Page 324 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 324

Đề tài đã hệ thống hóa được một số cơ sở lí luận về năng lực, các loại năng lực đặc
                  thù của giáo viên tiểu học. Trên cơ sở đó đề tài cũng đã sát thực trạng năng lực sư phạm
                  cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường đại học Tây Nguyên từ năm thứ nhất đến
                  năm thứ tư. Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có năng lực sử dụng ngôn ngữ,

                  năng lực sử dụng các phương tiện dạy học, biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp,
                  hình thức dạy học một cách hợp lí, hiểu trình độ của học sinh. Tuy nhiên, có một số sinh
                  viên chưa được đánh giá đạt yêu cầu trong việc xác định các kiến thức cơ bản trọng tâm
                  của bài học, huy động các kiến thức có liên quan đến bài dạy. Các năng lực nhận biết
                  được các đặc điểm nhân cách của học sinh, ghi nhớ được các đặc điểm của học sinh, năng
                  lực giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục còn hạn chế, chưa thực sự được giáo viên

                  hướng dẫn đánh giá cao. Từ thực trạng trên chúng tôi đã đề xuất bảy giải pháp nâng cao
                  năng lực sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên
                  đó là:
                         - Bồi dưỡng lòng yêu nghề của sinh viên ngay từ khi còn học ở trường đại học.
                         - Cần xác định rõ các kĩ năng cần hình thành cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
                  phục vụ cho công việc giảng dạy trong tương lai.
                         - Người thầy giáo trong trường sư phạm phải là người đi tiên phong trong việc đổi
                  mới phương pháp dạy học, về tri thức và đạo đức do đó cần bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

                         - Đổi mới chương trình đào tạo cũng như nội dung các học phần phù hợp với thực
                  tiễn đòi hỏi.
                         - Nâng cao chất lượng thực hành sư phạm của sinh viên.
                         - Tăng cường mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa Khoa Sư phạm với các trường tiểu
                  học để đưa sinh viên thực hành thực tập.
                         - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, hướng tới xây dựng trường thực hành.

                  3.12. Đề tài: Giáo dục giá trị sống cho sinh viên trường Đại Học Tây Nguyên. Chủ nhiệm
                  đề tài ThS. Lê Quang Hùng (chưa nghiệm thu)
                  3.12.1. Mục tiêu nghiên cứu
                       - Làm rõ được cơ sở lí luận về giáo dục giá trị sống cho sinh viên.
                       - Đánh giá được thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên Trường Đại học Tây
                  Nguyên. Từ đó, chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng giáo dục giá trị sống
                  cho sinh viên.

                       - Đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên.
                  3.12.2. Nội dung nghiên cứu
                        - Xác định tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống
                  cho sinh viên.
                        - Xác định các giá trị sống cần giáo dục cho sinh viên.
                        - Đề xuất một số biên pháp tổ chức giáo dục giá trị sống cho sinh viên trường Đại học

                  Tây Nguyên.
                  3.12.3. Phương pháp nghiên cứu
   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329