Page 325 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 325

Phương pháp được sử dụng là phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp tổng
            hợp - so sánh nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu về mặt lí luận.
                  Phương pháp điều tra, phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, nhằm làm rõ
            thực trạng việc giáo dục giá trị sống sinh viên hiện nay.

            3.12.4. Kết quả nghiên cứu
                   - Thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên trường Đại Học Tây Nguyên
                  Đề tài đã tiến hành điều tra 560 sinh viên khóa 2017, 40 giảng viên và 20 CB quản
            lý nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên. Đối tượng điều
            tra gồm giảng viên, sinh viên, CB quản lí tại các khoa: Khoa Sư phạm, Khoa KHTN & CN,
            Khoa Ngoại ngữ, Khoa Lý luận chính trị, Khoa Y Dược, Khoa Nông lâm nghiệp, Khoa

            Kinh tế, Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Tây Nguyên.
                -  Biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên trường Đại Học Tây Nguyên
                  Đề tài đã xác định các nguyên tắc để xây dựng các biện pháp; đề xuất 6 biện pháp
            giáo dục giá trị sống cho sinh viên trường đại học tây nguyên và mối quan hệ của các biện
            pháp.
                -  Kết luận
                  Thứ nhất, khẳng định vai trò và ý nghĩa của giáo dục giá trị sống đối với sự phát
            triển nhân cách của thanh thiếu niên và đặc biệt đối với sinh viên.

                  Thứ hai, giáo dục giá trị sống cho sinh viên là một quá trình giáo dục.
                  Thứ ba, thực tiễn giáo dục giá trị sống cho sinh viên hiện nay tại các trường đại học
            cho thấy, giảng viên và sinh viên đều quan tâm đến giáo dục giá trị sống, nhận thức được
            tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống.
                  Thứ tư, các biện pháp đề xuất phù hợp với đặc điểm tâm lý, đặc thù hoạt động học tập
            và rèn luyện nghề cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên.

            3.13. Đề tài: Nghiên cứu xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông người
            dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk. Chủ nhiệm: TS. Vũ Minh Chiến (chưa nghiệm thu)
            3.13.1 Mục tiêu nghiên cứu
                 - Nghiên cứu thực trạng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT người
            DTTS tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay.
                 - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, lựa chọn
            ngành, nghề, bậc học phù hợp cho học sinh THPT người DTTS tỉnh Đắk Lắk.

                 - Đề xuất một số biện pháp đối với công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học
            sinh là người DTTS, góp phần tránh lãng phí trong đào tạo.
            3.13.2 Nội dung nghiên cứu
                 - Nghiên cứu thực trạng xu hướnglựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT người
            DTTS tỉnh Đắk Lắk trong  giai đoạn hiện nay.
                 - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, lựa chọn

            ngành, nghề, bậc học phù hợp cho học sinh THPT người DTTS tỉnh Đắk Lắk.
   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330