Page 35 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 35
30
+ Khen thưởng các cấp: Bộ, Tỉnh, Trường: 02 cá nhân.
+ Khen thưởng từ các cấp Bộ ngành khác.
+ Khen thưởng từ các nguồn khác: 01 cá nhân.
8. Bộ môn Giáo dục Mầm non
8.1. Đặc điểm tình hình chung giai đoạn 2016 – 2020
Ngày 10 tháng 8 năm 2012, bộ môn Giáo dục Mầm non được tách từ Bộ môn
Giáo dục tiểu học – Mầm non theo Quyết định số 1131/QĐ-ĐHTN-TCCB của Hiệu
trưởng Trường Đại học Tây Nguyên. Tuy mới được thành lập nhưng Bộ môn có đội ngũ
giảng viên nhiều kinh nghiệm, đồng thời giữ vị trí quan trọng trong Trường Đại học Tây
Nguyên về lĩnh vực đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học, góp phần phát triển
ngành Giáo dục Mầm non khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện nay, Bộ môn Giáo dục Mầm non được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm
non trình độ đại học từ năm 2009 ở các hệ đào tạo chính quy và hệ vừa làm vừa học.
Ngoài việc đào tạo sinh viên chuyên ngành, CB của Bộ môn còn tham gia giảng dạy các
học phần đại cương cho các ngành khác trong trường.
Tổng số CB của Bộ môn GDMN là 9 người, trong đó có 01 giảng viên đang là
phụ trách chung Trường Mầm non thực hành 11/11. Số giảng viên có trình độ TS là 02,
số giảng viên có trình độ ThS là 4 và 02 giảng viên đang theo học chương trình thạc sĩ.
Bộ môn Giáo dục Mầm non đã xác định được tầm quan trọng của NCKH trong
công tác đào tạo và tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng đào
tạo. Nhưng do đặc thù CB của bộ môn Giáo dục Mầm non được đào tạo từ nhiều chuyên
ngành khác nhau nên cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc hợp tác NCKH.
Đánh giá chung về công tác hoạt động NCKH của Bộ môn như sau:
- Thuận lợi
Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, động viên, khuyến khích thực hiện nhiệm vụ
NCKH. Nhấn mạnh NCKH là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo của Trường. Nhà trường đã tổ chức các lớp tập huấn về
Phương pháp NCKH và công bố quốc tế dành cho CB trẻ thuộc khối Khoa học xã hội,
tập huấn về Sở hữu trí tuệ năm 2020. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho CB chủ
động và mạnh dạn hơn trong hoạt động NCKH. Nhà Trường dành nguồn kinh phí lớn và
có nhiều giải pháp để hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài khoa học các cấp, tổ chức hội thảo
khoa học nhằm đảm bảo chất lượng công trình NCKH và thúc đẩy sự tham gia tích cực
hoạt động NCKH của CB.
Lãnh đạo Khoa Sư phạm luôn quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ NCKH của
đội ngũ CB giảng viên trong khoa. Hằng năm, Khoa đều tổ chức hội thảo, hội nghị khoa
học, có những giải pháp thúc đẩy các bộ môn tiến hành việc sinh hoạt học thuật đối với
các đề tài khoa học và tạo cơ hội, động viên khuyến khích đội ngũ CB, sinh viên trong
Khoa tham gia làm đề tài NCKH các cấp, tham gia viết bài hội thảo khoa học, bài báo
đăng trên các tạp chí trong trường và các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước.
Phần lớn các CB trong Bộ môn Giáo dục Mầm non còn rất trẻ, tràn đầy nhiệt
huyết và tinh thần nghề nghiệp, có khả năng độc lập nghiên cứu và ứng dụng khoa học.
CB giảng viên của Bộ môn tham gia giảng dạy các học phần chuyên ngành giáo dục mầm