Page 327 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 327

nghề nghiệp được các em học sinh THPT người DTTS đưa ra nhiều nhất, xếp theo thứ tự
            là: 1 - “nghề là một công việc để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình” (chiếm 75%);
            2 - “nghề là công việc bản thân yêu thích và giúp phát triển năng lực, kĩ năng của bản thân
            (chiếm 50,8%); 3 - “nghề là công việc mà bản thân cần thực hiện để phục vụ xã hội”

            (chiếm 30,8%).
                 Những lựa chọn trả lời nêu trên cho thấy đại bộ phận các em học sinh THPT người
            DTTS có cách nhìn nhận rất thực tế, phù hợp với thực tiễn ý thức được vai trò của vật
            chất đồng thời cũng thể hiện được ý thức trách nhiệm của bản thân, yêu thương gia đình
            và có trách nhiệm đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời còn cho thấy bộ phận học
            sinh THPT người DTTS còn có ý thức tự chủ, tự giác phấn đấu rèn luyện trong học tập và

            lao động.
            - Nghề nghiệp lý tưởng của học sinh THPT người DTTS: Nghề nghiệp lý tưởng chính
            là nguyện vọng hoặc ước mơ về việc làm trong lĩnh vực nghề nhất định mà cá nhân theo
            đuổi trong tương lai để đạt được những thành tựu trong công việc đó. Nghề nghiệp lý
            tưởng đáp ứng 2 nội dung, thứ nhất: nó là sự lựa chọn công việc trong tương lai; thứ hai:
            nghề nghiệp lý tưởng là mục tiêu phấn đấu được xác định để đạt được và thực hiện thành
            công công việc đã chọn. Lý tưởng nghề nghiệp của mỗi cá nhân không phải có sẵn từ khi
            sinh ra mà trong quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân, phụ thuộc vào sự hình thành ý thức

            nghề nghiệp mà phát sinh lý tưởng nghề nghiệp.
            - Động cơ chọn nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh
            THPT người DTTS:  Kết quả điều tra cho câu hỏi “lý do em lựa chọn ngành/ nghề là ?”
            thì câu trả lời gồm 4 lựa chọn là: 1 - do sở thích (chiếm 52,5%); 2 - do nhận thấy phù hợp
            với năng lực (chiếm 38,6%); 3 - do cho rằng nghề nghiệp mình muốn chọn dễ xin việc vì
            nhu cầu xã hội lớn (chiếm 29,1%); 4 - do bố mẹ định hướng (chiếm 7,6%).

                  Như vậy có thể thấy động cơ nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông người
            dân tộc thiểu số khá rõ ràng chủ yếu chọn nghề dựa trên đam mê và năng lực của bản thân
            hoặc kết hợp nhu cầu xã hội với bản thân.
            3.13.4.2 Đề xuất tăng cường hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
            THPT người DTTS
            - Tăng cường hiệu quả công tác của đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn hướng
            nghiệp: Giáo viên giáo dục hướng nghiệp là một mắt xích quan trọng trong công tác giáo

            dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nói chung và người dân tộc thiểu số
            nói riêng. Do vậy, yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên là phải có đạo đức và trình độ để
            hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực này, cụ thể là cần có kiến thức chuyên môn về tư
            vấn hướng nghiệp và tình hình việc làm trong xã hội, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng
            của một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của những nhóm đối tượng cụ
            thể. Bên cạnh việc nâng cao lý luận cần phải nâng cao năng lực thực tiễn, triển khai thêm

            việc bồi dưỡng ngôn ngữ dân tộc thiểu số cho giáo viên nhằm tạo thuận lợi trong công tác
            tư vấn hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số.
   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332