốt đời để người lao động có thể thích nghi được với những biến đổi mới của khoa học - công
nghệ. Giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ phải được “chuẩn hoá”, “hiện đại hoá”, và hội
nhập quốc tế. Vì vậy, hoạt động NCKH của Khoa đang phát triển theo hướng tích cực, hội
nhập. CB, giảng viên toàn Khoa đã tích cực và nỗ lực đẩy mạnh hoạt động NCKH, thể hiện cụ
thể qua kết quả số lượng các công trình khoa học được công bố tăng mạnh so với các năm
trước đây. Hoạt động NCKH được triển khai gắn liền với hoạt động đào tạo đại học và sau đại
học. Nhiều đề tài đã được cụ thể hóa thành các khóa luận của sinh viên và luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ. Các đề tài mang tính ứng dụng đã giải quyết tốt các vấn đề mà xã hội quan tâm, góp
nhất định trong lĩnh vực khoa học giáo dục.
Tính đến tháng 11 năm 2020, Khoa có 51 CBVC (chưa tính 12 CBVC của Khoa
đang làm việc ở các đơn vị khác trong Trường nhưng sinh hoạt chuyên môn trong Khoa),