Page 319 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 319

3.4. Đề tài: Hành vi văn hóa học đường của sinh viên khoa Sư phạm trường Đại học
            Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Ánh Mai
            3.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
                    Nghiên cứu thực tiễn hành vi văn hóa học đường của sinh viên Khoa Sư phạm -

            Trường Đại học Tây Nguyên nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện
            hành vi văn hóa học đường cho sinh viên.
            3.4.2. Nội dung nghiên cứu
                    - Nghiên cứu, khái quát hóa lí luận về giáo dục hành vi văn hóa học đường cho
            sinh viên.
                    - Khảo sát thực trạng giáo dục hành vi văn hóa học đường của sinh viên Khoa Sư

            phạm, Trường Đại học Tây Nguyên.
                    - Đề xuất biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên.
            3.4.3 Kết quả đạt được
                    - Đề tài đã thống kê, phân loại được hệ thống lí luận về hành vi, hành vi văn hóa
            học đường,
                    - Nhận diện và đánh giá tình hình giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh
            viên sư phạm và tìm ra nguyên nhân chính của thực trạng là: Do nội dung, hình thức giáo
            dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên chưa phong phú, hấp dẫn, do ý thức của

            sinh viên về việc thực hiện các hành vi văn hóa học đường chưa tốt, sự xuống cấp về đạo
            đức nhà giáo trong và ngoài nhà trường; do thiếu nghiêm khắc trong tổ chức thực hiện nội
            quy nhà trường; tệ nạn xã hội...
                    - Tìm ra các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên sự phạm,
            bao gồm: Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của lối sống văn minh, thái độ sống
            tích cực; Phối hợp với các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường, tăng cường xây dựng

            kỉ cương nề nếp trong học tập và sinh hoạt của sinh viên; Nhà trường cần xây dựng hệ giá
            trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của nhà trường;
            Văn bản hóa các quy định về văn hóa học đường của nhà trường, đồng thời thông báo
            rộng rãi để sinh viên biết và thực hiện; Phải xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh.
            Mỗi CB giảng viên là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo; Tăng cường công tác kiểm
            tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định về văn hóa học đường.
            3.5. Đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp phòng ngừa chấn thương trong quá trình

            học tập giáo dục thể chất cho sinh viên không chuyên trường Đại học Tây Nguyên.
            Chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Hùng Mạnh
            3.5.1. Mục tiêu nghiên cứu
                    Đánh giá thực trạng trong quá trình học tập Giáo dục thể chất cho sinh viên không
            chuyên trường Đại học Tây nguyên. Qua đó xây dựng một số giải pháp phòng ngừa chấn
            thương trong quá trình học tập Giáo dục thể chất cho sinh viên không chuyên trường Đại

            học Tây nguyên.
            3.5.2. Phương pháp nghiên cứu
   314   315   316   317   318   319   320   321   322   323   324