Page 303 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 303

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH
                      Nghiên cứu sự kiện di cƣ từ Bắc vào Nam ở Việt nam từ năm 1954 – 1957

                                                                                          TS. Trịnh Văn Vinh

            1. YÊU CẦU LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI TẠI TRUNG QUỐC VÀ
            ĐHSP BẮC KINH
                    Đảm bảo các yêu cầu chung về nội dung, hình thức và chất lượng của một luận án
            tiến sĩ sử học. Trong đó, luận án phải đặc biệt đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:
                    Yêu cầu về ngôn ngữ: NCS nghiên cứu về lịch sử quốc gia dân tộc nào thì phải sử
            dụng tốt ngôn ngữ của quốc gia dân tộc đó, theo đúng quan điểm và yêu cầu “Muốn là

            nhà sử học trước hết phải là nhà ngôn ngữ”.
                    Yêu cầu về mặt khoa học : Đề tài mới, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc,
            chuyên sâu, nếu đề tài có quan hệ đến nhiều chủ thể lịch sử (quốc gia, dân tộc…) trong
            một giai đoạn cụ thể sẽ được đánh giá rất cao.
                  Yêu cầu về mặt tư liệu, sử liệu: Luận án phải sử dụng chủ yếu là tư liệu, tài liệu gốc,
            chưa từng được công bố. Tỷ trọng sử liệu gốc càng lớn thì chất lượng luận án càng cao.
                  Yêu  cầu  về  dung  lượng:  Phần  chính  văn  của  luận  án  phải  đạt  10  vạn  từ  trở  lên,
            không kể phần chú thích và phụ lục.

                  Yêu cầu về độ trùng lặp: cho phép trùng lặp với các công trình nghiên cứu có liên
            quan tối đa 7,5%. Trước khi gửi phản biện kín luận án được kiểm tra độ trùng lặp bằng
            phần mềm chuyên dụng.
                  Yêu cầu về công bố khoa học liên quan đến đề tài luận án: Đối với sinh viên Trung
            Quốc là 2 bài báo thuộc danh mục ISI và Scopus, NCS phải là tác giả chính, và nội dung
            bài  báo  phải  là  nội  dung  được  trích  ra  từ  luận  án.  Còn  đối  với  sinh  viên  quốc  tế,  chỉ

            khuyến khích công bố quốc tế, bắt buộc phải có 02 bài tham gia hội thảo quốc tế.
            2. NỘI DUNG LUẬN ÁN
                  2.1. Tên đề tài
                   “Nghiên cứu sự kiện di cư từ Bắc vào Nam ở Việt nam từ năm 1954 – 1957”.
                  Sự kiện này diễn ra sau Hiệp định Geneva 1954. Do Mĩ – Diệm phát động dưới sự
            ủng hộ của Thực dân Pháp và các thế lực thiên chúa giáo quốc tế, nhằm thực hiện âm
            mưu xây dựng cơ sở chính trị xã hội cho chính quyền Ngô Đình Diệm.

                    Sự kiện này thực chất là hệ quả và cũng là biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh
            trong quan hệ quốc tế, nên có liên đới tới nhiều nhiều quốc gia, dân tộc: Mĩ, Pháp, Ba
            Lan, Chính quyền Ngô Đình Diệm, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng Lao
            Động Việt Nam, Tòa Thánh Vatican và các thế lực Thiên chúa giáo quốc tế.
                    Đây đồng thời là sự kiện đánh dấu bước can thiệp sâu hơn mạnh mẽ hơn của Mĩ
            đến Việt Nam sau HĐ Geneva năm 1954, và cũng là xung đột đầu tiên giữa Mĩ – Diệm

            với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đảng Lao Động Việt Nam sau tháng 7
            năm 1954.
   298   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308