Page 288 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 288
PHẦN IV
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO TIẾN SĨ, THẠC SĨ
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH
Vấn đề tiếp nhận Franz Kafka ở Việt Nam
TS. Thái Thị Hoài An
1.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Vấn đề tiếp nhận Franz Kafka ở Việt Nam” nghiên cứu quá trình tiếp
nhận sáng tác của Kafka ở Việt Nam với nhiệm vụ cụ thể là hệ thống lịch sử tiếp
nhận sáng tác của Kafka từ góc độ tái tạo lẫn sáng tạo, bao gồm các hoạt động
nghiên cứu - phê bình, sáng tác, dịch thuật và giảng dạy. Cụ thể là:
1.1.Tìm hiểu tiến trình tiếp nhận sáng tác của Kafka trong nghiên cứu - phê
bình văn học Việt Nam để thấy được sự đa dạng trong tiếp nhận nhà văn ở Việt Nam
qua những biến động của thời đại.
1.2. Nghiên cứu sự tiếp nhận ở khâu sáng tạo để khẳng định đóng góp của nhà
văn với nền văn học dân tộc trong thời hiện đại.
1.3. Nghiên cứu việc dịch thuật và giảng dạy Kafka trong nhà trường Việt
Nam nhằm phát hiện những đặc trưng của dịch thuật và giảng dạy Kafka ở Việt Nam.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở của phương pháp luận Mỹ học tiếp nhận
với phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử chức năng. Phương pháp này được
vận dụng để mô tả, phân tích tiến trình lịch sử của quá trình tiếp nhận Kafka qua các
thời kỳ lịch sử khác nhau ở những những phương diện tiếp nhận cơ bản trong văn
học. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng phương pháp xã hội học trong việc xác định
tầm đón nhận, nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ của các kiểu độc giả trong quá trình tiếp
nhận Kafka. Cùng với lý thuyết tiếp nhận, chúng tôi vận dụng những vấn đề của văn
học so sánh nhằm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu của mình.
Từ đặc điểm của đối tượng và mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi sử
dụng một số phương pháp cụ thể như sau:
2.1. Phương pháp thống kê - phân loại: giúp chúng tôi thống kê và phân loại
những phương thức tiếp nhận Kafka qua các giai đoạn lịch sử của những kiểu độc giả
khác nhau.
2.2. Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Hệ thống hóa những đặc trưng và những
kiểu tiếp nhận Kafka ở các kiểu độc giả qua các thời kỳ lịch sử.
2.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh đối chiếu giữa những giai đoạn,
thời kỳ tiếp nhận Kafka làm nổi bật đặc trưng của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Bên