Page 310 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 310

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẠC SĨ
                           Dàn dựng chƣơng trình ca – múa nhạc cho trẻ em tại trƣờng Mầm non Hoa
                                     Pơ Lang, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
                                                                                          ThS. Đinh Thị Trang


                  1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
                         − Mục đích nghiên cứu: Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài nhằm đề
                  xuất các biện pháp về công tác dàn dựng chương trình ca - múa - nhạc cho trẻ em. Để góp
                  phần nâng cao hiệu quả việc công tác dàn dựng các chương trình ca - múa - nhạc cho trẻ
                  em tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

                         −  Nhiệm  vụ  nghiên  cứu:  Nghiên  cứu  cơ  sở  lí  luận  về  phương  pháp  dàn  dựng
                  chương trình ca - múa - nhạc cho trẻ em; Khảo sát một số vấn đề về thực trạng trong công
                  tác tổ chức, dàn dựng chương trình ca - múa - nhạc cho trẻ em tại trường Mầm non Hoa
                  Pơ Lang; Đề xuất biện pháp dàn dựng một chương trình ca - múa - nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi
                  dựa trên phương pháp đã đề xuất; Thực nghiệm các biện pháp dàn dựng chương trình ca -
                  múa - nhạc cho trẻ em tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
                  Đắk Lắk.

                  2. Phƣơng pháp nghiên cứu
                         − Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích, tổng hợp từ những tài liệu nhằm
                  nghiên cứu cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
                         − Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, thống kê nhằm tìm hiểu
                  thực trạng, áp dụng phương pháp dàn dựng chương trình ca - múa - nhạc sau khi dàn
                  dựng thực nghiệm một chương trình cụ thể.
                         − Phương pháp thực hành: Áp dụng phương pháp dàn dựng chương trình ca - múa

                  - nhạc vào xây dựng một chương trình ca - múa - nhạc cho trẻ lớp lá thông qua việc giải
                  quyết những khúc mắc của giáo viên Mầm non một cách cụ thể, linh hoạt và thực tế.
                  3. Kết quả nghiên cứu
                          − Chương trình ca múa nhạc nói chung và chương trình ca múa nhạc cho trẻ Mầm
                  non  nói riêng có một vai trò rất quan trọng, ngoài chức năng giải trí, phục vụ nhu cầu về
                  tinh thần cho trẻ mà nó còn góp phần hoàn thiện nhân cách của trẻ một cách toàn diện.
                         − Kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài cho thấy: Giáo viên Mầm non gặp nhiều

                  khó khăn trong công tác dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ Mầm non về việc
                  thiếu kiến thức nghệ thuật, thiếu cơ sở vật chất mà còn vì những hạn chế về thời gian và
                  một áp lực công việc quá lớn, đặc biệt là việc chưa có một phương pháp dàn dựng chương
                  trình nào cụ thể.
                         − Thực tế việc đưa ra các biện pháp và áp dụng phương pháp dàn dựng chương
                  trình ca múa nhạc cho trẻ Mầm non mà tôi đã nghiên cứu và đề ra trên đây vào việc dàn

                  dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ lớp lá với chủ đề: “Pơ Lang  - Mùa Xuân Tây
                  Nguyên” đã cho thấy phương pháp dàn dựng chương trình ca múa nhạc cho trẻ Mầm non
   305   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315