Page 314 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 314

- Đề xuất giải pháp áp dụng quy ước thôn buôn trong quản lý xã hội vùng dân tộc
                  thiểu số Tây Nguyên
                  1.2.2. Tính mới và sáng tạo
                         Đề tài đã chỉ ra khả năng vận dụng các tiếp cận nhân học luật pháp, tiếp cận xã hội

                  học luật pháp trong việc đặt quy ước vào trong một môi trường văn hóa mà nó nảy sinh,
                  tồn tại nhằm giải thích sự biến đổi của nó gắn liền với sự phát triển xã hội.
                  1.2.3. Kết quả nghiên cứu
                      -  Quá trình soạn thảo quy ước lôi cuốn chủ yếu những “nhân vật” của thôn buôn như
                  trưởng thôn, bí thư chi bộ, người cao tuổi, trong khi đa số người dân ít quan tâm, ít biết
                  đến vấn đề này. Nhiều bản quy ước sao chép của nhau hoặc sao chép máy móc các quy

                  định  của  pháp  luật  do  vậy  không  thể  hiện  được  nét  riêng,  nét  đặc  trưng  của  từng  địa
                  phương.
                      -  Chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc sử dụng kết hợp các hình
                  thức khác nhau để giúp người dân biết được về bản quy ước.
                      -  Có sự khác biệt giữa các cộng đồng trong tính hiệu quả của việc phổ biến các nội
                  dung của quy ước. Trên bình diện chung, tỷ lệ người trả lời biết đến bản quy ước của
                  thôn/buôn chỉ đạt 38%. Nói các khác, có 62% người trả lời không biết/không quan tâm
                  đến bản quy ước thôn/buôn.

                      -  Việc xem xét, đánh giá việc thực hiện quy ước chưa được thực hiện hàng năm. Nhiều
                  bản quy ước thôn buôn không còn được lưu trữ tại chính quyền xã cũng như CB thôn.
                      -  Những quy định của quy ước được người dân tuân thủ khi mà người dân biết rõ đó
                  cũng là quy định của luật pháp. Và nếu vi phạm thì không chỉ là vi phạm Quy ước mà còn
                  vi phạm luật pháp.
                      -    Dưới cái nhìn của người dân, sự tồn tại của quy ước là cần thiết. Hầu hết người

                  dân biết có bản quy ước đã nhận thức được rằng việc xây dựng quy ước hiện nay là nhằm
                  phục vụ công tác tự quản tại cộng đồng.
                      -  Ở cộng đồng cư trú thuần nhất về tộc người, sự hiện diện của luật tục hay phong
                  tục tập quán còn rất rõ. Nhưng luật pháp đã không còn „„xa lạ‟‟ đối với họ. Người dân
                  sống ở cộng đồng đa sắc tộc có xu hướng nhìn về quy ước thôn buôn như sự hài hòa,
                  thương lượng trong bối cảnh có sự khác biệt về các tập tục truyền thống giữa các tộc
                  người.

                  1.2.4. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
                         - Đóng góp lý luận trong lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng luật lệ.
                           -  Góp  phần  đề  xuất  các  giải  pháp  quản  lý  xã  hội  ở  vùng  dân  tộc  thiểu  số  Tây
                  Nguyên.
                         - Kết quả nghiên cứu được sử dụng như là nguồn tài liệu tham khảo để giảng dạy,
                  học tập, NCKH ở các trường đại học, viện nghiên cứu.
   309   310   311   312   313   314   315   316   317   318   319