Page 317 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 317
nguy cơ phụ nữ cũng như tự nhiên dễ dàng trở thành nạn nhân, gánh nhiều hệ lụy từ việc
tàn phá, hủy hoại môi sinh. Trên tinh thần đó, diễn ngôn sinh thái nữ quyền hướng nữ
giới thoát ra khỏi số phận nhược tiểu, “bên lề”, xác định một hệ thống đạo đức hợp lí,
hướng nhân loại về với thiên tính tự nhiên, xây dựng sinh thái tinh thần của con người, lật
đổ tư tưởng nhân loại trung tâm, để xây dựng một thế giới quan bình đẳng, hợp nhất cùng
vạn vật.
3.2. Đề tài: Vận dụng sơ đồ (graph) trong dạy học Lịch sử lớp 11 ở trường Trung học
phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Thị Thúy
An
3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng sơ đồ (graph) trong dạy học Lịch sử (đặc biệt là Lịch sử Lớp 11) ở
trường Trung học phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn, đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2.2. Nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi làm rõ những vấn đề sau:
– Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài;
– Khảo sát thực trạng vận dụng sơ đồ (graph) trong dạy học Lịch sử ở một số
trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột;
– Khai thác nội dung kiến thức Lịch sử 11 hiện hành, từ đó thiết kế các dạng sơ đồ
hệ thống kiến thức trong dạy học Lịch sử 11.
– Đề xuất biện pháp vận dụng sơ đồ (graph) trong dạy học Lịch sử 11 ở Trường
phổ thông;
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
3.2.3. Kết quả nghiên cứu
– Đề tài đã tìm hiểu vai trò, ý nghĩa, yêu cầu và quy trình của việc vận dụng sơ đồ
(graph) trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
– Đề xuất biện pháp vận dụng sơ đồ (graph) trong dạy học Lịch sử (đặc biệt là Lịch
sử lớp 11) góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử:
+ Vận dụng sơ đồ (graph) khi dạy bài nghiên cứu kiến thức mới;
+ Vận dụng sơ đồ (graph) để ôn tập, củng cố nội dung kiến thức;
+ Vận dụng sơ đồ (graph) để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của HS.
– Thiết kế 10 sơ đồ (graph) phục vụ dạy – học Lịch sử Lớp 11.
– Qua thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi của đề tài.
3.3. Đề tài: Nâng cao kĩ năng tự học cho sinh viên Khoa Sư phạm Trường Đại học Tây
Nguyên. Chủ nhiệm đề tài ThS. Lưu Thị Dịu
3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
− Mục tiêu chung: Nghiên cứu đề tài để nâng cao kĩ năng tự học, nâng cao chất lượng
và kết quả học tập cho sinh viên chính quy Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên.