Page 315 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 315
2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài cấp tỉnh
2.1. Đề tài: Sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu luật tục Bahnar - Mã số: KHGL-01-016.
Chủ nhiệm đề tài TS. Buôn Krông Tuyết Nhung
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Sưu tầm luật tục Bahnar trong thực tiễn và biên dịch song ngữ Bahnar – Việt theo
các chủ đề một cách có hệ thống. Nghiên cứu thực trạng của luật tục Bahnar và đề xuất
các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của luật tục đối với thực tiễn hiện nay.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở hình thành và phát triển luật tục Bahnar; Sưu tầm, khảo sát và
nghiên cứu thực trạng luật tục Bahnar trong thực tiễn; Đánh giá vai trò của luật tục
Bahnar với thực tiễn và đề xuất giải pháp.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điền dã dân tộc học đã được tiến hành khảo sát tại các làng người Bahnar
đang sinh sống tại một số làng của huyện Đăk Đoa, huyện Mang Yang, Kbang, Đăk Pơ, Kông
Chro và huyện An Khê tỉnh Gia Lai. Các công cụ hỗ trợ cho quan sát, ghi chép, chụp ảnh sẽ
được sử dụng để thu thập tài liệu liên quan đến các nội dung của luật tục Bahnar; Phương pháp
thống kê, tổng hợp được sử dụng nhằm mục đích thống kê những người biết và thực hành được
luật tục và sắp xếp nội dung luật tục đã sưu tầm trong thực tiễn và được sắp xếp theo chủ đề
phù hợp; Phương pháp dịch thuật ngôn ngữ: Nguyên tắc dịch thuật sẽ tuân thủ theo nguyên tắc
giao tiếp, phương pháp dịch sát nghĩa và phương pháp dịch chuyển ngôn ngữ được vận dụng
phụ thuộc vào nghĩa của từ ngữ và đặc trưng của luật tục Bahnar. Tuy nhiên, nguyên tắc dịch
thuật sẽ căn cứ vào đặc trưng ngôn ngữ và phong tục tập quán của người Bahnar; Phương pháp
đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) trong dân tộc học nhằm thu thập ý
kiến người dân liên quan đến thực trạng, giá trị của luật tục để đưa ra những giải pháp bảo tồn
luật tục Bahnar; Phương pháp điều tra, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm được sử dụng
nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan đến thực trạng, vai trò của luật tục Bahnar đối với
thực tiễn, đồng thời hiểu biết về nhận thức, mong muốn của cộng đồng đối với luật tục, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành điều tra phiếu bằng 200 phiếu tại 6 làng của người Bahnar; Phương
pháp phân tích được sử dụng thông qua việc phân tích hội thoại và phân tích nội dung luật tục.
Phương pháp phân tích hội thoại quan tâm đến việc phát hiện đến các thuyết giải về các giả
định, chế định được thể hiện qua nội dung của luật tục trong mối quan hệ với ngữ cảnh mà nó
sinh ra và làm rõ các thông tin, quan điểm, khả năng của cộng đồng được thể hiện qua việc văn
bản luật tục.
2.1.4. Kết quả đạt được
Chương 1: Cơ sở phát triển của luật tục Bahnar được khảo sát qua đặc điểm tự
nhiên, thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn
giáo tín ngưỡng của người Bahnar tại tỉnh Gia Lai.
Chương 2: Kết quả sưu tầm, nghiên cứu thực trạng luật tục Bahnar. Sưu tầm được
272 điều của luật tục Bahnar trong thực tiễn. Được biên dịch thành song ngữ Bahnar –