Page 308 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 308
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ
Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Hồ của Kawabata Yasunari
ThS. Nguyễn Thị Yến Nhung
1. Mục đích nghiên cứu
Kawabata Yasunari là một đại văn hào của nền văn học hiện đại Nhật Bản. Năm
1968, Kawabata là nhà văn Châu Á thứ ba sau Rabindranath Tagore và Shmuel Yosef
Agnon và là nhà văn đầu tiên của Nhật Bản được vinh dự nhận giải thưởng Nobel văn
học. Tiểu thuyết của Kawabata luôn có xu hướng biểu hiện cái đẹp và nỗi buồn. Đó là nỗi
buồn của những thanh âm khắc khoải vang lên trong một thời đại mà cái đẹp đang dần bị
hoen ố, bởi nỗi buồn ấy còn được hun đúc từ chính thực trạng tang thương của Nhật Bản
đương thời.
Từ rất lâu, yếu tố huyền ảo đã được sử dụng văn học như một phương thức nghệ
thuật để chiếm lĩnh và khám phá hiện thực. Nghệ thuật sử dụng yếu tố huyền ảo tạo nên
sắc màu phong phú đa dạng, hấp dẫn cho tác phẩm, góp phần cùng với các yếu tố khác để
xây dựng cốt truyện, nhân vật, không thời gian nghệ thuật, qua đó kiến tạo phong cách
của tác giả. Yếu tố huyền ảo trong văn chương Nhật Bản nói chung và trong tác phẩm của
Kawabata Yasunari xuất hiện như một lẽ tất nhiên, chẳng cần sự vay mượn. Khi tiếp nhận
tác phẩm của nhà văn, độc giả như lạc vào một mê trận không gian, khó mà phân biệt
được đâu là thực đâu là ảo. Đây cũng chính là một trong rất nhiều đặc điểm tạo nên sức
hút cho tác phẩm của ông. Mỗi tác phẩm của nhà văn Kawabata là một trò chơi trí tuệ đầy
thử thách về mặt tâm lý, triết học, mỹ học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giới thiệu chung về cuộc đời và các sáng tác của Kawabata Yasunari; giới thiệu
về tiểu thuyết Hồ, yếu tố huyền ảo trong văn học; Yếu tố huyền ảo trong văn chương Nhật
Bản nói chung và trong tác phẩm Hồ của Kawabata Yasunari.
2.2. Yếu tố huyền ảo trong văn học và mỹ cảm siêu hình trong tiểu thuyết của
Kawabata Yasunari.
2.3. Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Hồ của Kawabata nhìn từ nhân vật, không
gian và thời gian nghệ thuật.
2.4. Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Hồ của Kawabata nhìn từ cốt truyện, biểu
tượng và motif.
3. Đóng góp của luận văn
Về mặt lí luận, luận văn hệ thống hóa các tri thức lí thuyết trong việc nghiên cứu vai
trò, ý nghĩa của yếu tố huyền ảo trong văn học; phân biệt kì ảo, huyền ảo…
Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích nghệ thuật sử dụng yếu tố huyền ảo trong tiểu
thuyết Hồ của Kawabata Yasunari, từ đó thấy được giá trị, vai trò của yếu tố huyền ảo
trong văn học nói chung và tiểu thuyết của Kawabata nói chung.