Page 7 - Sổ tay Sinh viên 2023
P. 7
- Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại Trường hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo
quy định liên kết đào tạo tại Điều 4 của Quy chế này, riêng những hoạt động thực hành, thực tập,
trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài Trường, cơ sở phối hợp đào
tạo;
- Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
3. Đối với các ngành ưu tiên đào tạo phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội
trong từng giai đoạn, thực hiện theo sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 4. Liên kết đào tạo
1. Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức và quản lý liên kết đào tạo theo tín chỉ, đào tạo
theo hình thức vừa làm vừa học.
2. Trường Đại học Tây Nguyên thực hiện việc liên kết với cơ sở giáo dục đại học, trường
cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; trường đào tạo, bồi
dưỡng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang
nhân dân với điều kiện cơ sở phối hợp đào tạo bảo đảm các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ
sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Việc liên
kết chỉ được thực hiện khi đáp ứng theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này. Không thực
hiện việc liên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề.
3. Các yêu cầu tối thiểu đối với Nhà trường:
a) Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm
định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định;
b) Chương trình đào tạo dự kiến liên kết đào tạo đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03
khoá liên tục theo hình thức chính quy; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu chương trình đào
tạo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành;
c) Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng
chương trình đào tạo;
d) Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của
cơ sở phối hợp đào tạo;
4. Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo:
a) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ
quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
b) Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền theo quy định; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu đã được công nhận đạt tiêu chuẩn
chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành, trừ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an.
5. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo:
a) Nhà trường và cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng liên kết đào tạo,
thỏa thuận cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tổ chức thực hiện,
quản lý quá trình dạy học bảo đảm chất lượng đào tạo và thực hiện nội dung đã thỏa thuận phù
hợp với các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Nhà trường chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đào tạo; báo cáo hoạt động liên kết đào
tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi liên kết đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh; nếu cơ sở
phối hợp đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định của học
phần hoặc của chương trình đào tạo thì phải chuyển sinh viên về Trường Đại học Tây Nguyên để
tiếp tục đào tạo theo quy định và bảo đảm quyền lợi cho sinh viên;
c) Cơ sở phối hợp đào tạo có trách nhiệm cùng Nhà trường bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật
chất thực hiện đào tạo; tham gia quản lý, giảng dạy, theo thoả thuận giữa hai bên;
d) Nhà trường, cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện
hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; bảo đảm quyền lợi chính
đáng cho giảng viên, sinh viên trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đào tạo.
6