Page 25 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 25
20
môn Giáo dục tiểu học luôn đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao dưới
sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của các cấp Lãnh đạo cùng sự phối hợp hiệu quả của các Bộ
môn đào tạo và các đơn vị chức năng.
Số CBVC giảng dạy của của Bộ môn tính đến thời điểm 11/2019 là 11 (tính cả 03
CB kiêm nhiệm), trong đó có 01 PGS, 08 ThS, 02 CN.
5.2. Đánh giá kết quả công tác KHCN Và QHQT giai đoạn 2016 – 2020
5.2.1. Kết quả hoạt động Khoa học Công nghệ giai đoạn 2016 – 2020
- Thực hiện đề tài, dự án và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2016 – 2020: thực
hiện và đã nghiệm thu 06 đề tài cấp cơ sở.
- Kinh phí hoạt động: Tổng kinh phí giai đoạn 2016 – 2020 và phân ra theo các
năm, từ nguồn Nhà trường.
- Thông tin khoa học công nghệ
+ Công trình công bố trên các tạp chí (trong nước, quốc tế, Hội nghị, Hội thảo):
44 bài báo khoa học.
+ Sách: 03 sách giáo trình, 05 sách chuyên khảo.
+ Hội nghị, Hội thảo khoa học: 02 bài tham luận hội thảo Khoa học.
5.2.2. Những đóng góp và hạn chế về Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế
a. Những đóng góp:
+ Đóng góp Khoa học Công nghệ
Được sự quan tâm của Lãnh đạo Trường, của Khoa Sư phạm, nên các công trình
nghiên cứu đã có những kết quả nhất định. Là bộ môn có CBVC thuộc nhiều chuyên
ngành, lĩnh vực khác nhau cả tự nhiên và xã hội nên các đề tài nghiên cứu cũng đa dạng
và phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ngành. Một số
đề tài đã thật sự giúp đỡ CB trẻ nâng cao kiến thức, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu,
giảng dạy.
+ Đóng góp Đào tạo
Các đề tài NCKH cũng đã góp phần cung cấp ý tưởng cho các luận văn tốt nghiệp
của sinh viên, học viên cao học.
b. Tồn tại, hạn chế trong hoạt động KHCN và QHQT
Hoạt động KHCN trong những năm qua của Bộ Môn đã đạt được một số thành
tích đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế lớn cần khắc phục
+ Số lượng các công trình NCKH trong CB trẻ và sinh viên còn quá thấp.
+ CB còn nhiều hạn chế về ngoại ngữ nên chưa có các bài báo, bài hội thảo mang
tính quốc tế.
+ Kinh phí dành cho hoạt động KHCN phụ thuộc vào từng năm, có những năm
không có kinh phí hoạt động phần nào cũng ảnh hướng đến tâm lí của CB. Mặt khác do
tính đặc thù của vùng Tây Nguyên nên cơ hội tiếp cận với các nguồn kinh phí khác còn
hạn chế, cơ hội học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và năng lực vẫn còn là một rào
cản lớn.
+ Do phải dành thời gian cho công tác giảng dạy nhiều nên số CB tham gia các
hoạt động Khoa học công nghệ không cao.