Page 321 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 321

của đề tài; Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để xem xét, phân tích tính chất, đặc
            điểm của các phương diện, khía cạnh của vấn đề một cách toàn diện, trên cơ sở đó, tiến
            hành khái quát, đánh giá vấn đề, rút ra các kết luận khoa học; Phương pháp so sánh, đối
            chiếu: Để thấy được sự đổi mới về người kể chuyện và một số thủ pháp nghệ thuật trong

            các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, cũng như trong tiểu thuyết Mạc Ngôn so với tiểu thuyết
            của các nhà văn khác; Phương pháp chuyên gia: Để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên
            gia trong sinh hoạt học thuật giúp đề tài hoàn thiện hơn.
            3.6.4. Kết quả nghiên cứu
                    Vị trí của nhà văn Mạc Ngôn trong nền văn học Trung Quốc đương đại: Khái quát
            về văn học Trung Quốc đương đại; Mạc Ngôn, nhà văn tiên phong trong việc đổi mới văn

            học Trung Quốc đương đại; Từ tình yêu quê hương đến quan niệm về tiểu thuyết; Mạc
            Ngôn, nhà văn “Trở về và vượt qua truyền thống”.
                    Sự cách tân về người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật: Sự cách tân về người kể
            chuyện; Sự kết hợp đa dạng của các kiểu người kể chuyện; Sự phân thân, đa ngã của
            người kể chuyện; Sự cách tân ở một số điểm nhìn của người kể chuyện; Điểm nhìn trẻ
            thơ; Điểm nhìn súc vật.
                    Sự cách tân ở một số thủ pháp nghệ thuật: Nghịch dị; Lạ hóa; Liên văn bản; Nghệ
            thuật miêu tả cảm giác; Ngôn ngữ cuồng hoan.

            3.7. Đề tài: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên chuyên ngành giáo dục
            mầm non ở Trường Đại học Tây Nguyên. Chủ nhiệm đề tài ThS.GVC. Trần Thị Thùy
            Trang
            3.7.1. Mục tiêu nghiên cứu
                      Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh
            viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non ở Trường Đại học Tây Nguyên.

            3.7.2. Nội dung nghiên cứu
            − Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực dạy học tích hợp.
                 − Tìm hiểu thực trạng năng lực dạy học tích hợp của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
            non ở Trường Đại học Tây Nguyên.
                 − Tìm hiểu thực trạng năng lực dạy học tích hợp của sinh viên ngành Giáo dục Mầm
            non ở Trường Đại học Tây Nguyên.
                 − Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi thiết kế và tổ chức thực hiện

            dạy học các chủ đề cho trẻ ở trường mầm non theo hướng tích hợp.
                 − Xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên
            ngành Giáo dục Mầm non ở Trường Đại học Tây Nguyên.
            3.7.3. Kết quả nghiên cứu
                    Trên cơ sở nghiên cứu về lí thuyết dạy học tích hợp và khảo sát thực trạng dạy học
            tích hợp của sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non, đề tài đã xác định được khung

            năng lực dạy học tích hợp; đề xuất được năm biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học tích
   316   317   318   319   320   321   322   323   324   325   326