Page 313 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 313
PHẦN V
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ, TỈNH, CƠ SỞ, GIAI
ĐOẠN 2016 – 2020
1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài nghiên cứu cấp Bộ
1.1. Đề tài: Nghiên cứu Luật tục, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Ê-đê trong thời kì đổi mới - Mã số: B2016-TTN-05. Chủ nhiệm đề tài
PGS. TS Đoàn Thị Tâm
1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Luật tục Ê-đê trên các phương diện ngôn ngữ, tín ngưỡng và văn hóa.
Đặc biệt là đánh giá được những giá trị tích cực cũng như hạn chế của luật tục Ê-đê. Từ đó, làm
cơ sở cho việc loại bỏ những yếu tố lạc hậu, lỗi thời; phát huy những giá trị tích cực của luật
tục Ê-đê. Đề tài đề xuất được những giải pháp có ý nghĩa chiến lược góp phần bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của người Ê-đê.
1.1.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài khái quát hóa Cơ sở lí luận và thực tiễn; Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ
(ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), tín ngưỡng và văn hóa Ê-đê qua Luật tục Ê-đê; Nghiên cứu
giá trị của Luật tục Ê-đê và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Ê-đê trong thời kì đổi mới.
1.1.3. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp quan trọng đối với việc nghiên cứu Luật tục
Ê-đê. Việc nghiên cứu về tín ngưỡng - văn hóa của người Ê-đê qua Luật tục Ê-đê không
những góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần của người Ê-đê mà còn thực hiện
tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước, cụ thể là chính sách ngôn
ngữ ở Việt Nam trong đó có chính sách đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Kết quả
nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy, học tập, NCKH ở các
trường đại học, viện nghiên cứu.
1.2. Đề tài “Nghiên cứu áp dụng Quy ước thôn buôn trong quản lý xã hội nông
thôn vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên” - Mã số: B2015-15-27. Chủ nhiệm đề
tài TS.Trương Thị Hiền
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Chỉ rõ những khuôn khổ lý thuyết trong việc đánh giá vai trò và hiệu quả của quy
ước thôn buôn trong quản lý xã hội.
- Phát hiện ra những khác biệt trong cơ chế điều chỉnh của quy ước thôn buôn trong
quản lý xã hội ở những cộng đồng thuần nhất về thành phần dân tộc và những cộng đồng
đa sắc tộc.
- Đánh giá được thực trạng quá trình xây dựng và áp dụng quy ước thôn buôn ở vùng
dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên.