Page 36 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 36

31

               non, ngoài ra còn tham gia các học phần đại cương cho các ngành khác trong trường. Bên
               cạnh đó, CB giảng viên trong bộ môn  đã  rất tích cực trong công tác NCKH. Cụ thể là việc
               đăng kí các đề tài cấp Bộ, cấp Cơ sở và tích cực viết bài cho các Hội thảo khoa học của
               Khoa, của Trường, hội thảo chuyên ngành cũng như đăng bài trên các tạp chí chuyên ngành,

               tham gia hướng dẫn đề tài cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên thực hiện chuyên đề, khóa
               luận tốt nghiệp.
                       - Khó khăn
                       Đa số các CB trong Bộ môn đảm nhận số tiết giảng dạy hằng năm khá nhiều (dạy
               trong trường và các cơ sở ngoài trường) nên họ bị áp lực và không có nhiều thời gian để
               đầu tư vào hoạt động NCKH.

                       Mỗi CB trong Bộ môn đều được đào tạo với một chuyên ngành khác nhau. Điều
               đó gây khó khăn rất nhiều trong việc hợp tác NCKH. Mặc khác, chuyên ngành Giáo dục
               Mầm non còn khá non trẻ, các CB phải tự tìm tòi nghiên cứu vì vậy cũng ảnh hưởng
               nhiều đến chất lượng các công trình nghiên cứu.
                        Sinh viên chuyên ngành Giáo dục mầm non còn ngại tham gia hoạt động NCKH.
               8.2. Đánh giá kết quả công tác KHCN VÀ QHQT giai đoạn 2016 – 2020
               8.2.1. Kết quả hoạt động Khoa học Công nghệ giai đoạn 2016 – 2020
                     - Đề tài KHCN cấp Nhà nước, Bộ, Tỉnh và tương đương: 03 đề tài.

                     - Đề tài cấp Cơ sở, Cơ sở trọng điểm của CB và sinh viên thực hiện: 06 đề tài cấp
               cơ sở, trong đó có 03 đề tài của CB và 03 đề tài của SV do CB của Bộ môn hướng dẫn.
                     - Sách, giáo trình: 06 cuốn sách.
                     - Tạp chí, bài báo, hội thảo khoa học: 18 bài báo và bài tham luận hội thảo.
               8.2.2. Tồn tại, hạn chế trong hoạt động KHCN và QHQT
                       Các công trình NCKH của Bộ môn còn ít và chỉ tập trung vào một số giảng viên

               có  nhiều  kinh  nghiệm  trong  NCKH,  các  giảng  viên  trẻ  và  sinh  viên  chuyên  ngành
               GDMN còn chưa mạnh dạn để đề xuất và tham gia thực hiện các công trình NCKH.
               8.3. Phương hướng hoạt động KHCN & QHQT giai đoạn 2021 – 2025
               8.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
                       Định hướng NCKH của Bộ môn trong thời gian tới:
                       - Nghiên cứu về các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Xã hội
               học, Tâm lí – giáo dục, Địa lí, Lịch sử, Nghệ thuật…

                       - Nghiên cứu về định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm
               non: Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp dạy học, các phương pháp dạy học ở
               trường mầm non; Đánh giá về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ tại một số trường
               mầm non trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Đề xuất cách vận dụng các phương pháp dạy học
               theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ ở trường mầm non; một số biện pháp nâng cao
               kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.

                       - Tổ chức Hội thảo khoa học do Bộ môn chủ trì.
                       - Khuyến khích CB giảng viên trong bộ môn đăng kí đề tài và viết bài hội thảo
                   khoa học trong nước và Quốc tế.
                       - Hướng dẫn sinh viên chuyên ngành GDMN làm đề tài khoa học và làm chuyên
                   đề, khóa luận tốt nghiệp.
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41